Nước Nga: Từ trừng phạt đến cấm vận

Nữ phóng viên Catherine Kislyarova đã đưa ra một câu hỏi rất hay:

– Xin vui lòng cho biết làm thế nào để cải thiện tình hình kinh tế trong nước mà không có can thiệp chính trị,?

– Câu hỏi hay. Nói ngắn gọn là không  thẻ không có sự can thiệp của chính trị.

Bây giờ tôi xin đi vào chi tiết. Hiện tại nền kinh tế của Nga đang đối mặt với 4 yếu tố tiêu cực.

1. Các lệnh trừng phạt.

Đây là vấn đề nhỏ. Các biện pháp trừng phạt chẳng qua chỉ mang tính biểu tượng. Vâng, những người thân cận quanh Putin mất mát khoảng 5-10 tỷ đô la Mỹ. Đối với những người có quyền truy cập đến một nghìn tỷ – thì mất mát đó chả thấm vào đâu. Ở đây yếu tố tâm lý và uy tín bị tác động nhiều hơn. Bây giờ họ đang gặp vấn đề với Phương Tây, nhưng đây là vấn đề cá nhân của khoảng vài chục người. Giá mà kinh doanh làm việc tốt thì số còn lại trong tổng số hàng trăm ngàn lãnh đạo doanh nghiệp có thể thông cảm và chia sẻ với những người không gặp may.

2. Giá dầu thấp.

Dưới thời Yeltsin, giá còn thấp hơn hai lần. Nhưng Ngân sách vẫn làm việc và kinh doanh vẫn phát triển. Vâng, Mikhail Khodorkovsky, chỉ nhận được một chút lợi nhuận. Tuy nhiên ông ấy có được một sự khuyến khích để làm cho công ty Yukos phát triển hiệu quả hơn. Họ có  lợi nhuận và họ trả thuế đều cho ngân sách.

Tình hình hiện nay  cũng tương tự như đợt mùa màng thất thu trong thời kỳ Xô Viết. Mất mùa dẫn đến thiếu bánh mì trong nước, xếp hàng và nạn đói. Khi đất nước mở của thì chẳng ai nói về mùa màng thất bát. Mặc dù giá lương thực trên thị trường thế giới có tăng một chút ít nhưng cũng không có bi kịch nào xảy ra.

3. Các biện pháp chống trừng phạt và thay thế nhập khẩu.

Điều này là nghiêm trọng.

Tôi có cảm tưởng rằng ý tưởng về chống trừng phạt – đó là một phép thử hương vị của lệnh cấm vận thương mại toàn phần. Ngân sách đã không còn nhận được các khoản thanh toán thuế từ hải quan và từ những công ty vận tải, sản xuất và kinh doanh. Còn để tiến hành các biện pháp thay thế nhập khẩu thì đòi hỏi phải có đầu tư và bù lỗ cho việc duy trì giá cả hợp lý. Sản phẩm giá rẻ chỉ có thể được sản xuất trong môi trường cạnh tranh, thế mà môi trường đó hiện không còn nữa.

4. Nhưng yếu tố quan trọng nhất là ở Nga không còn tồn tại kinh doanh tự do, nó đã bị bóp chết bởi các loại thuế, tống tiền, hối lộ, bảo kê. Có những tổng công ty nhà nước không những không trả tiền thuế, mà còn tìm cách quỵt cả tiền lương của các cụ hưu trí. Thậm chí Tổng thống, khi nói về  kinh tế tự do, khẳng định rằng Đảng Tự do Kinh tế sẽ sớm được phục hồi. Đã có ai cấm Nó bao giờ đâu nhỉ?

Bây giờ ta chuyển sang chủ đề chính trị. Đây là yếu tố duy nhất đã cắt ngang sự phát triển của Nga.

Dù cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, tất cả các phòng ban khác có cố gắng tỏ ra khôn ngoan đến đâu đi chăng nữa thì kết cục vẫn là “Trishkin caftan” (giật gấu vá vai). Nếu giữ giá đồng USD thì dự trữ ngoại tệ tan chảy. Để cho thị trường thả nổi thì ngay lập tức giá cả tăng cao và đã bắt đầu quá trình “suy sụp” của những người về hưu, những gia đình đông con, bà mẹ độc thân và các tầng lớp nghèo khó trong xã hội.

Nga hiện không đủ khả năng bao cấp cho Crimea và Donbas. Vào mùa đông tình hình sẽ rất xấu.

Và bây giờ lại là vấn đề Syria. Và rồi sẽ không chỉ là tuyên bố về trừng phạt mà là một lệnh cấm vận toàn diện.

Như vậy, có nghĩa là chúng ta chỉ còn hy vọng vào việc được phân phối viện trợ nhân đạo.

Và đã có chuyên gia phụ trách về vấn đề này. Marina Salie nói rằng ở văn phòng thị trưởng của St. Petersburg đã chỉ định một nhân vật tương đối nhanh nhẹn, để phụ trách các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Ông ấy đã kịp kiếm cho mình hàng triệu đô la mỹ trên đống viện trợ nhân đạo.

Bài viết của chính trị gia Nga  Konstantin Barovoi

Nguyễn Hoàng Lân dịch (theo echo.msk.ru)

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Nước Nga: Từ trừng phạt đến cấm vận”:

  1. Trần Đình Giang viết:

    Người đàn anh Nga Sô của chúng ta thật sự vĩ đai.  Chủ nghĩa Mát Lê Nin bách chiến bách thắng muôn năm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề