Ukraina nên học hỏi gì từ bài học kinh nghiệm của Croatia – nhật ký của nhà kinh tế

Zoran Horvat cho khách khách du lịch thuê phòng ở Dubrovnik, trong khu phố cổ. Đó là một mùa hè đẹp năm  2011. Zoran chỉ cho thấy khách hàng của mình một nơi mà từ đó ông và các đồng chí của ông có lúc đã bắn vào người Serbia, nơi mà từ đó họ bơi  thuyền tham gia đội du kích trên vùng biển  Adriatic, ông sờ tay lên những vết  đạn trên đá trắng của bức tường thành phố – và khóc. Ở Croatia đã từng xảy ra một cuộc chiến tranh!

Split_06

Tốt nhất nên phát biểu sau một vài năm, hoặc sau cả một thế hệ.  Trong năm 2016 Andrew Plenkovich, người Croat, đại biểu Nghị viện châu Âu sẽ đến thăm  Trường Kinh tế Kiev. Ông sẽ kể  về Croatia, về các gia đình thiểu số người Sebia – đến bây giờ vẫn cảnh giác với các nhà chức trách Croatia, về các  cựu chiến binh chiến tranh, hai mươi năm trước đây, đã bị mất một cánh tay hoặc một chân, xuống đường để yêu cầu bảo trợ xã hội của nhà nước, về những dấu vết đau đớn của chiến tranh mà đến nay vẫn còn đọng lại. Sẽ không  một người Ukraina nào  trong hội trường không xúc động khi nghe câu chuyện này.

Hầu như trong  toàn bộ thế kỷ XX Croatia là một phần của Nam Tư (đầu tiên của vương quốc, và sau đó – sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai – nước cộng hòa thuộc Liên bang Nam tư). Năm 1991, Croatia tuyên bố độc lập. Và gần như ngay lập tức  đất nước đã phải cầm vũ khí – người Serbia ly khai với sự hỗ trợ của quân đội Nam Tư đã xâm chiếm một phần ba lãnh thổ của đất nước. Chỉ sau năm năm, Croatia mới có  đủ sức mạnh để tiến hành bốn chiến dịch quân sự nhanh chóng trong một vài ngày đánh đuổi người Serbia và thống nhất đất nước. Có khoảng 200-250 nghìn người Serbia rời Croatia và  đã làm thay đổi đáng kể  thành phần các  dân tộc thiểu số của đất nước bốn triệu dân này.

Croatia đã bắt đầu con đường hội nhập với châu Âu  vào năm 2001 với việc ký kết “Hiệp định về ổn định và hội nhập với EU”. Croatia nộp đơn xin làm thành viên EU vào năm 2003,  và chỉ đến năm 2013, sau 10 năm, trải qua vô số cuộc họp, đàm phán, sự chậm trễ, đánh giá và sàng lọc, đất nước đã trở thành thành viên đầy đủ của Liên minh châu Âu. Ngoài việc tiếp nhận những cơn  “sóng thần về  pháp luật” trong nền kinh tế, chính trị và đấu tranh chống tham nhũng, Croatia đã phải hợp tác với Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ, để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Slovenia, thuyết phục người dân của họ đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý (66% số phiếu phiếu ủng hộ việc gia nhập EU). Plenkovichu Andrew hiên nay đã xấp xỉ  bốn mươi, năm 1991, khi Croatia giành được độc lập, anh lúc đó mới xấp xỉ hai mươi. Là một cộng sự của các tổ chức Phi chính phủ, sau đó trở thành nhà ngoại giao, chính trị gia, nghị sĩ, anh đã dành trọn đúng một nửa quãng đời  vừa qua cho việc đưa đất nước mình hội nhập với EU.

Tìm hiểu về lịch sử Croatia, ta không thể không thấy rất nhiều nét tương đồng với Ukraina. Không ai có thể hiểu hết được nỗi ám ảnh của hai triệu người (gần 5% dân số) tỵ nạn, các thành phố và các nhà máy bị tàn phá, hơn hai nghìn người chết và hàng ngàn cựu binh và dân thường  tàn phế về thể chất và tinh thần. Croatia, đã vượt qua một chặng đường hơn hai mươi năm, đến nay vẫn chưa hồi phục hoàn toàn từ bi kịch của nó. Cuộc chiến tranh ở Ukraina sẽ còn kéo dài bao lâu, và làm thế nào để đối phó với hậu quả của nó  – để hiểu đầy đủ, có lẽ, phải dành điều này cho thế hệ con cháu của chúng ta.

Croatia đã được tiếp nhận vào EU trong thời kỳ mà chính sách mở rộng mạnh mẽ trong khu vực Balkan được ban hành. Hiện nay, mặc dù có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ những người châu Âu, một chính sách tương tự  như vậy đối với Ukraina (và các nước hậu Xô Viết khác)  không tồn tại. Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu trong bối cảnh của sự thay đổi liên tục của các mối đe dọa bên ngoài và trong nội bộ  – các cuộc tấn công khủng bố, những người tị nạn, cuộc khủng hoảng ngân hàng Hy Lạp hoặc Brexit, đã bao trùm lên toàn bộ châu Âu. Phản ứng đe dọa từ nước Nga là yếu tố cơ bản cần tính đến trong việc tiếp tục mở rộng EU về phía Đông hay không, Ukraina  sẽ trở thành một “showcase của nền dân chủ” hoặc một vùng đệm màu xám hay không – điều đó đa phần không phụ thuộc vào đất nước Ukraina.

Những người Croatia, chắc hẳn, không biết bất cứ điều gì  khi họ kéo lê đất nước bị chiến tranh tàn phá hướng đến một tương lai tươi sáng không xác định – châu Âu, họ chỉ biết hành động theo nguyên tắc ” làm những gì cần thiết trước mắt- rồi đến đâu thì đến”.  Theo nguyên tắc này thì các tình nguyện viên người Ukraina đã chuyên chở trên những chiếc xe con của họ các máy sưởi, chăn màn, túi ngủ, đồ ăn..cho mặt trận trong  thời kỳ hỗn loạn,  các doanh nhân và nhiều nhân vật “cổ cồn giầu có”, những người lên nắm chính quyền sau thời kỳ Maidan và tạo ProZorro* cũng hành động tương tự, thế rồi các tình nguyện viên và các chuyên gia đang bận rộn trong trong gói cải cách cấp tốc cho nền kinh tế  và trong VoxUkraina **. Liệu Ukraina, thông qua  cải cách,  cuối cùng sẽ đến được với EU hay không, liệu cánh cửa EU sẽ mở đón Ukraina hay không, trong mọi trường hợp, bạn cần phải hiểu rằng những gì đang xảy ra hiện nay đó là một quá trình kiến tạo có độ dài bằng cả một đời người.

 

  • * Prozorro: Đây là cơ sở dữ liệu tập trung, nơi giao dịch và lưu trữ tất cả dữ liệu về mua sắm công.
  • ** VoxUkraina cổng thông tin được tạo ra để thảo luận về các sự kiện ở Ukraina. Nguồn gốc của sáng kiến này xuất xứ từ các sinh viên tốt nghiệp của KSE. VoxUkraina tạo ra nhằm thúc đẩy phân tích chính sách dựa trên bằng chứng và lời bình luận của các học giả hàng đầu, các chính trị gia và doanh nhân. Các đối tượng mục tiêu – những người làm việc trong chính phủ và các tổ chức quốc tế tham gia vào hoạt động nghiên cứu và kinh doanh, cũng như các nhà báo chuyên về chủ đề kinh tế, chính trị và kinh doanh.

Bài viết của Мария Репко

Phó Giám đốc Trung tâm Chiến lược kinh tế

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ theo http://nv.ua


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề