Vì sao dân Nhật ngăn cản Nhật Bản vào TPP

Bất chấp mọi nỗ lực cứu vớt kinh tế ra khỏi vũng lầy suy sụp, Nhật đang trong thời kỳ suy thoái trầm trọng nhất kể từ WW-II đến nay. Trong bối cảnh đó, đối với 1 số phe phái, Trans-Pacific Partnership có thể là 1 cứu cánh, nhưng với 1 số khác, lại dứt khoát không.

Khác với sự êm ả trên truyền thông Nhật như từng đề cập ở đây, xã hội và chính trường Nhật đang sôi sục vì Trans-Pacific Partnership (TPP). Tờ Japan Times mới đưa tin, hơn 1.000 người đã đệ đơn kiện chống chính phủ Nhật hôm thứ 6, họ tìm cách ngăn cản Nhật Bản tham gia vào các cuộc đàm phán 12 quốc gia TPP mà họ gọi là “vi hiến”.
Tổng cộng có 1.063 nguyên đơn, gồm cả các nhà lập pháp, tuyên bố kiện ở Tòa án Quận Tokyo rằng đề xuất Trans-Pacific Partnership sẽ làm suy yếu quyền con người cơ bản theo Hiến pháp. Vụ kiện này được dẫn dắt bởi Masahiko Yamada, 73 tuổi, một luật sư từng làm bộ trưởng nông nghiệp năm 2010 trong thành phần đảng Dân chủ Nhật Bản của chính phủ.

“TPP có thể vi phạm quyền của Nhật Bản để có được nguồn cung cấp lương thực ổn định, hoặc các quyền sống, quyền được bảo đảm bởi Điều 25 Hiến pháp quốc gia”, ông Yamada, người đã từ bỏ đảng năm 2012 khi bị CQ của Ttg Yoshihiko Noda ép tham gia đàm phán TPP. Hiệp định dự kiến ​​sẽ có lợi cho các tập đoàn lớn, nhưng sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống an ninh lương thực và y tế đất nước, và phá hủy lĩnh vực nông nghiệp trong nước, theo các nguyên đơn.
Kiện tụng là bước ngoặt trong nỗ lực của Nhật Bản và Mỹ, 2 nền kinh tế hàng đầu tham gia TPP, để đẩy nhanh các cuộc đàm phán về thỏa thuận này. Ông Yamada nói: Hiệp định sẽ làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc của Nhật vào nhập khẩu nông nghiệp và đe dọa an ninh lương thực của họ. Nhật Bản, dựa vào nhập khẩu khoảng 60% nhu cầu lương thực, đã cắt giảm mục tiêu tự cung tự cấp khi chính phủ mở rộng giao dịch thương mại.

Quan chức tại nhóm TPP đặc biệt nhiệm của Văn phòng Nội các đã từ chối bình luận về vụ kiện. Trong khi Nhật Bản và Mỹ vẫn chưa đạt được hiệp định song phương mà có lẽ sẽ mở đường cho thỏa thuận 12 quốc gia, Thượng viện Mỹ đã xúc tiến một biện pháp cho phép Barack Obama đẩy nhanh tiến độ phê duyệt hiệp định thương mại. Thành viên tiềm năng của TPP đã bỏ lỡ một loạt các thời hạn kể từ khi Mỹ cho biết sẽ tham gia các cuộc đàm phán 2009. Những người ủng hộ hăng hái thuyết phục thỏa thuận thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm mới. TPP có thể thúc đẩy nhu cầu đối với thực phẩm xuất khẩu của Nhật Bản trong số 800 triệu dân các quốc gia thành viên, hoặc 10% người tiêu dùng toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Yoshimasa Hayashi cho biết tháng trước. Thủ tướng Shinzo Abe đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu lương thực của đất nước để đạt 1000 tỷ yen vào năm 2020.

Các nguyên đơn cho biết TPP sẽ thay đổi một số quy tắc và các quy định liên quan đến cuộc sống của người dân “vì lợi ích của tự do và lợi nhuận của các tập đoàn toàn cầu.”

Họ tuyên bố rằng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài giá rẻ cắt giảm thuế quan sẽ gây hại cho sản xuất trong nước và hạ thấp tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Nhật Bản.

Họ cũng nói hiệp định này sẽ đẩy giá thuốc lên cao và vi phạm quyền của người dân được chăm sóc sức khỏe thích đáng bởi thỏa mãn các hãng dược phẩm lớn. Các quốc gia thành viên TPP đã đàm phán điều khoản giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước mà sẽ trao cho các tập đoàn đa quốc gia quyền kiện nhà nước đòi bồi thường. Các nguyên đơn bày tỏ sự phản đối điều khoản này, họ nói nó sẽ gây nguy hiểm cho độc lập tư pháp của Nhật Bản.

Họ cũng chỉ ra rằng bản chất bí mật của các cuộc đàm phán TPP là vi phạm quyền được biết của người dân, như các tài liệu được bảo mật và quá trình đàm phán sẽ được giữ bí mật bốn năm sau khi hiệp định có hiệu lực.

Theo TPP, Nhật Bản có thể bị buộc phải cắt giảm thuế thịt bò đến 9% từ đang 38,5% hay còn 50yen/kg từ mức tối đa 482yen/kg, Yamada nói.

“Đó sẽ là đòn chí tử với nông dân chăn nuôi gia súc Nhật Bản”, ông Yamada cũng là người từng làm trang trại nuôi bò và lợn ở thị trấn quê nhà tỉnh Nagasaki trước khi trở thành nhà lập pháp Hạ viện năm 1993. Ông cho biết ước mơ mở rộng trang trại của mình để trở thành một trong những nhà sản xuất thịt lớn nhất đất nước đã không thành sự thật bởi bị Mỹ cấm xuất khẩu đậu tương vào năm 1973 khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm cho doanh nghiệp của ông không có lợi nhuận.

Vũ Văn (Theo Blog Thời Thổ tả)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề