Vì sao Hungary giúp Nga, quay lưng với EU?
Phương Tây đang cố vô hiệu hóa “vũ khí năng lượng” của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, thành viên quan trọng Hungary lại biến thành trở ngại lớn với những động thái thân Nga.Theo Foreign Policy (Tạp chí Chính sách đối ngoại) của Mỹ, trong thời gian gần đây, Hungary, một đồng minh quan trọng của NATO, đang ngày càng có mối quan hệ mật thiết với Nga như kí những hợp đồng khổng lồ với Moscow và chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, bắt tay với Nga về vấn đề năng lượng.Động thái trên của Hungary khiến cho Mỹ và châu Âu hết sức lo ngại.

Hồi tuần trước, quốc hội Hungary đã thông qua một đạo luật đi ngược lại với mong muốn của Liên minh châu Âu (EU) và mở đường cho việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Nam (South Stream) tại đây.
Dòng chảy Phương Nam là dự án mà ông Putin rất quan tâm vì với đường ống này, Nga có thể xuất khẩu khí đốt sang châu Âu mà không cần phải thông qua Ukraine nữa.Do vậy cả Mỹ và châu Âu đều hết sức phản đối. Châu Âu sợ đường ống sẽ vi phạm các luật cạnh tranh của EU, tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga và hơn nữa là có thể giúp ông Putin hành động mạnh mẽ hơn đối với cuộc khủng hoảng ở Ukraine.Dòng chảy Phương Nam sẽ bơm khí đốt từ Nga qua Bulgaria, Serbia, Slovenia, Hungary và cuối cùng tới Áo.

Việc Thủ tướng Viktor Orban hỗ trợ Dòng chảy Phương Nam gây bất ngờ vì trước đó ông đã từng cho rằng dự án tương đương với một “cuộc đảo chính” chống lại Hungary khi ông đang ở phe chính trị đối lập năm 2008.

Phương Tây phản đối dữ dội dự án Dòng chảy Phương Nam của Nga.

Phương Tây phản đối dữ dội dự án Dòng chảy Phương Nam của Nga.

Ông David Koranyi, Phó giám đốc Trung tâm Âu Á tại Hội đồng Đại Tây Dương đồng thời là cựu cố vấn của chính phủ Hungary cho biết: “Rõ ràng Hungary đang thay đổi chính sách năng lượng theo hướng thân Nga”.

Việc Hungary ủng hộ Dòng chảy Phương Nam đã khiến cho EU hoảng sợ và yêu cầu nước này phải làm rõ lý do có chính sách như vậy. Các nhà ngoại giao Mỹ cảnh báo Budapest (thủ đô Hungary) đã quá điên rồ khi tiếp tục dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng của Nga.

Andre Goodfriend, một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tại Hungary (Mỹ hiện không có đại sứ tại Hungary) cho hay: “Việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng là vấn đề rất quan trọng”.

Trong khi đó ông Koranyi cho rằng: “Ông Orban ngày càng tin rằng một mối quan hệ về năng lượng gần gũi hơn với Nga sẽ đảm bảo tốt hơn cho an ninh năng lượng của Hungary”.

“Hungary có thể trở thành một trở ngại lớn trong việc thực hiện các mục tiêu của EU về việc xây dựng một thị trường khí đốt duy nhất ở Trung Âu”, ông nói thêm.

Cuối tháng trước, Chủ tịch Quốc hội Hungary Laszlo Kever tuyên bố việc có là thành viên của EU và NATO hay không không phải là vấn đề quá quan trọng.

Cuối tháng trước, Chủ tịch Quốc hội Hungary Laszlo Kever tuyên bố việc có là thành viên của EU và NATO hay không không phải là vấn đề quá quan trọng.

Một số chuyên gia năng lượng cho rằng, có thể ông Orban đang nhìn thấy lợi ích của Hungary khi trở thành một điểm trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu. Các nước trung chuyển khí đốt sẽ có phần trong các thỏa thuận cung cấp khí đốt sang các quốc gia khác và việc xây dựng đường ống mới cũng giúp loại bỏ những lo ngại về đường trung chuyển khí đốt không đảm bảo qua Ukraine, đặc biệt là trong tình hình hiện nay.

Hồi năm 2006 và 2009, nguồn cung khí đốt từ Nga qua Ukraine sang châu Âu cũng đã bị gián đoạn vì các hành động được cho là thiếu trách nhiệm của Kiev.

Bản thân Hungary vẫn luôn khẳng định muốn hợp tác với châu Âu về vấn đề năng lượng và các quan chức Bộ Ngoại giao cũng cho biết họ rất coi trọng những lợi ích có được từ mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Mỹ.

Tuy nhiên, Hungary cũng đồng thời bảo vệ Dòng chảy Phương Nam khi cho rằng nó có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng cho nước này và ám chỉ rằng đó là điều châu Âu không thể làm được.

Hồi tháng Bảy, ông Orban đã khẳng định rằng: “Hungary sẽ xây dựng đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Nam bởi vì nó sẽ giúp cải thiện an ninh năng lượng cho chúng tôi”.

Ông cho hay, Hungary không muốn nguồn cung khí đốt bị phụ thuộc vào Ukraine.

Ông nói: “Những người phản đối Dòng chảy Phương Nam chỉ muốn lấy đi quyền đảm bảo an ninh năng lượng của chúng tôi mà không làm bất cứ điều gì để đổi lại”.

Tuy nhiên, việc Hungary chào đón Dòng chảy Phương Nam không phải là hành động duy nhất cho thấy nước này đang nghiêng về Nga bất chấp sự phản đối của phương Tây.

Hồi tháng Chín, chỉ sau một chuyến thăm của Chủ tịch tập đoàn Gazprom Alexei Miller, Hungary đột nhiên ngừng cung cấp khí đốt sang Ukraine. Trước đó, ngày 14/01, Nga và Hungary cũng đã ký một thỏa thuận hạt nhân, theo đó Tập đoàn năng lượng Rosatom của Nga sẽ xây dựng 2 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Paksh, nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Hungary.

Hơn nữa, công ty năng lượng MOL của Hungary đang cân nhắc bán 49% số cổ phẩn trong tập đoàn năng lượng lớn nhất của Croatia INA cho Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga bất chấp những lời cầu xin của EU vì Croatia đóng vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng của khu vực Đông Nam châu Âu.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Foreign Policy (Tạp chí Chính sách đối ngoại) là một tạp chí của Mỹ xuất bản 2 số/tháng. Tạp chí này được thành lập vào năm 1970, hiện nay do ông David Rothkopf làm chủ biên.

Theo Infonet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề