Ukraina đã bắt đầu sử dụng phương pháp mới khai thác khí

Cách đây một tháng, Ukraina đã bắt đầu khai thác khí đốt bằng cách freking, người đứng đầu “Naftogaz” Ukraina Andrew Kobolev cho biết. Tạm thời kinh nghiệm khai thác theo kiểu mới này Kiev chưa có, nhưng Ukraina đang dựa trên sự giúp đỡ của các đối tác nước ngoài

Ukraina đã bắt đầu sản xuất khí đốt bằng phương pháp freking (cắt phá bằng thủy lực), trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Chủ tịch hội đồng quản trị “Naftogaz” Andrew Kobolev tiết lộ. Lần đầu tiên bằng phương pháp Freking đã được áp dụng cho việc khai thác giếng khí khoảng một tháng trước, Kobolev nói, mà không nói là cụ thể khu vực nào của Ukraina đang khai thác bằng phương pháp mới này. Việc khai thác do công ty “Ukrgasdobycha”, là một công ty con của “Naftogaz” tiến hành.

Theo lời ông Kobolev, Kiev cần phải tăng sản lượng khí đốt từ 20 tỷ mét khối hiện nay của mỗi năm lên tới 27 tỷ, để hoàn toàn tự túc khí tự nhiên mà không phải phụ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài. Công ty “Naftogaz” không có kinh nghiệm trong việc khai thác khí đốt sử dụng phương pháp frekinga, nhưng sẽ hợp tác với các đối tác từ các nước khác để họ cung cấp thiết bị khoan, người đứng đầu của công ty cho biết.

phương pháp freking thường được sử dụng để tách khí đá phiến sét, nhưng có thể được sử dụng để tăng năng suất của giếng khí được khai thác theo phương pháp truyền thống. Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, mà theo đó Bloomberg dẫn nguồn, thì ở Ukraina có thể khai thác lên tới 3,6 nghìn tỷ mét khối khí đá phiến sét –  đó là một phần tư nguồn dự trữ ở châu Âu. Một số phương tiện truyền thông, trong đó chẳng hạn như TASS đã thông báo, có dẫn nguồn từ cuộc phỏng vấn Koboleva rằng Ukraina đã bắt đầu sản xuất khí cụ thể là đá phiến sét.

Muộn hơn, “Naftogaz” trên trang mạng Facebook của mình nói rằng công ty không có kế hoạch khai thác khí bằng công nghệ đá phiến mà “Chúng tôi có kế hoạch sử dụng các công nghệ hiện đại có sẵn để khai thác nguồn khí truyền thống có hiệu quả hơn”, – tuyên bố cho biết.

Năm ngoái, Kiev đã khai thác chỉ có 17,4 tỷ mét khối – đấy là mức thấp nhất trong 10 năm, theo số liệu từ thống kê của BP Statistical Review. Trong đó tuyên bố của “Naftogaz” được nhấn mạnh rằng ở Ukraina “có đủ trữ lượng khí thông thường, khỏi cần phải nhập khẩu.”

Ukraina đang tìm kiếm các nguồn mới để tăng khối lượng sản xuất khí sau khi “Gazprom” không giao hàng trong năm ngoái và cắt nguồn cung vì thiếu việc thanh toán trước cho việc mua khí của Kiev. Ukraina giải thích quyết định của mình rằng họ đã mua khí đốt ở châu Âu, vì rẻ hơn so với nhập khẩu mua trực tiếp từ Nga. Muộn hơn Kobolev phàn nàn về việc “Gazprom” đã giảm cung cấp khí đốt sang châu Âu, vì muốn gây áp lực tới Ukraina. Tuy nhiên, công ty Nga giải thích việc đó là liên quan tới tu sửa định kỳ theo kế hoạch.

“Naftogaz” tuyên bố sẵn sàng quay lại đàm phán ba bên với Ủy ban châu Âu và “Gazprom” về các vấn đề cung cấp khí đốt của Nga, nhưng cho đến tận bây giờ nguồn cung vẫn không được nối lại. Nga đã sẵn sàng tiếp tục xuất khẩu vào bất cứ lúc nào, Tổng thống Vladimir Putin vào tuần trước đã nói vấn đề này, nếu Kiev chịu thực hiện thanh toán trước. “Giá sẽ không cao hơn so với các nước láng giềng, ví dụ đối với Ba Lan. Tại thời điểm mà chúng ta đang bàn thì Ba Lan cũng đúng theo tinh thần ấy mua khí đốt ở đâu đó trong khoảng $ 185 cho mỗi 1000 Mét khối “, – ông Putin cho biết (” trích dẫn theo Interfax “).

Vào cuối tháng Mười, Ủy ban châu Âu đã cho phép “Gazprom” có thể tăng nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu bỏ qua Ukraina –  từ18 tỷ đến 28, 2 tỷ mét khối mỗi năm (đang nói về tuyến đường ống OPAL, bao gồm tuyến “Nord Stream” và hệ thống vận chuyển khí đốt ở miền Trung và Tây Âu). Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Kobolev cũng nói rằng đối với Kiev quyết định này là một “cú sốc”, nó “sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho tình hình tài chính không chỉ của” Naftogaz “, mà còn của cả nước”.  Bây giờ công ty Ukraina đang tìm những cách pháp lý để giải quyết tình trạng này, ông Kobolev nói thêm.

Tẩu Vi (theo rbc.ru)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề