Trung quốc sẽ tước nốt con át chủ bài cuối cùng từ tay Putin

Các phương tiện truyền thông thường nói về việc chuyển giao lãnh thổ của Nga cho Trung Quốc và về chuyện người Trung Quốc đang nhập cư và choán đầy Siberia, nhưng để hiểu được những gì đang xảy ra giữa hai nước thì quan trọng hơn cả vẫn là tìm hiểu  việc Trung Quốc đang nhanh chóng tăng thị phần sở hữu trong doanh nghiệp trọng điểm của Nga liên quan đến việc khai thác và chế biến nguyên liệu – nhà báo, học giả Mỹ về nước Nga – Paul Goble viết.

Người Trung Quốc biết tận dụng cơn khát tiền của nước  Nga, nhưng hành động của họ ở Nga có những đặc điểm nổi bật. Một mặt, Trung Quốc thường là hành động tương đối chậm và cẩn thận khi đầu tư vào thị trường nước ngoài,  trước khi tham gia tích cực họ thường kiểm tra tình hình rất kỹ lưỡng.

Mặt khác, các quan chức Moscow công khai thừa nhận rằng họ có ý định cho phép Trung Quốc mua cổ phần khống chế không chỉ trong các doanh nghiệp khai thác và vận chuyển, mà còn trong các lĩnh vực  tài nguyên khoáng sản.

Nếu điều này tiếp tục, nó sẽ có nghĩa là một phần của nền kinh tế Nga, mà Putin rất kỳ vọng vào tương lai phát triển, có thể phải chuyển giao dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Như thế cũng có nghĩa rằng sự xoay trục của Putin về phía Đông  có thể làm cho nước Nga trở thành một nạn nhân của chủ nghĩa thực dân Trung Quốc và không đem lại hạnh phúc cho dân tộc Nga.

Báo độc lập  “Nezavisimaya Gazeta” của Nga  đã viết rằng Trung Quốc đang mở rộng tích cực ảnh hưởng trong  các lĩnh vực nguyên liệu của Nga, và các cơ quan chức năng cho phép chuyển nhượng quyền kiểm soát  cho các công ty Trung Quốc trong các mỏ khoáng sản chiến lược của Nga.

Công ty hóa dầu Trung Quốc Sinopec tuần qua đã ký một thỏa thuận mua 10% cổ phần trong tập đoàn hóa dầu Nga “Sibur”. Đây là tập đoàn xử lý khí và hóa dầu lớn nhất của Nga. Đồng thời trong một vài năm tới, các công ty Trung Quốc sẽ mua thêm 10% cổ phần ở “Sibur”. Hiện tại các cổ đông lớn của “Sibur” là Leonid Michelson (50,2%), Cyril Shamalov (21,3%), Gennady Timchenko (15,3%), và nguyên (và đương thời) tổng giám đốc nắm  (13,2%).

Để tìm hiểu xem  làm thế nào Tập đoàn nhà nước “Sibur” trở thành tài sản của các cộng sự của ông Putin, nên đọc bài viết “Putin, Shamalova và vụ cướp  Sibur”.

Một  thương vụ quyen thuộc khác trong tuần qua là việc bán  9,9% cổ phần của “Yamal LNG”  cho Quỹ đầu tư “Silk Road” của Trung quốc. Nhờ đó mà  thị phần của các công ty Trung Quốc đã chiếm gần 30%. Ngoài việc mua 9,9% cổ phần, Quỹ đầu tư “Silk Road” của Trung quốc còn cấp một khoản vay 730 triệu euro cho dự án “Yamal LNG”.

Mối quan tâm của người Trung Quốc không dừng lại ở những thương vụ này. Trước đó đã có thông báo rằng chính phủ Nga đang chuẩn bị bán 19,5% cổ phần của “Rosneft” trong năm 2016. Và người đứng đầu Bộ tài chính Nga Anton Siluanov nói rằng các nhà đầu tư Trung Quốc là một trong số các ứng cử viên tiềm năng để  mua cổ phần đó.

Mở rộng của Trung Quốc trong các công ty khai thác mỏ  và khoáng sản của Nga  tăng nhanh. Cũng chính công ty Sinopec của Trung Quốc, từ năm 2006, sở hữu gần một nửa công ty dầu khí  “Udmurtneft” cùng với  “Rosneft”  và đại diện của Sinopec chiếm bốn chân trong tổng số chín chỗ trong hội đồng quản trị.

Phó Thủ tướng Nga  Arkady Dvorkovich cũng không loại trừ khả năng bán cho các nhà đầu tư Trung Quốc hơn 50% cổ phần trong các lĩnh vực khai khoáng chiến lược.

“Trung Quốc nói chung rất cẩn thận khi hoạt động trên thị trường nước ngoài – ban đầu họ chỉ mua một lượng cổ phần nhỏ, theo dõi, xem xét xem liệu có nảy sinh vấn đề gì không. Và nếu không – thì sẽ làm tiếp”- Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Andrei Ostrovsky cho biết.

Kết quả là, các công ty địa phương đều bị mua  và chính phủ Trung Quốc sẽ làm chủ các doanh nghiệp, chuyên gia cho biết.

Nguyễn Hoàng Lân theo readmore.com.ua


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề