Venezuela không thể tránh khỏi “Ngày tận thế”?

Venezuela đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo tồi tệ nhất trong lịch sử. Quốc gia này bị ảnh hưởng nặng nề vì sự sụp đổ của giá dầu trong 2 năm qua. Theo dự báo nền kinh tế trong năm nay sẽ sụt giảm 10%, đây là mức sụt giảm lớn nhất trong 13 năm qua, trong khi lạm phát tăng 700% theo IMF, nhưng các nhà phân tích đưa ra con số lạm phát khủng khiếp hơn lên tới 1.000%.

Venezuela đang sống trong những ngày kinh hoàng khi hàng ngày phải đối mặt với những phức tạp trong xã hội như tội phạm hoành hành, tham nhũng tràn lan, mất điện hàng ngày, tình trạng thuốc và lương thực thiếu thốn trầm trọng (hơn 80%). Ngay cả những vật dụng y tế cứu hộ cơ bản nhất là thuốc kháng sinh cũng thiếu thốn.

Hôm thứ Hai ngày 22/8/2016 dầu Brent giao dịch quanh 49 $ một thùng. Thậm chí hai năm trước dầu Brent giao dịch 102 $ một thùng thì ngay sau đó Venezuela đã gặp phải vấn đề về kinh tế. Kể cả bây giờ giá dầu thô hồi phục nước này cũng không có khả năng giải quyết được bài toán khủng hoảng kinh tế, nhân đạo và chính trị.

Nguồn thu ngoại tệ của Venezuela từ dầu mỏ chiếm tới 96%, trong khi giá dầu đã giảm tới 50% làm nguồn thu của Chính phủ sụt giảm, kéo theo ngành sản xuất dầu cũng giảm càng làm nước này thêm túng quẫn.

Những vấn đề có thể kéo nước này lâm vào tình trạng tồi tệ hơn. Cụ thể một số công ty dịch vụ dầu bị đình chỉ hoặc hoạt động tại Venezuela chậm lại trong năm nay do gặp khó khăn trong việc hoàn tiền thanh toán từ các công ty dầu mỏ quốc gia Petroleos de Venezuela (PDVSA). Nhà thầu đã giảm khai thác ở Venezuela vì các khoản nợ chưa thành toán tăng cao, đe dọa kéo nền kinh tế nước này lao dốc mạnh hơn nữa.

Theo báo cáo của Baker Hughes đưa ra ngày 28/6/2016 cho biết số lượng giàn khoan dầu ở Venezuela đã giảm từ 69 xuống 59 trong tháng Năm năm nay. Giám đốc điều hành của nhà đầu tư dầu khí Saipem SpA – Ý nói rằng trong tháng Tư đã ngừng hoạt động 89% các giàn khoan tại Venezuela (ngừng 25 trong tổng số 28 giàn khoan của họ). Các công ty khác như Schlumberger hoặc Halliburton Co đang phải giảm hoạt động của họ tại Venezuela vì các hóa đơn dịch vụ chưa thanh toán. Lượng giàn khoan hoạt động của Venezuela đảm bảo nền sản xuất trong tương lai giảm 71 giàn xuống 49 trong tháng Bảy theo Baker Hughes. Đây là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2011.

Từ năm 1998, sản lượng khai thác dầu ở Venezuela đã cắt giảm 750.000 thùng mỗi ngày trong tổng sản lượng và trong nửa đầu năm 2016 sản lượng giảm khoảng 250.000 thùng mỗi ngày, theo Tiến sĩ Francisco Monaldi, thành viên trong Chính sách Năng lượng Mỹ Latinh tại Viện Baker tại Đại học Rice ở Houston. Ông Luisa Palacios Giám đốc điều hành cấp cao tại Medley Global Advisors LLC, cho biết xuất khẩu dầu thô của Venezuela đã giảm hơn 300.000 thùng mỗi ngày trong tháng Sáu năm 2016, so với năm sản lượng trung bình năm 2015.

PDVSA (công ty dầu mỏ quốc gia) đang đàm phán với các công ty dịch vụ dầu khí để chuyển các hóa đơn chưa thanh toán vào công cụ tài chính, một quá trình được gọi là chứng khoán hóa. Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del Pino tháng trước nói rằng PDVSA đã ký kết thỏa thuận tài trợ với Weatherford International Plc và Halliburton và đã gần  đạt được một thỏa thuận sẽ cho phép Schlumberger tăng cường sự hiện diện tại quốc gia OPEC. “Cơ chế này cho phép mua bán nợ thương mại cho các khoản nợ tài chính, cải thiện công cụ nắm giữ dòng tiền kéo tài chính trở lại, để quản lý môi trường giá dầu thấp” Del Pino cho biết. Những cơ chế này cho phép các nhà thầu tiếp tục hoạt động tại địa phương. Những tuyên bố mô tả các hoạt động như một “kế hoạch phát triển” đã được hỗ trợ bởi “các công ty khoan và dịch vụ quan trọng.”

Trong những năm gần đây số nợ của PDVSA đã tăng từ 3 tỷ USD lên hơn 43 tỷ USD, Tiến sĩ Monaldisaid nói trên chương trình phát thanh César Miguel Rondon của Union Radio, Caracas – Venezuela vào ngày 16/8 năm nay.

Ngay cả khi giá dầu tăng, tình hình vẫn rất phức tạp đối với nền kinh tế Venezuela. PDVSA không có tiền, đang vật lộn để trả các khoản nợ và ngành công nghiệp dầu cần đầu tư rất lớn để tiếp tục sản xuất từ khi sản lượng tụt giảm cũng như phải đầu tư vào các hoạt động mới.

Đến hạn thanh toán chính phủ Venezuela phải ưu tiên để trả nợ cho các chủ nợ hoặc phải ngồi vào bàn đàm phán với các chủ nợ, điều đó có nghĩa điều kiện sống của dân chúng tiếp tục xấu đi. Đây có vẻ như một lựa chọn kỳ lạ nhưng đối với một quốc gia dựa vào xuất khẩu dầu mỏ (chiếm 95% doanh thu của chính phủ) chắc chắn chính phủ sẽ khó thoát khỏi bị kiện ra tòa án Quốc tế. Mặt khác các khoản lãi mặc định sẽ bị đội lên cao hơn trong nghĩa vụ thanh toán quốc tế.

Nếu không thanh toán nợ Venezuela sẽ thêm một hình ảnh tiêu cực đối với trái phiếu chính phủ vì nó sẽ ít có giá trị trong cuộc đàm phán để có dòng tiền mới. Cho đến nay Venezuela vẫn còn khả năng thanh toán, tuy nhiên vấn đề là nền kinh tế được quản lý bởi những chính sách sai lầm của chính phủ. Venezuela cần phải rút ra những bài học sai lầm trong quá khứ và cần phải cải cách lớn để đưa đất  nước đi đúng hướng điều mà chính phủ Maduro chưa làm được.

Đức Dũng (theo oilprice)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Venezuela không thể tránh khỏi “Ngày tận thế”?”:

  1. Văn Hùng viết:

    Vậy là tốt rồi còn gì nữa. Venezuela đang bước lên những nấc thang cuối cùng để lên thiên đường xhcn rồi còn gì. Quá đúng với mục tiêu và mong ước. Giờ sẽ tới Việt Nam ráng lên chỉ còn 4 5 năm nữa thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề