Trung Quốc và Nga: Sẽ kiểm soát Thái Bình Dương?

Trung Quốc và Nga đang tăng cường hơn nữa mối quan hệ quân sự bằng cuộc tập hải quân chung mang tên  “Liên hợp trên biển-2015 (II)”. Cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Nhật Bản tăng cường quan hệ quân sự, ý tưởng cho cuộc tập trận lần này có thể là hành động đáp trả.

Thứ Bảy vừa rồi Trung Quốc đã phái bảy tàu chiến, năm máy bay chiến đấu, sáu máy bay trực thăng trên tàu chiến, 21 xe lưỡng cư và 200 thủy quân lục chiến từ cảng Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông đến cảng Vladivostok để tham gia tập trận cùng 12 máy bay hải quân của hải quân Nga, 20 tàu chiến, chín xe lưỡng cư, hai tàu ngầm và 200 thủy quân lục chiến. Ngoài cuộc tập trận tại biển Nhật Bản, hai nước sẽ có cuộc diễn tập tại Vịnh Peter Đại đế và vùng biển ngoài khơi Cape Clerk từ ngày 20 đến 28 tháng này.

Các cuộc tập trận kéo dài chín ngày sẽ bao gồm các hoạt động song phương cho thủy quân lục chiến hai nước tấn công đổ bộ. Mục đích chính của cuộc tập trận lần này là huấn luyện chống tàu ngầm, bảo vệ thông tin liên lạc của hải quân, phòng không và các bài tập chống tàu nổi.

Vào cuối tháng Bảy, Nga ban hành một học thuyết hải quân sửa đổi trong đó nêu rõ Trung Quốc là đối tác chính của điện Kremlin tại Thái Bình Dương. Đây có thể là những nỗ lực chung để chống lại Nhật Bản khi họ ủng hộ học thuyết “xoay trục” của Mỹ.

Các đồng minh của Mỹ tại châu Á đang lo ngại về các cuộc tập trận

Điều đáng lưu ý rằng vùng biển Nhật Bản được bao quanh bởi bốn quốc gia – Nhật Bản, Nga, Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên và Hải quân Trung Quốc chưa bao giờ tập trận tại khu vực này.

Tuy nhiên, một nguồn tin gần gũi của các cuộc tập trận này nói với hãng tin Tân Hoa Xã rằng các bài tập “không nhằm vào bên thứ ba và không liên quan đến hiện trạng khu vực”, thông tin cũng nhấn mạnh cuộc tập trận là một phần trong chương trình trao đổi thường niên giữa quân đội Nga và Trung Quốc.

Thực tế là Bắc Kinh và Moscow đang có kế hoạch thực hiện một cuộc đổ bộ bờ biển bằng thủy quân lục chiến. Điều này gây lo ngại cho các nước trong khu vực khi bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra ở Thái Bình Dương.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc giải thích về quyết định tổ chức các cuộc tập trận có nghĩa là “tăng cường sự hợp tác chiến lược toàn diện cũng như tăng cường quan hệ đối tác giữa Nga – Trung Quốc và để tăng khả năng quân sự của hai nước nhằm chống lại các mối đe dọa hàng hải.”

Hợp tác Hoa Kỳ – Nhật Bản có thể dẫn đến “thảm họa”

Các cuộc tập trận kéo dài một tuần diễn ra tại thời điểm cuộc chạy đua quân sự giữa các nước ngày càng khốc liệu ở châu Á Thái Bình Dương diễn ra đồng thời với học thuyết “xoay trục” của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nội dung của học thuyết là  Hải quân Hoa kỳ sẽ hiện diện 60% lực lượng tại châu Á Thái Bình Dương.

Về phía Nhật Bản trong những năm trở lại đây họ đang nỗ lực thay đổi hiến pháp cho phép đất nước thoát khỏi chủ nghĩa hòa bình và kết hợp lực lượng với Mỹ trong các hoạt động tại khu vực. Tuy nhiên, không phải tất cả người Nhật Bản coi hành động này là hợp lý.

Bởi vì sức mạnh ngày càng phát triển của mối quan hệ giữa Tokyo và Washington sẽ làm “Nhật Bản có thể bỏ lỡ những cơ hội kết nối với sự phát triển cơ sở hạ tầng rộng lớn Á – Âu, bao gồm cả kết nối đường sắt cao tốc chạy qua Siberia, kết  nối trực tiếp các thành phố duyên hải Trung Quốc với các cảng ở châu Âu (trong đó trong tương lai sẽ trở thành tuyến đường thương mại lớn nhất trong lịch sử),” theo The Japan Times.

“Về lâu dài khi Nhật Bản tham gia đầy đủ vào kế hoạch thống trị của Mỹ sẽ là thảm họa cho chính mình,” tác giả của bài báo cảnh báo.

Để phản ứng trước việc Nhật Bản ngày càng gắn chặt  với Mỹ, Moscow và Bắc Kinh đã gia tăng sự răn đe về quân sự, trong đó bao gồm cả học thuyết hải quân của Nga được sửa đổi và thay đổi trọng tâm của Trung Quốc để thực hiện các cuộc tập trận hải quân ở Thái Bình Dương  đặc biệt trong các hành động tranh chấp tại biển Đông.

Tham vọng quân sự lớn của hợp tác quân sự Nga – Trung

Mặt khác Nga và Nhật Bản vừa mới bắt đầu một vòng mới của cuộc xung đột liên quan đến tranh chấp về quần đảo Kuril ở Thái Bình Dương. Ngày 14 tháng 08 Bộ Ngoại giao Nga đã bác bỏ phản đối của Nhật Bản về chuyến thăm của quan chức Kremlin đến quần đảo Kuril khi Tokyo tuyên bố quần đảo này là lãnh thổ của họ.

Bên cạnh đó, hồi đầu tháng này quan hệ giữa Moscow và Tokyo lại đạt đến điểm căng thẳng mới khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố ra lệnh cho quân đội nước này đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở quân sự và dân sự trên quần đảo Kuril. Người Nhật đã bày tỏ quan ngại về việc Nga xây dựng quân đội ở phía đông đất nước, bao gồm cả trên quần đảo Kuril. Điều đáng lo ngại nữa là Nga đã đồng ý tham dự các bài tập quân sự hải quân vào tháng 05-2016 tại biển Đông với đồng minh Châu Á Thái Bình Dương, hiện khu vực này đang xảy ra tranh chấp giữa các nước. Trung Quốc cũng đang lên kết hoạch cho cuộc diễu hành quân sự quy mô lớn sẽ được tổ chức vào tháng Chín để mừng chiến thắng trước lực lượng Nhật Bản cũng như chiến thắng phát – xít trong Thế chiến II và Nga đã đồng ý tham dự. Đây là một sự trao đổi xã giao, khi  Trung Quốc đã đến Quảng trường Đỏ tham dự ngày chiến thắng của Nga vào tháng Năm vừa qua.

Đức Dũng (theo valuewalk)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề