Vì sao Mỹ không hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine?

Trong những ngày vừa qua phương tiện truyền thông liên tục đăng tải tin tức về việc Mỹ sẽ xem xét hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine. Cựu tám quan chức Mỹ và những nhà phân tích đã gửi thư đến Nhà trắng đề nghị hỗ trợ vũ khí  sát thương giúp Ukraine phòng thủ tốt hơn trước những cuộc tấn công từ ly khai và đằng sau nó là quân đội Nga. Tuy nhiên ngày hôm nay Nhà trắng tuyên bố “sẽ không hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine”.

Tại sao Mỹ không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine và Ukraine có thể chống lại cuộc chiến tranh do ly khai phát động với sự hỗ trợ của Nga không? Các nhà phân tích dự đoán qua mùa xuân khi thời tiết ấm áp, khô ráo cộng với tuyên bố của thủ lĩnh ly khai Zakharchenko sẽ tuyển thêm 100 nghìn binh sĩ nam trong 11 ngày để chống lại lực lượng vũ trang Ukraine. Nếu điều này là sự thật thì đây chỉ là sự nghi binh dọn dẹp mặt bằng cho quân đội Nga tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Chắc chắn lực lượng vũ trang Ukraine sẽ khó chống trả và có thể sẽ không giống như lời tuyên bố của lãnh đạo ly khai “sẽ lấy tất cả khu vực của Donetsk và Luhansk” mà họ sẽ chiếm thêm nhiều khu vực và nhiều tỉnh khác.

Tổng thống Putin đã khởi động cuộc chiến tranh chống lại Ukraine, hiện tại Mỹ và EU đang tính toán phân tích để đáp ứng cuộc chiến này. Các nước châu Âu cũng đang tính toán về lợi ích kinh tế khi hàng loạt nước có làm ăn thương mại với Nga đã phản đối lệnh trừng phạt mới mà tiêu biểu đó là Hy Lạp. Những nước khác như Bungari, Hungari, Serbia, Áo đều muốn nới lỏng lệnh trừng phạt và hòa giải với Nga. Tuyên bố mới đây nhất của bà Merkel sẽ không ủng hộ vũ khí cho Ukraine vì đó là biện pháp không tối ưu. Trước tình hình này nhiều người nghĩ rằng Ukraine đang đơn độc trong cuộc chiến chống xâm lược từ người hàng xóm khổng lồ, có sức mạnh quân sự thứ hai thế giới.

Tuy nhiên mọi việc không hoàn toàn như vậy. Nato tuyên bố “Phương Tây phải sẵn sàng cho bế tắc lâu dài với Nga”. Ngay sau khi Hy Lạp muốn cải thiện quan hệ với Nga và phản đối lệnh trừng phạt mới bà Merkel người có tiếng nói quan trọng nhất EU tuyên bố “sẽ không xóa nợ cho Hy Lạp”, “Hy Lạp tùy ý lựa chọn EU hoặc ra đi”. Chủ tịch nghị viện châu Âu Martin Schulz tuyên bố “Hy Lạp không nên làm suy yếu chính sách của EU đối với Nga trong thời điểm EU đang tìm tiếng nói chung cho nền kinh tế”. Ngay sau đó Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Ông Nikos Kotzias đã phải xua tan ý kiến cho rằng “Athens sẽ đứng về phía nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine và phản đối mở rộng lệnh trừng phạt”. Nga đã đưa ra củ cà rốt đối với Hy Lạp là sẽ hỗ trợ tài chính cho chính phủ mới, nhưng dưới sức ép của EU và sự thiệt hơn Hy Lạp buộc phải từ chối sự hỗ trợ từ Nga.

Tuy nhiên việc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine có thể sẽ gây tác dụng ngược: Nó có nguy cơ gây nhầm lẫn cho đất nước khi đang muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, khi đó bằng bộ máy tuyên truyền khổng lồ của mình Nga sẽ đưa ra lý do: Mỹ muốn dùng Ukraine để chống lại Nga bằng đối đầu quân sự. Đây là lý do rất hợp lý để Nga mở rộng chiến tranh, thậm chí công khai chiến tranh xâm lược Ukraine.

Những điểm tương đồng thường được liên tưởng tới cuộc chiến tranh ở Bosnia, nơi mà chương trình vũ khí và đào tạo Mỹ đã phản tác dụng khi biến hòa bình thành chiến tranh và kết quả là: Serbia là một đồng minh của Putin.

Điểm mấu chốt vẫn là Mỹ và đồng minh không phải sẵn sàng đương đầu về quân sự với Nga qua Ukraine và điều quan trọng lớn nhất là lợi ích của Ukraine không được xây dựng bằng biện pháp leo thang xung đột vì kiểu gì cuộc chiến cũng phải kết thúc. Hơn nữa trong thời gian Mỹ chuyển giao các loại vũ khí và đào tạo cho quân đội Ukarine ông Putin sẽ lấy lại những lãnh thổ muốn chiếm giữ. Lý do binh lính Ukraine phải có thời gian làm quen với vũ khí Mỹ, sử dụng tăng phải 2-3 tháng, máy bay 6 tháng…Lãnh đạo Ukraine sẽ tính toán và sớm hiểu được điều này.

Trong khi các biện pháp trừng phạt một tháng nữa sẽ hết hạn, EU đang tìm kiếm thêm các biện pháp để ngăn chặn Tổng thống Putin thì Ukriane trở thành chiến trường khủng khiếp. Đây là lý do tại sao một nhóm các cựu quan chức an ninh Mỹ kêu gọi một chương trình 3 tỷ USD để cung cấp cho Ukraine bao gồm máy bay Mỹ, vũ khí chống tăng và vũ khí phòng thủ gây chết người. Mục tiêu chính không phải để đánh bại người Nga mà để ngăn chặn Putin tiếp tục leo thang xung đột. Cũng theo lý giải của họ co dù khiêu khích hay không khiêu khích thì hiện nay Putin đang hỗ trợ cho ly khai bằng vũ khí hiện đại nhất của Nga và binh lính tinh nhuệ nên Mỹ can thiệp hay không can thiệp Putin vẫn hỗ trợ ly khai.

Ukraine cũng đã mua vũ khí từ các nước khác trong khu vực, nhưng nếu bất cứ điều gì gây kích động nhân dân Nga dẫn đến phải chấp nhận một cuộc chiến tranh công khai với người cùng dòng Slav. Người Nga sẽ nghĩ rằng đây là cuộc chiến với Nato chứ không phải với Ukraine và Nato tin rằng truyền thông Nga sẽ bẻ cong về sự đe dọa và hủy diệt nước Nga. Mỹ cung cấp vũ khí phòng thủ sẽ tạo ra sự khác biệt trên chiến trường và nó vô hại đối với suy nghĩ của người Nga. Những loại vũ khí phi sát thương như rada định vị pháo binh để xác định tọa độ khai hỏa của kẻ thù sau đó tấn công vẫn làm thiệt hại cho khí tài Nga và làm lính Nga thiệt mạng. Người Nga sẽ cảm nhận được họ là người tấn công và phải chịu hậu quả, thậm chí truyền thông Nga tuyên truyền cũng vô hiệu.

Nếu mục đích viện trợ quân sự không dùng để đánh bại Nga và người ủy nhiệm của họ nhưng để gây áp lực đối với Putin sau đó sẽ là những cuộc đàm phán chính đáng sẽ nên làm. Còn nếu hỗ trợ vũ khí để Nga có cớ tạo nên cuộc chiến công khai và quy mô đối với Ukraine chắc chắn Ukraine sẽ khó giữ khi không quân, lục quân, hải quân của Nga kết hợp tấn công. Khi đó Nga sẽ sử dụng những loại máy bay ném bom, tiêm kích, tấn công tên lửa, vũ khí nhiệt áp… Putin chắc chắn sẽ dùng mọi sức mạnh hỏa lực để tiêu diệt Ukraine. Vì đây không phải là cuộc chiến trên đất nước của ông ta và chiến thuật của Nga  áp dụng là sự áp đảo về nhân sự, hỏa lực. Sau khi giải phóng Chesnya đất nước này cơ sở hạ tầng gần như bị xóa sổ. Hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Chúng ta cũng nên nhớ Ukraine là nước sản xuất, xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư thế giới và những loại vũ khí được mua từ các nước thuộc khối Vacsava cũ sẽ tốt hơn vì binh lính Ukraine sẽ không mất thời gian trong việc làm quen và sử dụng, cơ sở hạ tầng kết nối về công nghệ, truyền thông, điều khiển đều như nhau. Thời gian là không nhiều, nếu tiểu đoàn nào, đơn vị nào cũng phải học cách sử dụng vũ khí Mỹ chiến trường sẽ bỏ ngỏ.

Dương Chuyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề