Trump có cơ hội giúp Ukraina và không làm phật lòng Nga

Tổng thống Donald Trump đã cho biết rõ rằng ông muốn xây dựng các mối quan hệ tốt hơn với Nga. Đó là một ý tưởng hấp dẫn, nhưng cái đó hoàn toàn không phải là mới.Liệu ông Trump có thể thành công đạt được điều mà người tiền nhiệm của ông đã thất bại hay không? Bản thân ông nghĩ rằng ông đang có cơ hội. Về điều này ở trang The National Interest, cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ Zalmay Khalilzad viết. Ông lưu ý rằng Nga và Mỹ có thể có chung các lợi ích trong lĩnh vực an ninh và sự đóng góp của Nga có thể được sử dụng để giải quyết một số thách thức toàn cầu, mà trước sự xuất hiện của chúng, thế giới ngày nay đang phải đối mặt. Tuy nhiên, các mối quan hệ mang tính xây dựng với Nga sẽ đòi hỏi nhiều hơn là quan hệ cá nhân tốt giữa ông Trump và ông Putin, chưa kể đến những quan điểm dân tộc chung của họ. Hợp tác với Nga cũng liên quan đến những rủi ro. Nỗ lực có thể thất bại, hoặc điện Kremlin có thể trở nên hung hăng hơn. Nhưng với những rủi ro thì có thể xử lý được và tăng các cơ hội thành công nếu ông Trump sẽ đến với Nga từ một vị trí của sức mạnh, và nếu Washington bắt đầu hợp tác trên ba khu vực, mà trong đó hợp tác là hoàn toàn có thể đó là: cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo và cũng như vấn đề Châu Âu và kiểm soát vũ khí. Hành động từ vị trí của sức mạnh có nghĩa là hợp tác với Moscow sẽ dự đoán được và nhất quán. Để đảm bảo rằng tái lập quan hệ với Nga không có nghĩa là để làm suy yếu sự đoàn kết của đồng minh ở châu Âu, Tổng thống Trump đầu tiên là cần nên gặp họ, khi mà họ đang còn lo lắng vì các tuyên bố của ông về NATO, EU và Moscow. Châu Âu đang hoài nghi về khả năng tái lập quan hệ với Moscow. Tác giả lưu ý rằng các kỹ năng đàm phán của ông Trump ngay từ đầu đã phải đối mặt với những thử thách. Bởi vì để có sự thành công của chính sách của mình, thì ông Tramp sẽ phải thuyết phục ông Putin có những nhượng bộ nhất định. Nếu không có điều này, Tổng thống mới sẽ không thể giành được sự hỗ trợ trong Quốc hội, nơi mà tâm lý thù địch đối với điện Kremlin ở cả hai Đảng đang thống trị, đặc biệt là sau những nỗ lực mà Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ. Quốc hội Mỹ đang cố gắng thậm chí tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Moscow có thể tránh được điều này nếu họ rút quân khỏi miền Đông của Ukraina, buộc các con rối của họ tôn trọng lệnh ngừng bắn và chấm dứt việc sắp đặt các hành động khiêu khích chống lại các nước vùng Baltic. Chỉ sau những thứ đó thì ở ông Trump sẽ xuất hiện các cơ hội để có thể thành công đạt được hợp tác rộng rãi với Nga trong ba vấn đề. Thứ nhất, sự quan tâm chung lớn nhất của Nga và Mỹ – đó là cuộc đấu tranh chống lại ” Nhà nước Hồi giáo “. Hợp tác cùng nhau để tiêu diệt tổ chức khủng bố ở Syria sẽ là một khởi đầu tốt, bằng việc tiếp tục của sự hợp tác đó mà có thể trở thành những thỏa thuận thực chất hơn về tương lai trên đất nước bị chiến tranh tàn phá. Washington và Moscow có thể đạt được thỏa thuận rằng chế độ Bashar Assad sẽ duy trì quyền lực ở các vùng lãnh thổ, nơi mà họ giám sát và phe đối lập – trên các vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của họ. Đồng thời họ có thể thống nhất thành một Syria duy nhất bởi các mối quan hệ dạng như Liên đoàn (công đoàn của các quốc gia có chủ quyền đối với các mục đích cụ thể hoặc hành động chung –nv). Một mô hình như vậy có thể giữ hòa bình trong nước, khi mà chưa lập ra được một kế hoạch dài hạn cho sự biến đổi thời hậu chiến ở Syria.

“Điều thứ hai, hoàn toàn có thể là Washington phối hợp với các đồng minh của nó giúp Kiev và Moscow đạt được thỏa thuận, mà thỏa thuận đó sẽ tôn trọng các lợi ích của Nga cũng như đồng thời sự độc lập của Ukraina. Lịch sử đưa ra một số tiền lệ mà theo đó Ukraina có thể bước theo ” – cựu nhà ngoại giao Mỹ cho biết. Ông thừa nhận rằng về mặt lý thuyết có thể Ukraina gia nhập NATO. Còn thực tế trong ngắn hạn Ukraina có thể chọn trung lập như nước  Áo trong Chiến tranh Lạnh. “Như Thụy Điển, Ukraina có thể lựa chọn cách duy trì tính trung lập và xây dựng các mối quan hệ mạnh mẽ với NATO. Hoặc là Ukraina như Phần Lan, có thể vẫn là hoàn toàn trung lập, và sau đó trở thành đối tác NATO đúng lúc”, – bài viết cho biết. Cựu đại sứ Mỹ tại LHQ nói rằng ông Trump cần nên nhấn mạnh vào việc duy trì sự độc lập và chủ quyền của Ukraina. Nhưng về Crưm, một thời gian có thể xem “như các nước Baltic trong thời Chiến tranh Lạnh”. “Không công nhận Crưm là một phần của Nga, Washington có thể duy trì bình thường các công việc với Nga”, – bài viết cho biết.

Thứ ba, Moscow và chính quyền mới ở Washington có thể đạt được những thỏa thuận mới trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Mỹ và Nga nói chung có cùng các lợi ích trong việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, khi nói đến Iran, Bắc Triều Tiên hay ngay cả Trung Quốc. Nhưng chính quyền mới sẽ phải tìm ra một cách để thuyết phục Moscow rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không nhằm chống lại Nga.

Trước đó, trong bài viết cho ZN.UA Julia Kurnishova đã viết rằng chính quyền của ông Trump sẽ là đối tác khó khăn đối với Kiev. Theo bà, vấn đề quan hệ với Ukraina trong chính quyền của Donald Trump có thể phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence thừa kế, người nghĩ theo tinh thần chủ đạo của đảng Cộng hòa và tuân thủ quan điểm cứng nhắc trong quan hệ với Nga. Tuy nhiên, trong các quan hệ Ukraina-Mỹ sẽ gặp phải những khó khăn liên quan đến quan điểm chính sách ngoại của ông Trump. Như ông giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược quốc gia, cố vấn của Tổng thống Ukraina Volodymyr Gorbulin viết trong bài báo của mình cho  báo ZN.UA, Tổng thống mới của Mỹ Donald Trump, nghe ra không có chiến lược phát triển quy mô lớn và dài hạn cho chính sách đối ngoại của Mỹ.

Nguyễn Vinh (theo zn)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề