Ukraina kéo dài cuộc đàm phán tăng nguy cơ phá sản

Ukraina gấp rút mở rộng thêm các cuộc đàm phán với các chủ nợ trong bối cảnh về những dự đoán họ có thể bị phá sản sớm nhất vào thứ Sáu nếu không tìm kiếm được thỏa thuận. Và để tránh số phận như Hy Lạp,  Kiev đã ủng hộ các bên giảm bớt sự cứng rắn đeo đẳng tại các cuộc đàm phán trong ba tháng qua.

Tuy nhiên một cuộc đàm phán quan trọng với chủ nợ chính được tổ chức tại Washington vào cuối tuần về cơ cấu lại gánh nặng nợ 70 tỷ USD của Ukraina đã thất bại, mặc dù trước đó hai bên đều tuyên bố đã có sự tiến bộ trong các cuộc đàm phán. Tuy nhiên cả Ukraina và những chủ nợ Quốc tế đang nỗ lực tìm kiếm tiếng nói chung trong cuộc đàm phán thực sự không dễ dàng.

Nền kinh tế Ukraina đã bị phá vỡ sau những sự kiện Nga sáp nhập Crimea và cuộc xung đột tại miền Đông với những người ly khai thân Nga xảy ra. Chính vì vậy Ukraina phải nhờ những tổ chức tài chính Quốc tế cứu trợ nhằm tránh cho nền kinh tế bị sụp đổ và theo dự đoán trong năm nay số nợ của họ sẽ tương đương 100% GDP. Trong các cuộc đàm phán Kiev muốn các chủ nợ xóa 40% trong tổng số nợ hơn 15 tỷ USD. Tuy nhiên một nhóm bốn chủ nợ trong đó lớn nhất là Quỹ Franklin Tempeton (Hoa Kỳ) nắm giữ 8,9 tỷ USD đã không đồng ý xóa một phần nợ như Kiev đề xuất thay vào đó họ sẽ gia hạn thời gian thanh toán nợ và giảm lãi suất.

Một điểm sáng của sự tiến bộ trong cuộc đàm phán là lời đề nghị được chấp thuận từ hai phía khi chủ nợ sẽ mua trái phiếu của chính phủ Ukraina bằng một phần tổng số nợ và chủ sở hữu trái phiếu sẽ được hưởng lợi nhuận như thế nào nếu nền kinh tế của Ukraina hồi phục nhanh hơn so với khung thời gian quy định trong cuộc đàm phán.

Cho đến nay, Ukraina đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán với tất cả các chủ nợ kể cả thanh toán cho Nga 75 triệu USD và đã đàm phán thành công trong việc mở rộng kỳ hạn với một số các khoản thanh toán khác.

Tuy nhiên, Goldman Sachs đã cảnh báo trong tháng Bảy Ukraina có thể phá sản  vì khi đó là kỳ hạn thanh toán 120 triệu USD cho trái phiếu Chính phủ. Giá trái phiếu trị giá 2,6 tỷ USD (sẽ đáo hạn vào năm 2017) đã mất giá tới 40 cent trên mỗi đồng đô la do cuộc khủng hoảng leo thang vào đầu năm nay, dẫn đến các nhà đầu tư buộc phải bán ra thị trường. Trái phiếu đã hồi phục ở mức cao kể từ tháng Hai và các nhà đầu tư đều hy vọng các bên sẽ thống nhất được giải pháp trong các cuộc đàm phán.

Vadim Khramov, nhà phân tích tại Bank of America Merrill Lynch, cảnh báo những sự việc này có khả năng trở nên tồi tệ hơn đối với Ukraina trước khi trở nên tốt đẹp.

“Thỏa thuận cuối cùng trong phút chót vào tháng Chín có khả năng đạt được. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều nhất trí nguy cơ của một lệnh cấm và gia tăng khả năng Ukraina bị phá sản ngày càng cao.”

Quỹ Tiền tệ Quốc tế trước đó đã tuyên bố họ vẫn thực hiện gói cứu trợ cho Ukarine kể cả nước này không đạt được thỏa thuận cơ cấu nợ với các chủ nợ tư nhân. Hiện Kiev đang chờ đợi kết quả đánh giá trước khi nhận được các đợt cứu trợ tiếp theo của IMF.

Quỹ tiền tệ Quốc tế đã tung ra các gói cứu trợ cho Ukraina vào năm ngoái và họ cũng cam kết thực hiện cứu trợ vào năm nay khi cuộc xung đột với người ly khai ở miền Đông trở nên tồi tệ vào tháng Hai vừa rồi.

Theo Financial Times


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề