Vitaly Portnikov: Tình huynh đệ và kiếp nô lệ

Tờ báo của Montenegro Pobjeda đã ra thông báo cho các đọc giả về danh sách đen của Nga, trong đó bao gồm cả những người đứng đầu đất nước: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và tất cả các nghị sĩ, những người đã bỏ phiếu ủng hộ Montenegro gia nhập NATO. Ấn phẩm đã xuất hiện sau khi một trong những đại biểu – là chính trị gia có ảnh hưởng Miodrag Vukovic – đã không được phép nhập cảnh vào Nga và bị trục xuất quay về Montenegro. Và người ta đã có hành vi cư xử với ông Vukovich rất công khai thô lỗ, đã chế giễu ông ấy suốt mười tiếng đồng hồ tại sân bay Nga. Chính ông đã mô tả hành vi của lực lượng an ninh Nga là “vô nhân đạo” và không công bằng – bởi vì cùng một lúc, các đại biểu phe đối lập của Montenegro, những người đã có hành động ủng hộ các quan điểm của Nga thì lại được Moscow mở rộng vòng tay với sự ân ái vô cùng.

Mặc dù Moscow đã không bình luận về việc công bố của Montenegro và Moscow cũng sẽ không công bố một “danh sách đen”, thì cũng có rất ít người ở Podgorica nghi ngờ rằng tờ báo đã đăng thông tin thực sự. Khi mà đã trở nên rõ ràng rằng cộng hòa Montenegro thực sự có thể gia nhập khối NATO và Liên bang Nga đang mất dần các cảng tiềm năng cuối cùng của nó ở biển Địa Trung Hải, các cơ quan đặc vụ của Nga, được gọi là “mái đã bay đi”. Những người thực thi pháp luật của Montenegro bị tình nghi là những gián điệp thân Nga và các điệp viên của họ ở trong nước này đã có âm mưu đảo chính và thậm chí có âm mưu ám sát cựu Thủ tướng Milo Đukanović. Việc cấm nhập cảnh vào Nga, so với những hành động này – là trò chơi vô tội.

Với Montenegro thì tất cả những gì xảy ra cũng hoàn toàn tương tự như với đất nước Ukraina. Gần đây thôi đang là một “đất nước anh em ” thì bây giờ đã trở thành đối tượng xâm lược. Ở Montenegro, một cuộc đảo chính với việc bắt giữ các tòa nhà hành chính đã không thực hiện được – nhưng người ta đã sửa soạn nó, bằng cách giống như trên kịch bản đã xảy ra với Crưm, và ngay cả việc lôi cuốn những người quản lý để tham gia vào việc chiếm giữ các vùng đất Ukraina. Nếu cuộc đảo chính Montenegro không thất bại, thì nó có thể cũng hoàn toàn được ví như một cuộc đảo chính ở Crưm của Ukraina – và ở đấy hay ở đây, đều có các thành viên của Quốc hội đã buộc phải bỏ phiếu cho điện Kremlin quyết định quan trọng dưới những họng súng của các đặc nhiệm Nga.

“Lẫn lộn tình anh em và kiếp nô lệ – là một phương pháp ưa thích về chính sách đối ngoại của Nga”

Khi hóa rằng “việc thúc đẩy các lợi ích” với sự can thiệp bị tắc nghẹn, thì bắt đầu một giai đoạn mới của sự “trừng phạt”. Chống lại các chính trị gia Ukraina là chính quyền Nga khởi tố các vụ án hình sự và tố cáo điên rồ giả mạo, chẳng hạn như sự tham gia của ông Arseniy Yatsenyuk trong cuộc chiến Chechnya. Các chính trị gia của Montenegro chưa trở thành mục tiêu cho Ủy ban Điều tra của Liên bang Nga, nhưng họ đã ồ ạt không được phép nhập cảnh vào Nga.

Nhưng những người Ukraina và những người Montenegro thậm chí đều cùng chung bị điện Kremlin giận giữ. Và những người này hay người khác mà ngày hôm qua được Nga gọi là “anh em” gần gũi nhất với nước Nga ở châu Âu. Thì “Anh em” lại đã trở thành kẻ thù đúng tại thời điểm khi dám mâu thuẫn với điện Kremlin, vì đã chọn cho mình một con đường riêng để phát triển.

Lẫn lộn tình anh em và kiếp nô lệ – là một phương pháp ưa thích về chính sách đối ngoại của Nga.

Những quan điểm thể hiện trong hạng mục “Ý kiến”, truyền đạt quan điểm của chính các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của ban biên tập

Nguyễn Vinh (theo ru.krymr.com)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề