Vì sao tương lai của Estonia lại quan trọng đối với nước Mỹ

Gần đây, tôi có đứng tại đường biên giới giữa Nga và Estonia. Trời đông lạnh và tuyết rơi nhẹ. Nhìn về phía nam dọc theo sông Narva, tôi có thể nhìn thấy thành phố Navra của Estonia ở bên phải và thành phố Ivangorod của Nga ở bên trái.

Tôi đang đứng trên đường biên của Tự do. Con sông này, có lẽ rộng khoảng 100 thước Anh, là đường phân chia giữa một châu Âu tự do dân chủ và nước Nga độc tài bị áp bức. Hai lâu đài lịch sử ở mỗi bên như một lời nhắc nhở ảm đạm của việc khu vực này đã bị tranh giành hàng thế kỷ.

Tòa thị chính Navra, bao quanh bởi các khối căn hộ từ thời Liên Xô, là một trong số ít các tòa nhà đã được khôi phục lại sau chiến tranh thế giới II. (Hannu, Public Domain)

Tòa thị chính Navra, bao quanh bởi các khối căn hộ từ thời Liên Xô, là một trong số ít các tòa nhà đã được khôi phục lại sau chiến tranh thế giới II. (Hannu, Public Domain)

Trong nhiều năm, thậm chí trước cuộc xâm lược của Nga tại Ukraina vào đầu năm 2014, Quỹ Di sản đã tập trung vào tầm quan trọng của an ninh ở Bắc Âu và Baltic. Đây là lý do vì sao tôi chọn thăm Phần Lan và Estonia vào cuối tháng 3 để tham dự một loạt các cuộc họp cấp cao về các vấn đề như an ninh khu vực và tương lai của NATO.

Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài đấu tranh cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Baltic, từ thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh những năm 1920. Ngày nay, lợi ích của Mỹ trong khu vực Baltic xuất phát chủ yếu từ các nghĩa vụ hiệp ước của nó như một phần của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Những nghĩa vụ này có nghĩa là chúng ta cần phải bảo vệ một thành phố như Narva như một lợi ích sống còn của Hoa Kỳ.

Mặc dù có diện tích và dân số nhỏ bé, Estonia có uy tín vượt trội trong NATO và là một ví dụ cho cả liên minh noi theo. Estonia là một trong năm quốc gia (trong số 28) chi 2 phần trăm GDP cho quốc phòng theo yêu cầu của NATO.

Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama duyệt đội danh dự trong một buổi lễ đến trước cuộc họp tại Cung điện Kadriorg tại Tallinn, Estonia, ngày 03 tháng 9, năm 2014. Ông Obama đến Estonia trên chiếc Không lực số Một để gặp các lãnh đạo Baltic và tái khẳng định cam kết của Washington về an ninh với các thành viên thuộc Liên Xô cũ NATO. (Saul Loeb / AFP / Getty Images)

Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama duyệt đội danh dự trong một buổi lễ đến trước cuộc họp tại Cung điện Kadriorg tại Tallinn, Estonia, ngày 03 tháng 9, năm 2014. Ông Obama đến Estonia trên chiếc Không lực số Một để gặp các lãnh đạo Baltic và tái khẳng định cam kết của Washington về an ninh với các thành viên thuộc Liên Xô cũ NATO. (Saul Loeb / AFP / Getty Images)

Trong khi nhiều nước châu Âu gửi binh lính của họ đến những nơi an toàn ở Afghanistan, Estonia triển khai quân của họ tới tỉnh Helmand – một trong những khu vực nguy hiểm nhất.

Sau cuộc tấn công mạng của Nga năm 2007, Estonia đã làm dấy lên cuộc tranh luận trong NATO về tầm quan trọng của an ninh mạng và hiện này là nơi đặt trụ sở của Trung tâm hợp tác mạng quốc phòng của NATO.

Estonia cũng đứng thứ hai trong khu vực châu Âu và thứ 9 trên thế giới về chỉ số Tự do Kinh tế năm 2016, do Quỹ Di sản và Tạp chí phố Wall công bố.

Tại sao Estonia làm tất cả những điều này? Trong chuyến thăm, tôi biết được rằng đó là vì Estonia muốn được xem như là một đất nước đóng góp thực sự cho NATO chứ không phải là chỉ hưởng lợi. Như vậy, trong trường hợp Estonia cần đến NATO cho vấn đề quốc phòng của họ, Liên minh sẽ có mặt mà không cần chất vấn.

Vì sao Estonia quan trọng đối với Hoa Kỳ? Việc bảo vệ Estonia không phải chỉ là bảo vệ một phần lãnh thổ ở những nơi xa xôi mà hầu hết người Mỹ chưa bao giờ nghe nói đến, như Narva. Đó là để bảo vệ những giá trị và lý tưởng chung mà chúng ta chia sẻ với nhiều đối tác châu Âu.

Tòa nhà chính phủ Estonia được chiếu sáng với những màu sắc của quốc kỳ Pháp ở Tallinn, ngày 14 tháng 11 năm 2015, một ngày sau các cuộc tấn công liều chết ở Paris. (Raigo Pajula / AFP / Getty Images)

Tòa nhà chính phủ Estonia được chiếu sáng với những màu sắc của quốc kỳ Pháp ở Tallinn, ngày 14 tháng 11 năm 2015, một ngày sau các cuộc tấn công liều chết ở Paris. (Raigo Pajula / AFP / Getty Images)

Những giá trị và ý tưởng này đang ngày càng bị đe doạ bởi các nước như nước Nga và các nhóm khủng bố như ISIS. Đối với NATO, tấn công vào một đồng minh là tấn công vào tất cả. Vì vậy, khi người ta nói rằng “Estonia là nơi tiếp theo” cho sự xâm lăng của Nga hay của sự tàn bạo của ISIS, điều họ thực sự nói chính là “tiếp theo là nước Mỹ.”

Mỹ có một số đồng minh thân cận nhất (Vương quốc Anh) và lâu đời nhất (Pháp) ở châu Âu. Mỹ chia sẻ cam kết mạnh mẽ với nguyên tắc thượng tôn pháp luật, quyền con người, thị trường tự do và dân chủ với nhiều nước trên khắp châu Âu.

Rất nhiều trong số những ý tưởng này, những nền tảng xây dựng nên nước Mỹ, đã được hàng triệu người nhập cư từ châu Âu từ thế kỷ 17, 18 và 19 đề ra. NATO là người bảo vệ lớn nhất cho những ý tưởng và niềm tin này, và Hoa Kỳ là cường quốc quân sự mạnh nhất trong NATO.

“Việc bảo vệ các nước như Estonia và ngăn chặn sự xâm lăng của Nga sẽ dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn nhiều so với việc giải phóng họ.”

Chính quyền Obama đã thực hiện một số bước đi trong nhiều năm qua khiến rất nhiều đồng minh của chúng ta ở châu Âu nghi ngờ về cam kết của nước Mỹ đối với NATO. Những ví dụ như “thiết lập lại quan hệ” với nước Nga năm 2009 và điều chuyển 10.000 lính Mỹ, bao gồm hai lữ đoàn thiết giáp, ra khỏi châu Âu vào năm 2013.

Kể từ khi Nga xâm lược và thôn tính nhiều phần lãnh thổ Ukraina, chính quyền đã thực hiện một số bước tốt để trấn an các đồng minh của chúng ta trong NATO, nhưng những việc đã làm lại quá ít và quá muộn. Như Quỹ di sản mới đây đã lập luận, rất có thể đã làm được nhiều việc hơn.

Thành phố cổ Tallinn, được coi là di sản Thế giới của UNESCO, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Estonia, ngày 10 tháng Năm, 2007. (Dimitar Dilkoff / AFP / Getty Images)

Thành phố cổ Tallinn, được coi là di sản Thế giới của UNESCO, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Estonia, ngày 10 tháng Năm, 2007. (Dimitar Dilkoff / AFP / Getty Images)

Nước Mỹ được hưởng rất nhiều lợi ích từ sự ổn định và an ninh mà NATO mang đến cho châu Âu. Hiện nay không phải lúc quay lưng lại với đồng minh thân cận nhất của chúng ta.

Một điều chắc chắn là: Việc bảo vệ các nước như Estonia và ngăn chặn sự xâm lăng của Nga sẽ dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn nhiều so với việc giải phóng họ.

Đã đến lúc bộ phận lãnh đạo của Mỹ trở lại với châu Âu, mang đến một cam kết thực sự, hỗ trợ bằng hành động chứ không phải chỉ là lời nói, để thực hiện tốt những nghĩa vụ với NATO của chúng ta. Đây là điều tốt nhất cho an ninh của nước Mỹ.

Quan điểm thể hiện trong bài là của riêng tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

Theo vietdaikynguyen


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề