Việt nam – Belarus. Ghi chép bên lề, hay Những đồng xu của tôi

Ngày 9/12, Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Grigorievich Lukashenko đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 8-9/12/2015, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang nhằm thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam – Belarus, đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi nước; duy trì trao đổi đoàn cấp cao nhằm củng cố quan hệ chính trị tin cậy giữa lãnh đạo hai nước, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Trong chuyến thăm này, hai bên đã kiểm điểm tình hình hợp tác triển khai những thỏa thuận cấp cao đã đạt được; trao đổi các biện pháp và phương hướng thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu có hiệu lực; tiếp tục phối hợp hành động và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Kết thúc chuyến thăm, hai bên  đã ký Tuyên bố chung về củng cố và phát triển toàn diện quan hệ giữa hai nước.

Nhân sự kiện này chúng tôi xin giới thiệu một bài viết của ông Gleb Shutov – Chuyên viên phân tích cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và chính sách đối ngoại Belarus.

Có một thời tôi đã nghiên cứu môn việt nam học – một môn khoa học không được phổ biến lắm ở nước ta (Belarus).

Nếu ai đó quan tâm tôi sẽ gửi cho mấy cái link những công trình của tôi trong tuyển tập “Những nghiên cứu về Việt nam” của Viện Viễn Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga (VHLKHN), các tuyển tập của Viện Phương Đông VHLKHN, các khảo cứu được xuất bản ở Matxcova và nửa tá các bài báo viết bằng tiếng Việt cho các Nhà xuất bản Chính trị Xã hội ở Việt nam, một trong những bài báo mới nhất viết về sự thích nghi của Luật lao động Việt nam với các chuẩn mực của Hiệp định TPP.

Tôi cũng hiểu là không khí trong nhóm này không cho phép đổ cả đống dữ liệu và số liệu lên đầu độc giả. Cáimà họ cần là sự trao đổi gần gũi với chủ đề, thậm chí là kiểu như tâm sự ấy. Chính vì thế tôi quyết định đợi cho đến khi mọi người đã nói hết ý mình về chuyến đi của Tổng thống Belarus đến Việt nam rồi mới góp thêm mấy xu lẻ, hay theo tiếng Việt là thêm năm hào.

Nhn xét th nht — kinh tế: Mục đích kinh tế trong chuyến thăm Việt nam và Tuocmenistan của Tổng thống rất rõ ràng, chỉ cần nhìn vào kết quả chuyến đi – những thỏa thuận để thiết lập hợp tác kinh doanh và các hợp đồng cung cấp sản phẩm của Belarus.

Vấn đề là ở chỗ liệu có thể với tới được mức xà 700 triệu USD trong quan hệ thương mại với Việt nam được không nếu như chúng ta vẫn chỉ cung cấp theo cái danh mục hàng hóa quen thuộc: sản phẩm sữa, chế tạo máy, săm lốp và phân kali. Rõ ràng là thị trường Việt nam và ASEAN rất quan trọng đối với chúng ta, ví dụ như trong việc cung cấp phân kali. Không còn bí mật gì nữa việc Trung quốc và Kazastan đã triển khai dự án sản xuất phân kali ở lãnh thổ Kazastan. Dự án của Trung quốc và Kazastan này sẽ cho phép Trung quốc độ mươi năm nữa không cần nhập khẩu phân kali nữa. Và đương nhiên sẽ không mua phân kali của Belarus nữa.

Vì thế thị trường Việt nam sẽ là một bảo lãnh dự phòng tốt.

Cung cấp sản phẩm sữa cũng sẽ thành công. Ở Việt nam tính từ 1990 đến 2010 tiêu thụ sản phẩm sữa đã tăng lên gần gấp 30 lần và vẫn còn tăng nữa. Nhưng tại thị trường này hiện đã có nhiều công ty châu Âu đang hoạt động mạnh, và cả của Niu Ze-lan, Mỹ và Úc nữa. Nhân tiện nói luôn: tối mới vào xem một trang mạng Việt nam, nơi công bố thông tin về xuất nhập khẩu từng mặt hàng phân loại theo từng nước cập nhật đến tháng 10 năm nay. Thế mà không tìm thấy tên Belarus trong số những nước xuất khẩu sản phẩm sữa sang Việt nam.

Hoặc là các nhà thông kê Việt nam quên mất nước ta rồi, hoặc là chúng ta xuất khẩu sản phẩm sữa sang Việt nam còn ít hơn cả Ba lan (Ba lan có tên trong danh sách). Nếu ai quan tâm hay nghi ngờ gì thì tôi có thể gửi link của trang đó hoặc bản mềm dạng.xls cho. Ối trời, đã bảo không có số liệu số liếc gì cả, thế mà rồi có được đâu. Cung cấp hàng hóa chế tạo máy cũng tốt thôi. Nhưng thị trường đang bão hòa dần và những xe tải BelAZ hay xe buýt MAZ có phải năm nào cũng cần và cần số lượng nhiều đâu. Máy móc của ta thì tốt, chả hay hỏng hóc gì cả, kể cả với thời tiết ở Việt nam. Hơn thế nữa các nhà công nghệ MTZ cuối cùng cũng đã biết được rồi là phải cung cấp cho Việt nam các máy kéo được cải tiến cho phù hợp với điều kiện thời tiết ở đây.

Nói chung là nếu nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu của ta sang Việt nam, theo quan điểm của người amateur như tôi, thì kim ngạch xuất khẩu như thế khó có thể tăng thêm được nữa. Còn nếu tính thêm các thứ “thích hợp” thì ta sẽ phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ngay như với Niu Ze-lan thì, sau khi Trung quốc giảm tiêu thụ sữa, Việt nam cũng là thị trường quan trọng của họ.

Vy Belarus đ đm bo xut khu sang Vit nam các nước ĐNÁ vi kim ngch ngày càng tăng? Theo thin ý ca tôi thì đ làm được điu đó cn phi thay đi cách tư duy t “Chúng ta mun bán cái gì” sang «Người tiêu th nước ngoài cn gì”.

Ví dụ: Chúng ta biết là Việt nam đã trở thành thành viên của Hiệp định TPP, có thể xem cả bản tiếng Anh của Hiệp định đó. Chúng ta cũng biết những người sản xuất ở Việt nam đang lo lắng về điều gì và cả làm sao để “chui” được vào một trong những mắt xích sản xuất- tiêu thụ trong khuôn khổ TPP.

Ở đây có rất nhiều chuyên gia về Việt nam, hóa ra là như vậy, nên tôi sẽ không nói về vấn đề này nữa. Những người không thuộc chuyên môn này thì sẽ chẳng quan tâm, còn các chuyên gia Việt nam học thì họ đã biết nhiều gấp mấy lần tôi nữa rồi. Tóm lại nếu các chuyên gia Việt nam và Belarus cùng cố gắng thì con số 700 triệu USD hay thậm chí gấp đôi thế – cũng không phải là viễn tưởng lắm.

Hơn nữa hai nước chúng ta lại có nhiều điểm chung.

Nhn xét th hai — lch sử: Việt nam luôn gợi chúng ta nhớ tới chiến tranh. Những người thế hệ cũ thì hẳn còn nhớ nhũng ngày đứng ở sân trường cùng hô “Không được đụng đến Việt nam”, những người trung niên thì nhớ đến bộ phim “Apocalypse Now” của F. Coppola và những cuốn băng video lậu của người hùng Rambo về những cuộc phiêu lưu của Stallone ở Đông dương. Còn các công dân trẻ tuổi thì lại nhớ đến videogame nổi tiếng «Battlefield: Vietnam». Đúng, Liên xô đã giúp đỡ Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Và chính người Việt nam cũng đã giúp đỡ Liên xô trong chiến tranh.

Ngày đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử một số thanh niên Việt nam sang Liên xô du học. Chiến tranh nổ ra và họ đã tình nguyện đăng lính và tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Matxcova chống lại phát xít Đức. Nhiều người trong số những chàng thanh niên Việt nam bảo vệ Matscova đã ngã xuống. Chính vì thế mà tôi rất đau lòng và bị sốc khi phóng viên hãng tin RIA “Novosti” đã gọi Việt nam là “Ukraina kiểu Trung quốc”. Chính bằng mạng sống của chàng thanh niên Việt nam hy sinh ở chiến hào ở Matscova để giữ hòa bình cho bầu trời của chàng phóng viên thủ đô Kosyrev.

Chủ đề Chiến tranh Vệ quốc còn tiếp nữa.

Chuyển biến quan trọng nhất trong cuộc Khánh chiến chống Pháp và thất bại to lớn đầu tiên của chủ nghĩa thực dân là trận Điện Biên Phủ.

Nghe nói một vị tướng Pháp, khi nhận thất bại, đã cay đắng thốt lên rằng lẽ ra tập đoàn cứ điểm đó có thể giữ vững được nếu như có vài chục nghìn lính SS Đức. Nhưng như lịch sử sau này đã ghi nhận, dù không đến hàng chục nghìn người nhưng trong số quân của tập đoàn cứ điểm đó của Pháp có cả quân SS. Số là sau Chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều sĩ quan và binh lính của quân đội phát xít Đức đã đăng lính, trong đó có một số đi lính lê dương. Có thông tin, chẳng hạn là Tiểu đoàn lính dù lê dương số 1, nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngay từ ngày đầu tiên, bao gồm hầu như toàn bộ là lính SS. Thế nhưng, nghe nói vậy, khi quân đội Việt nam bắt đầu nã “Ca chiu xa” vào đồn Pháp thì chính những tên SS và lính quân đội Đức lại hoảng loạn trước tiên vì nhớ đến trận mưa đạn ở Stalingrat. Không thể phủ nhận là người Việt nam vẫn còn nhớ đến thời kỳ chiến tranh. Bằng chứng là bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở Tp Hồ Chí Minh lúc nào cũng đông người.

Và tất nhiên là cho đến giờ nhiều người Việt nam vẫn còn nhớ đến sự giúp đỡ của Liên xô, tức Liên bang Xô viết.

Tôi nhớ lại có chuyện thế này. Hồi hè năm 2011, đội tuyển (VoVina) của chúng tôi sau khi tham gia Giải vô địch thế giới lên đường về nước, về Belarus. Đội có ít người nên chúng tôi quyết đi xe taxi ra sân bay. Người lái xe, một người Việt nam trung niên, nghe chúng tôi nói chuyện đã bắt chuyện và hỏi chúng tôi từ đâu tới, rồi suốt đường đi ông ta hát các bài hát Liên xô. Rồi cuối cùng cứ nhất định không chịu lấy tiền xe. Rất khó khăn chúng tôi mới đưa được tiền xe và tiền boa cho ông ta.

Nhưng cũng đừng nghĩ rằng người Việt nam cũng có ý bài Mỹ thô thiển. Người Việt nam rất biết chiến đấu – không phải dân tộc nào cũng có thể tự hào là đánh thắng cả Nhật, Pháp, Mỹ và Trung quốc, mà chỉ trong vòng có ba mươi năm.

Những người Việt nam cũng biết cả tha thứ cho kẻ thù hôm qua của mình. Ngược với những suy nghĩ của chúng ta, người Việt nam đối xử với Pháp và Mỹ bây giờ rất tốt, chỉ cần nhìn qua các cuộc thăm dò dư luận hay nói chuyện trực tiếp với người dân.

Quan hệ với người láng giềng phương Bắc thì có xấu hơn, cũng có lý do của nó: 9 cuộc chiến tranh giữ nước chống Trung quốc; sự ủng hộ chế độ diệt chủng “Khơ me đỏ” (Pôn-pt không h danh là đã hc Sorbon và được gp Jean-Paul Sartre trc tiếp, đã làm mt phép tính”thiên tài” là đ mt người khơ-me sng hnh phúc cn phi tiêu dit đúng 30 người Vit nam. Nhưng kế hoch ca hn đã không thc hin được và quân đi Vit nam đã vào giải phóng Nông-pênh, ti đó nhng người khơ-me còn sng xót sau cuc th nghim ca Pôn-pt đã mang hoa ra chào đón và gi nhng người chiến sĩ gii phóng Vit nam là “quân Tri giúp” dduowwjc chính Đc Pht c xung đ cu h); ý định “cho Việt nam một bài học năm 1979 không thành (trong khi quân đội Việt nam đang phải đánh nhau ở Cam pu chia thì quân xâm lược Trung quốc đã vấp phải sự chống trả của dân quân tự vệ, 100 ngàn nữ dân quân, người già, thiếu niên đã dũng cảm chặn và phá tan 250 ngàn quân xâm lược trung quốc); tranh giành biển đảo ở Biến Đông…

Nhn xét th ba — hình nh: Đúng, hình ảnh của Belarus ở Việt nam rất là đẹp, mà lại không liên quan gì đến chiến tranh.

Ngay từ ngày xưa Bác Hồ kính yêu đã đến thăm nước CHXHCN Belorutxia và đã rất khâm phục sự hồi sinh mạnh mẽ của nhà nước non trẻ này sau những tàn phá thảm khốc mà chiến tranh để lại.

Những cũng đừng cho rằng hình ảnh của chúng ta không có gì phải lo lắng. Đúng là hiện nay, không như ở Nga, chúng ta không có cảnh nhốt người Việt nam vào các lều trại trại chăng dây, cũng như không để cho cô công nhân Việt nam bị chết cóng vì chạy trốn công an như cô Thái Thị Trinh hôm 18/12/2014.

Tuy nhiên cũng có mt s nguy cơ làm xu hình nh chúng ta. Chc ai cũng nh v đình công ca công nhân Trung quc Dobrushe. Nếu như v vic vi công nhân Trung quc đã được công lun chú ý thì có v vic vi công nhân Vit nam Belarus li không được chú ý.

Năm ngoái, có người bạn Việt nam có cho tôi xem một đường link của báo “Lao động” có đăng trường hợp như sau:

Gần 100 người công nhân Việt nam được một công ty của Việt nam tổ chức cho đi lao động ở Belarus. Rồi không trả lương, họ bị bỏ đói, và như họ kể lại sau khi đã về Việt nam, là họ phải nhặt thức ăn thừa ở các nhà hàng và chợ để qua ngày. Chuyện có thật hay không, tôi không dám chắc. Ai muốn xem thì tôi sẽ gửi link cho, nhưng là bài bằng tiếng Việt. Lạ là ở chỗ chuyện như thế nhưng ở trong nước ta không thấy có phản ứng gì. Lẽ ra, nếu như chứng minh được đó là lỗi của công ty Việt nam thì phải phạt công ty đó và xin lỗi những người bị nạn. Còn nếu như thông tin đó không có thực thì phải bác bỏ đi chứ.

Im lặng trong trường hợp này không phải là cách hay cho hình ảnh của đất nước. Chuyện thì xảy ra trên đất nước chúng ta, và cái công ty kia, dù là công ty nước ngoài đi nữa, và dù là họ lừa đảo người dân của nước họ đi nữa, thì nó cũng đã làm lu mờ hình ảnh của đất nước chúng ta rồi.

Nhn xét th tư — ngôn ng hc: Cuộc tranh luận bất tận về “Belarus” hay “Belarutsia” ai cũng biết và chán ngấy hết cả rồi. Mỗi dân tộc đều gọi các địa danh đất nước hay thành phố theo cách thuận tiện nhất cho mình. Chúng ta vẫn thường gọi Lep-sich thay cho Laipsich hay “Luân đôn” thay cho Lơn đơn đấy thôi.

Vậy ở Việt nam người ta gọi tên nước ta thế nào nhỉ?

Xin nói trước là ở đây tôi sẽ làm bạn đọc ngán ngẩm với cái đề tài yêu thích của tôi là tiếng Việt, sẽ có nhiều chữ cái la tinh với các dấu “móc lên ngoắc xuống”, thế nên nếu ai không thích đọc cái “khoe chữ” này của tôi thì có thể không cần đọc tiếp nữa, hoặc là đọc lại ba nhận xét trước, hoặc là tiếp tục đọc các thiển ý khác, mà theo thiển ý của tôi, có rất nhiều trong “Nhóm thiển ý” này.

Xin tiếp tục. Họ gọi nước ta như thế nào nhỉ? Tôi sẽ không sa đà vào những tình tiết cảu lý thuyết phiên dịch, cũng sẽ chẳng nói gì về phiên âm hay phiên mã nữa. Chỉ cần lướt qua những gì trên phương tiện thông tin đại chúng Việt nam, đọc qua những thông tin về chuyến thăm của Tổng thống ở Việt nam.

Tôi xem rồi, ở tất cả mọi nơi họ đều gọi chúng ta là Belarus.

Ở đây cần nói thêm là trong tiếng Việt, theo như tôi nhận thấy, không có từ nào dài. Hầu hết các từ đều chỉ có một hoặc hai âm tiết. Người Việt không thích những từ dài và họ thường gọi tắt theo sự thích nghi của mình.

Đôi khi h còn gi nước ta là Bê-la-rút, hoc thnh thong lm thì gi nước ta là “Bch Nga” theo kiu tiếng Hán nôm c, nhưng gi trnh trng thế rt hãn hu

Nhân đây cũng nói thêm, chính chúng ta cũng viết chữ Việt nam theo nhiều cách. Tôi còn giữ cuốn sách xuất bản năm 1949, nhan đề là “Sự thật về Việt-Nam”, nhưng rồi sau này chúng ta hay nói, và nhất là viết liền luôn, kể cả văn nói hay văn viết đều ghi Việt Nam là Vietnam. Nói chung, việc ở Việt nam người ta gọi chúng ta như thế, làm cho tôi có cảm giác là họ để tên gọi “bất tiện” như thế là vì họ chưa nhắc đến, kể cả viết và nói, nước ta nhiều lắm. Thế nên chẳng cần phải chuyển âm phiên mã tên gọi của nước ta cho phù hợp với đại đa số người nghe và bạn đọc, chỉ cần copy lại Belarus là được.

Khi tôi nói chuyện với những người Việt nam sống ở nước ta, tôi nghe thấy họ gọi nước ta đơn giản là “Bê”. Họ quen nói thế, nói thế tiện hơn là “Belarus” hay “Cộng hòa Belarus”.

Xin thú nhận là tôi không ghi nhớ được là họ nói chữ “Bê” đó với dấu nào. Tiếng Việt là tiếng có dấu âm thanh, có đến 6 dấu âm nếu nói giọng Hà nội hoặc là năm dấu âm nếu nói giọng miền Nam, giọng Sài gòn. Mà với mỗi dấu âm thì mỗi từ lại có thể có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Cái chữ “Bê” tôi nói trên kia nếu thêm dấu sắc thành “Bé” – có nghĩa là nhỏ xíu. Có lẽ thế thật, nước ta thì nhỏ xíu mà lại, nhưng lại đặt ra những mục tiêu to lớn.

Nhưng ai mà biết được. Nếu như thực hiện được vài mục tiêu trong khuôn khổ hợp tác Việt nam – Belarus thì rồi người Việt nam sẽ nghĩ ra tên mới, thuận tiện hơn để gọi nước ta.

15 tháng 12 năm 2015
Người dịch ĐÀO NGỌC TRUNG

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề