Ukraine “quay lưng”, giấc mơ hải quân của Nga chao đảo

Theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản), kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu mặt nước của Nga sẽ phải trì hoãn thêm nữa do Ukraine từ chối chuyển giao thiết bị quân sự cần thiết.

Quyết định cấm xuất khẩu thiết bị quân sự sang Nga do Ukraine đưa ra vào năm ngoái đã làm trì hoãn thêm kế hoạch đóng tàu đầy tham vọng của Hải quân Nga.

Lệnh cấm này đặc biệt ảnh hưởng đến hạm đội tàu mặt nước của Nga khi 2 lớp tàu mới nhất, gồm lớp Admiral Grigorovich (Project 11356) và lớp Admiral Gorshkov (Project 22350), rất cần các động cơ turbine khí do Ukraine sản xuất.

Hải quân Nga dự kiến sẽ đưa vào trang bị 16 tàu lớp Admiral Gorshkov và 9 tàu lớp Admiral Grigorovich trong vài thập kỷ tới, mặc dù kế hoạch hiện tại mới chỉ bao gồm 8 tàu lớp Admiral Gorshkov và 6 tàu lớp Admiral Grigorovich.

Thân tàu lớp Admiral Grigorovich

Thân tàu lớp Admiral Grigorovich

Admiral Gorshkov và Admiral Kasatonov, 2 chiếc đầu tiên thuộc lớp Admiral Gorshkov, sử dụng động cơ turbine khí M90FR do công ty Zorya-Mashproekt ở Ukraine thiết kế và sản xuất.

Đây là nhà sản xuất thiết bị chiến hạm mặt nước chủ lực của Moscow kể từ thời Liên Xô, có trụ sở tại Mykolaiv, miền nam Ukraine.

Theo chuyên gia quân sự Nga Dmitry Gorenburg, Nga có thể cũng đã nhận được các động cơ turbine khí cho 2 chiếc khác lớp Gorshkov và 4 chiếc lớp Grigorovich.

Tàu lớp Admiral Gorshkov.

Tàu lớp Admiral Gorshkov.

Song, tạp chí quốc phòng IHS Jane’s cho biết:

Do Nga sẽ phải phát triển năng lực tự sản xuất các động cơ M90FR nên kế hoạch hạ thủy và đưa vào biên chế 4 chiếc khác thuộc lớp Admiral Gorshkov (dự kiến đi vào phục vụ năm 2020) sẽ bị trì hoãn, 3 tàu thuộc lớp Admiral Grigorovich cũng chịu cảnh tương tự.

Điều này cho thấy ngành công nghiệp đóng tàu Nga hiện chỉ có đủ động cơ cho 2 chiếc đầu tiên lớp Admiral Gorshkov và 3 chiếc lớp Admiral Grigorovich.

Hôm thứ Hai (8/6), Tập đoàn đóng tàu thống nhất (USC) của Nga thông báo sẽ trao hợp đồng cho NPO Saturn, một hãng chế tạo động cơ máy bay của Nga, để sản xuất và thử nghiệm động cơ turbine M90FR vào năm 2017.

Cùng với đó, USC tuyên bố sẽ kiện Ukraine vì không chuyển giao số động cơ mà Nga đã thanh toán trước đó.

Tuyên bố về việc tự chế tạo động cơ của USC có vẻ khớp với đánh giá của các chuyên gia quân sự phương Tây như Gorenburg.

Trong một bài phân tích, chuyên gia Gorenburg từng nhận định rằng “quá trình chuyển đổi sang động cơ thay thế trong nước của Nga dự kiến sẽ mất từ 2-3 năm”.

Nghiên cứu năm 2014 của Viện Royal United Services (Anh) giải thích rằng “khoảng 30% thiết bị quân sự Ukraine xuất khẩu sang Nga là độc quyền và hiện tại chưa thể được thay thế bằng các sản phẩm của Nga”.
Website của Viện Hải quân Mỹ (USNI) dẫn lời chuyên gia Eric Wertheim nghi ngờ về khả năng Nga có thể thiết kế và sản xuất các động cơ turbine khí đúng thời gian dự kiến.

Theo đó, những năm gần đây, ngành công nghiệp quốc phòng Nga thường xuyên trễ hạn. Vì vậy, kế hoạch mà USC đưa ra khó có thể đạt được.

“Tôi không cho rằng ngành công nghiệp quốc phòng Nga đúng thời hạn. Đó là lý do tại sao họ phải tìm tới Pháp để mua tàu đổ bộ tấn công và tại sao tàu sân bay họ nâng cấp cho Ấn Độ lại trễ hẹn như vậy”.

Mặc dù Nga là quốc gia đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ, trong lĩnh vực chế tạo tàu ngầm nhưng ngành công nghiệp đóng tàu mặt nước của Nga đã suy yếu kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Saturn là nhà sản xuất động cơ máy bay nổi tiếng nhưng khó có thể xác định họ có thành công trong việc sản xuất động cơ turbine khí hay không.

Hai lớp tàu mặt nước lớp Admiral Gorshkov và lớp Admiral Grigorovich được coi là nền tảng cho chương trình hiện đại hóa lực lượng tàu mặt nước của Nga.

Đặc biệt là lớp tàu Admiral Gorshkov trang bị 16 tên lửa hành trình Oniks (SS-N-26 “Strobile”) hoặc Kalibr (SS-N-27 “Sizzler”).

Moscow xem việc đóng các tàu lớp Admiral Gorshkov như một cột mốc quan trọng để hồi sinh ngành đóng tàu Nga.

Đó sẽ là những tàu chiến lớn nhất được hạ thủy trong thời kỳ hậu Xô Viết. Hải quân Nga coi chúng là những “chiến hạm hạng nhất” cho các hoạt động xa bờ.

theo SOHA


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề