Ukraina – bốn năm trong nhiệm kỳ của tổng thống Petro Poroshenko

Hôm nay, ngày 25 tháng 5, vừa tròn bốn năm kể từ khi Petro Poroshenko được bầu làm tổng thống Ukraina.

Bốn năm làm tổng thống của Poroshenko: Liệu chúng ta đã bắt đầu sống theo một phong cách mới chưa  và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Các chuyên gia phân tích kết quả các hoạt động của người đứng đầu nhà nước và các nhiệm vụ mà ông cần phải làm trong năm thứ năm của nhiệm kỳ tổng thống, Phóng viên Alevtina Nagornaya đã có một bài viết đăng trên thời báo “Segodnhia”.

Kết quả

Theo ý kiến của  Irina Bekeshkina – giám đốc Quỹ “sáng kiến Dân chủ”  và là thành viên của nhóm các chuyên gia nghiên cứu và đánh giá các kết quả hoạt động của Poroshenko trong vòng bốn năm qua, thi ông (Porochenko) xứng đáng được đánh giá cao trong chính sách đối ngoại, trong sự hợp tác với chính phủ và quốc hội.

“Riêng trong năm ngoái,  việc giải quyết cuộc xung đột ở Donbas  đã được cải thiện đáng kể. Điều đó có liên quan tới với việc Luật về tái hòa nhập Donbass đã được Quốc hội thông qua trong năm nay. Và thành tựu chính – trước hết, đó là chế độ miễn thị thực với  EU, đã được thực thi  (chỉ trong vòng một năm, có tới 500 nghìn người Ukraina đã sử dụng bộ luật này để đi lại miễn thị trực trong EU – Ed). Trong số những vấn đề  quan trọng khác, phải kể đến việc tăng cường khả năng quốc phòng, tiếp tục cải cách các lực lượng vũ trang và các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga từ phía liên minh quốc tế, “- chuyên gia cho biết.

Nhà phân tích chính trị Zolkina Maria nói rằng ngoài  vấn đề tăng cường quốc phòng, cũng phải kể đến cả về thành công trong chính sách trong và ngoài nước:

“Ví dụ như vấn đề xóa bỏ thị thực với EU, nó có thể được coi là một thành công trong chính sách đối ngoại, nhưng cùng một lúc – nó cũng cho những kết quả của những thay đổi có liên quan đến chính sách đối nội.  Khi nói đến việc duy trì liên minh chống Putin quốc tế, thì thành công trong chính sách đối ngoại này đã cho phép để phát triển một phương thức hành động mới của nhà nước liên quan đến một phần đất Donbass đang bị chiếm đóng”.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng một trong những sáng kiến của tổng thống gây ra tính cộng hưởng, và cảm nhận sâu sắc nhất trong xã hội  trong thời gian gần đây là ý tưởng của việc tạo ra một sự Liên minh tôn giáo thống nhất trong các nhà thờ ở Ukraina.

Kế hoạch

Nhà khoa học chính trị Sergei Taran lưu ý:

“Trước hết, tổng thống nên đối phó với các chủ đề truyền thống cho chính mình – chính sách đối ngoại và khả năng phòng thủ của nhà nước, cộng với phân cấp hoàn toàn.”

Zolkina nói thêm rằng trong chính sách đối ngoại phải chú ý đến sự hình thành gần đây của chính phủ mới của Italia. Nhiều người cho rằng vì ngả theo chủ nghĩa dân túy, chính phủ mới lập ra có thể sẽ trở thành một mối đe dọa cho toàn khu vực đồng Euro.

“Điều này sẽ cho phép Ukraina sẽ không trở thành một chủ đề của những mưu toan chính trị và kinh doanh.

Và cần phải bảo toàn trong năm nay sự thống nhất với EU trong quan hệ đối với nước Nga. Cần phải nâng cấp sự hợp  tác toàn diện với NATO lên đến một mức độ  mới mang tính hệ thống. Ở đây cũng cần thực hiện bulletin về các chiến lược quốc phòng và cải cách hệ thống  an ninh ” – bà Zolkina nói.

Theo Bekeshkina, Còn tồn tại một số vấn đề trong nước trên chương trình nghị sự của Tổng thống: cải cách bầu cử, hoàn thành cải cách tư pháp và sự ra mắt của Tòa án chống tham nhũng.

Ý kiến: “Cải cách đã giúp bảo tồn đất nước,” chính trị gia, giám đốc của Communication group Vladimir Manko đặc biệt cho chương trình “Today” đã phân tích và đánh giá công việc của Petro Poroshenko trên cương vị tổng thống như vậy.

“Ở Trong hoàn cảnh mà với những khó khăn còn ít hơn nhiều thì có nhiểu nước đã  ngừng trả tiền lương hưu hoặc đã áp dụng các biện pháp ngặt nghèo nhất. ở Latvia chẳng hạn, trong hoàn cảnh không có chiến tranh và đang bị khủng hoảng, vào năm 2009,  một đạo luật đã được thông qua nhằm giảm lương hưu tới 70% đối với người nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc và 10% đối với người thất nghiệp. Khi đó  lương bác sĩ ở Latvia đã giảm 20%, trong khi các nguồn tài chính cung cấp cho các bệnh viện giảm  57%”, – Manko cho biết.

Các chuyên gia lưu ý rằng, mặc dù chiến tranh và sự mất mát một phần lãnh thổ ở Ukraina, những đạo luật tương tự ở Ukraina  đã không xảy ra. Chi phí quốc phòng, an ninh đã tăng lên nhiều lần, nhưng lương hưu vẫn tiếp tục được trả, và Ukraina đã không bị rơi vào tình trạng phá sản.

“Thành thật mà nói, chúng tôi chưa thể đánh giá được hết tầm quan trọng của việc làm thế nào mà  Thủ tướng chính phủ Yatseniuk và Tổng thống Petro Poroshenko lại có thể chèo chống trong  những hoàn cảnh khó khăn nhất trong lịch sử hiện đại của Ukraina như vậy. Đất nước này chắc hẳn đã gặp may mắn, rằng  ở thời điểm này đã xuất hiện những nhà lãnh đạo kiệt xuất, có khả năng nói chuyện bình đẳng với các nhà lãnh đạo của các tổ chức tài chính quốc tế mà không cần thông dịch viên, – chuyên gia cho biết – Chấp nhận để sự ủng hộ mình bị suy giảm do các cuộc biểu tình không thể tránh khỏi của các phần tử bất mãn, thủ tướng và lãnh đạo ngân hàng quốc gia, lợi dụng sự bảo trợ của Tổng thống, đã đóng cửa hàng chục ngân hàng thua lỗ đóng, loại bỏ khả năng hoạt động của phần lớn các Trung tâm rửa tiền và loại trừ khả năng thua lỗ của  nhiều doanh nghiệp nhà nước. Và kết cục thì  sự suy thoái kinh tế vào cuối năm 2016 đã bị chặn lại, và vào năm 2017, chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế tích cực đầu tiên, “- Manko biết.

Theo NBU, tăng trưởng GDP năm 2017 là 1,9%, năm 2018 sẽ đạt 3% và năm 2019 – 4%. Những dấu hiệu đầu tiên của việc cải thiện nền kinh tế đã được các nhà đầu tư nước ngoài cảm nhận ngay lập tức  – gần đây ở Ukraina, đã mở ra 60 nhà máy mới, trong đó đã tạo ra  hàng ngàn công ăn việc làm. Mức lương của Ukraina vẫn còn thấp hơn nhiều so với lương ở EU. Nhưng, như các chuyên gia lưu ý, mức lương chính thức thấp như vậy đã được hình thành trong nhiều thập kỷ, và rất khó để sửa chữa, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh.

“Nói chung, bốn năm nhiệm kỳ tổng thống Poroshenko có thể được coi là những năm tháng,  nếu không nói là khôi phục, thì chí ít đó là những năm tháng bảo tồn đất nước Ukraina và nền kinh tế của nó trong hoàn cảnh chiến tranh. Góp phần vào sự nghiệp đó phải kể đến việc tăng kim ngạch xuất khẩu từ Ukraina sang EU trong bối cảnh của sự đoạn tuyệt quan hệ kinh tế với Nga. Từ  2013-2017 xuất khẩu sang Nga giảm gần 18 lần – từ $ 15,1 tỷ còn $ 852 triệu. Đồng thời, xuất khẩu Ukraina sang EU tăng lên đến $ 20 tỷ. Một điều  thậm chí còn ấn tượng hơn nữa là nền kinh tế Ukraina đã thoát ra khỏi bóng tối. Sau 4 năm, các khoản thu ngân sách nhà nước đã tăng  hơn 2 lần mà không tăng thuế, bất chấp sự sụt giảm GDP trong năm 2014-2015.

Các tác động từ phía Tổng thống trong đề nghị tăng lương tối thiểu từ 1600 grn đến 3723 grn. cũng đem lại hiệu ứng tích cực. Cuối cùng, chính vào thời Poroshenko, người mà trước bầu cử tổng thống đã là nhà kinh doanh năng động, đã giảm đáng kể sự can thiệp của chính phủ trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Kết quả là, Ukraina trong bảng xếp hạng Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới trong số 190 quốc gia trong bốn năm đã tăng từ  vị trí 153 lên đến vị trí thứ 76, “-  Manko tổng kết.

Nguyễn Hoàng Lân biên dịch theo nguồn

https://www.dialog.ua/ukraine/152406_1527261121


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề