Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “có mọi quyền khai thác ở Biển Hoa Đông”

Trung Quốc tuyên bố họ có mọi quyền khoan ở Biển Hoa Đông gần vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, thêm vào đó họ “không nhận ra” đường  ranh giới được đặt ra nhằm phân định giữa hai nước do Nhật Bản “đơn phương” tạo ra.

Tuần này Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc ngừng xây dựng các giàn khoan thăm dò dầu mỏ và khí đốt tại Biển Hoa Đông, gần vùng biển tranh chấp giữa hai quốc gia, họ cũng lo ngại Trung Quốc có thể dựa vào cuộc tập trận nhằm che dấu ý đồ khai thác trên vùng biển mở rộng vào lãnh hải Nhật Bản.

Tàu tuần tra và máy bay hai nước đã liên tục va chạm nhau trong khu vực vài năm qua, làm tăng lo ngại về một cuộc đối đầu và xung đột.

Trong một sự leo thang về các cuộc tranh cãi mới nhất, Nhật Bản công bố hình ảnh chụp từ trên không về việc Trung Quốc đang xây dựng trong khu vực cùng với cáo buộc Trung Quốc đơn phương mở rộng lãnh hải trong vùng biển tranh chấp cũng như thái độ phớt lờ và không thực hiện thỏa thuận năm 2008 để cùng nhau phát triển các nguồn tài nguyên tại đó.

Nhật Bản cho biết Trung Quốc lại tiếp tục thăm dò ở Biển Hoa Đông hai năm trước. Cũng vì mối nguy cơ này năm 2012 Chính phủ Nhật Bản đã chọc giận Trung Quốc bằng cách mua lại một chuỗi đảo tranh chấp từ chủ sở hữu tư nhân. Trước đó, Trung Quốc đã cắt giảm các hoạt động theo một thỏa thuận với Nhật Bản để cùng nhau phát triển các nguồn tài nguyên dưới đáy biển tại khu vực tranh chấp.

Các cơ sở hạ tầng đang được Trung Quốc dựng lên gần một đường giới tuyến phân định vùng đặc quyền kinh tế của hai nước, theo một quan chức Nhật Bản cho biết.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc các hoạt động khoan của nước này tại vùng biển hoàn toàn không nằm trong sự tranh chấp và nó thuộc quyền quản lý của nhà nước Trung Quốc, điều này “hoàn toàn phù hợp và hợp pháp”.

“Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chưa phân định đường biên giới trên biển tại Biển Hoa Đông và Trung Quốc không công nhận phía Nhật Bản đơn phương đánh dấu cái gọi là” đường giới tuyến,” Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Tuyên bố còn nêu rõ vị thế của Trung Quốc là có một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa ở Biển Đông kéo dài đến vùng lõm Okinawa. Nhật Bản là bên bóp méo sự đồng thuận đã đạt được trong năm 2008 và Nhật Bản cần phải “tạo điều kiện tốt cũng như bầu không khí” cho việc nối lại các cuộc đàm phán, đây là cách tốt nhất mà Trung Quốc luôn coi trọng để quản lý các tranh chấp, Bộ cho biết.

Nhật Bản lo ngại rằng các giàn khoan sẽ khai thác vào các mỏ khí đốt nằm trên đường ranh giới và cũng có thể được sử dụng như là các trạm radar quan sát hoặc các căn cứ cho các loại máy bay chiến đấu hoặc máy bay khác để kiểm soát không trung cũng như các hoạt động trên biển gần chuỗi đảo tranh chấp Senkaku ở Nhật Bản hay Điếu Ngư ở Trung Quốc.

 

Theo Reuters


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề