Ukraina: Những nguy cơ chính trị tiềm ẩn sau khi tái hòa nhập Donbass

Các cuộc đàm phán  theo thể thức “bộ tứ Normandi ” ở Paris đã chỉ ra rằng TT Putin đã chọn đường lối tái hòa nhập Donbass vào  Ukraina. Điều này sẽ đe dọa gì Kiev và liệu có nên tổ chức bầu cử địa phương ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng hay không?

Đó là mở đầu bài viết trên trang web “Thời mới ” của Svetlana Zalischuk, đại biểu quốc hội Ukraina thuộc khối Petr Poroshenko (BPP), người đồng sáng lập trung tâm truyền thông UA.

“TT Putin, như các chuyên gia dự đoán, đã không gõ giày trên diễn đàn của Liên Hiệp Quốc. Hầu hết khán giả đã thất vọng, phần còn lại cảm thấy trút được gáng nặng, còn chúng ta – Ukraina – cần phải cảnh giác.

Sự  kiềm chế tương đối của  tổng thống Nga nói chung và sự giảm nhiệt trong vấn đề Ukraina nói riêng đã  cho thấy rằng TT Putin đang cố gắng để thay đổi chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc. Vấn đề quốc tế – không nghi ngờ gì nữa, chính là  vũ khí chiến lược quan trọng trong nhiều  lĩnh vực của cuộc chiến tranh hybrid.

Vậy điều này có ý nghĩa gì  cho số phận sắp tới của Donbass?

Trong thực tế, những cuộc đàm phán  bên lề kỳ họp Đại hội đồng ở New York thì đã được TT Pháp Francois Hollande  công khai tuyên bố sau cuộc hội đàm tại Paris: “Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp một cơ hội cho các cuộc bầu cử địa phương ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.”

“bộ tứ Normandi ” bắt đầu thảo luận về các giai đoạn cuối cùng – theo quan điểm của đối tác phương Tây  – kết thúc chiến tranh và  bầu cử trong LNR / DNR.

Nhiều chính trị gia Ukraina, ngay cả những người ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp ngay trong lần bỏ phiếu thứ nhất, đã không nghĩ rằng điều này sắp xảy ra nhanh chóng như vậy. Thời gian có thể cung cấp thêm át chủ bài cho Tổng thống Poroshenko. Nhưng có vẻ như  TT Putin đã quyết định đồng ý cho sự tái hòa nhập Donbass vào Ukraina.

Nước Nga nhận được lợi ích gì? Tất nhiên, đó là: việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, điều kiện thuận lợi cho tình hình kinh tế, quảng bá hình ảnh của mình như một  “sứ giả hòa bình”, nâng cao uy tín trước Phương tây khó tính, điều khiển từ xa của các vùng đất ở Ukraina và khả năng bấm các nút điều khiển cần thiết.

Ukraina sẽ gặp những trỏ ngại gì?

Lấy ví dụ về NATO. Chính quyền địa phương hợp pháp ở miền Đông sẽ không có quyền phủ quyết về chính sách đối ngoại. Đó là một thực tế. Nhưng hãy tưởng tượng rằng khi mà Trung ương  quyết định đệ đơn xin gia nhập NATO, trên cơ sở có được sự ủng hộ cao của đa số dân chúng,  thì có nên chuẩn bị phải đối phó với những vòng xoáy xung đột mới, với các cuộc biểu tình lớn ở trung tâm, trên đồi Pêcherk do chính quyền hợp pháp ở miền Đông đứng ra tổ chức hay không? – một câu hỏi tu từ.

Vào đêm trước khi ký  các quyết định cuối cùng về việc tổ chức các cuộc bầu cử tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng,  Ukraina  phải  giải mã được một số thách thức:

  1. Ukraina thực sự sẽ có hòa bình sau cuộc bầu cử hay không?
  2. Sửa đổi Hiến pháp, phân cấp và cuối cùng là các cuộc bầu cử ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng chỉ là để  giải quyết các vấn đề nội bộ. Các vấn đề đó  không thể được coi là nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này.
  3. Chúng ta cần phải bảo hiểm những gì, Mỹ và Châu Âu cần phải cam kết với chúng ta những gì để có thể ngăn chặn một thực tế là  Nga sẽ không có kế hoạch triển khai giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột thông qua  các cơ quan dân cử hợp pháp trong khu vực?

Đơn cử, một nhân viên an ninh FSB của Nga Mikhalkov một lúc  nào đó có thể  dễ dàng sắp xếp một hành động khiêu khích bằng hình thức hành hình, mặc dù không phải là một đứa trẻ, mà là  một ông thị trưởng được dân  bầu như một sự trả thù của chính quyền Ukraina. Có lẽ,  vũ khí của quân ly khai (xin lỗi, chính quyền địa phương) sẽ ít hơn nhiều, nhưng việc sử dụng các vũ khí,  phương tiện chiến tranh Gibryd không bị cấm trong Hiệp định Minsk. Nhờ đó có thể kích động một cuộc chiến tranh mới. Nhưng đó là cuộc nội chiến, và nước Nga sẽ không bị dính dáng đến cuộc chiến tranh này.

Ai dám đảm bảo rằng Russian  Productions (sản phẩm made in Rusia) sẽ không được dùng để cho ra đời một kịch bản như vậy? Cuộc bầu cử sẽ thay đổi hoàn  cảnh và vai trò của các diễn viên, nhưng các nhà sản xuất và đạo diễn tiếp tục làm việc trên các vở kịch lịch sử, mà  cốt truyện bi thảm có thể là kết cục cho Ukraina.

Hợp thức hóa quyền lực ở miền Đông  có thể dẫn đến phân tán quyền  lực ở Kiev. Ngày nay, Liên minh cầm quyền  không huy động đủ  300 phiếu cho sửa đổi Hiến pháp tại lần bỏ phiếu thứ hai ở quốc hội, như không có đa số để thông qua một đạo luật riêng về cuộc bầu cử tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Về mặt lý thuyết, họ có thể huy động thêm só phiếu ủng hộ từ bên ngoài Liên minh. Nhưng nước cờ này cuối cùng làm suy yếu sự thống nhất của Liên minh cầm quyền, và có thể dẫn đến sự giải tán Liên minh. Đồng thời bước đi này cũng sẽ gây chấn động lòng tin của công chúng, mà  rất cần thiết trên thực tế, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang trải qua nhũng thử thách, biến đổi rất đau đớn. Lòng tin của công chúng cũng giống như xi măng  để xây những bức  tường mới.  Không có lòng tin thì các cải cách có thể sẽ đổ vỡ.

Không loại trừ việc châu Âu sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể cho Ukraina để khôi phục lại cơ sở hạ tầng và kinh tế của khu vực phía Đông. Và thậm chí Châu Âu cũng có thể sẽ tích cực hợp tác nhiều hơn trong  vấn đề bãi bỏ chế độ thị thực. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho những hỗ trợ  này cho chúng ta có thể sẽ là quá nhiều”

Nguyễn Hoàng Lân dịch (theo facenews.ua)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề