Tổng thống Trump vẫn “bốc đồng”

Cả thế giới lo sợ Trump trúng cử Tổng thống Mỹ và chỉ duy nhất một nước vui mừng và hy vọng: Đất nước Nga của Putin
Và điều đó đã trở thành hiện thực.
Một người nói năng văng mạng, trạng thái bất thường, bốc đồng, thích gây gổ đã làm Tổng thống Mỹ.
Khi tiếp quản phòng bầu dục cách nói năng của ông Trump cũng không thay đổi: Gây hấn khắp nơi, so sánh khập khễnh và vẫn thần tượng Putin một cách khó hiểu và gây lo ngại khi luôn muốn tháo bỏ cấm vận Nga.
Các Bộ trưởng trong chính phủ của ông Trump cũng thiếu nhất quán trong phát ngôn.
Bộ trưởng Ngoại giao “sẽ ngăn chặn TQ lên đảo nhân tạo”.
Cố vấn cao cấp của Trump “chúng ta sẽ có cuộc chiến ở biển đông trong 5-10 năm nữa”.
Bộ trưởng Quốc phòng “Mỹ chưa cần hành động quân sự lớn ở Biển đông”.

Ông Trump có vẻ mê gây hấn và đối đầu. Ngay bài phát biểu trong lễ nhậm chức ông đã phê phán các đời Tổng thống trước, mặc dù các vị cựu Tổng thống đang ngồi dự lễ đây được ví như một cách hành xử lỗ mãng. Mới đây nhất ông tiếp tục phê phán cựu Tổng thống Obama đã ký kết hiệp ước vũ khí hạt nhân với Nga. Ngày 8/2 cũng trên Twitter ông công kích thẩm phán James Robart khi gọi “người được gọi là thẩm phán kia”. Ngày 9/2 ông tiếp tục công kích Thượng nghị sĩ John McCain trên Twitter.
Theo một nguồn tin bị rò rỉ vào lúc ba giờ sáng ngày 8/2 ông Trump gọi điện cho cố vấn An ninh Quốc gia Mike Flynn chỉ để hỏi “đồng đô la mạnh hay yếu sẽ có lợi cho Mỹ”. Ông Flynn đã tư vấn cho ông Trump là nên hỏi các chuyên gia về kinh tế. Vì vậy nhiều người đang nghi ngờ về khả năng lãnh đạo nước Mỹ của ông Trump.
Ông Trump và bộ sậu không hề có sự chuẩn bị về chính sách cấm di dân. Ông ban hành sắc lệnh như kẻ trộm hầu như không ai biết, không ai hay. Sắc lệnh này gây quá nhiều phiền toái và vấp phải sự phản đối của đa số người Mỹ.
Thậm chí một thẩm phán liên bang đã vô hiệu hóa sắc lệnh này và cuộc chiến pháp lý giữa nhà trắng với giới tòa án bắt đầu. Nghiêm trọng hơn bang vàng Cali cũng bắt đầu cuộc chiến với ông Trump.
Từ khi ông Trump làm Tổng thống một bộ quan trọng nhất là Bộ Ngoại giao đã chìm nghỉm, hầu như không thấy bộ này lên tiếng. Ông cũng trở thành kẻ thù của báo chí và truyền thông.

Về chính sách đối ngoại
Ông Trump vẫn mê mẩn ông Putin và luôn miệng bảo vệ, luôn tìm cách để nới lỏng cấm vận Nga đến mức gây lo ngại cho Quốc hội buộc các nghị sĩ phải ngăn chặn. Một sự việc khá nghiêm trọng nhưng ông Trump cố tình lờ đi: Vụ Nga hack mail. Hầu như không thấy ông đả động đến sự việc này thậm chí còn nghi ngờ báo cáo của cộng đồng tình báo.
Mấy ngày qua ở miền Đông Ukraina xung đột leo thang một cách báo động, gây nhiều chết chóc và thương vong, Nga tiếp tục đổ quân vào miền Đông sau khi bị thiệt hại, mặc dù vậy trả lời với đài truyền hình Fox News ông Trump còn tỏ ý nghi ngờ và sẽ điều tra để biết sự việc.

Nhiều nhà phân tích cho rằng ông Trump muốn xích lại gần Nga để đối phó Trung Quốc và đồng thời xé lẻ liên minh Trung Nga.
Tuy nhiên ông Putin nhiều lần khẳng định “Trung Quốc là đồng minh tốt nhất của Nga”.
Ông Putin không đu dây, cũng không ngầm bắt tay với Mỹ để đối phó TQ. Vì như chúng ta đã biết bao năm nay Trung Quốc và Nga là một cặp không tách rời, luôn sát cánh bảo vệ nhau về chính trị. Thương mại với Trung Quốc luôn được thúc đẩy và mục tiêu là thị trường Trung Quốc sẽ trở thành những đối tác lớn nhất, thậm chí họ thanh toán bằng đồng nội tệ. Hai nước lại là hàng xóm sát vách và có nền chính trị tương đồng nhau.
Kết hợp với nhiều yếu tố khác nói lên rằng Nga sẽ khó rời xa Trung Quốc mà Trung Quốc có muốn chìa đồng tệ ra với Nga hay không thôi.

Mới đây nhất trong cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình (sau lá thư ông Trump gửi trước cho ông Tập) ông Trump đã nhất trí tôn trọng “Một Trung Quốc” theo lời đề nghị của ông Tập. Tờ Financial Times dẫn thông cáo của Nhà Trắng. Cuộc điện đàm đã làm thay đổi hẳn những tuyên bố hùng hổ trước đó của ông Trump khi luôn miệng “xem xét lại chính sách Một Trung Quốc”.
Ông Trump vẫn đang theo đuổi chính sách một cách khó hiểu. Khó hiểu ở chỗ vì muốn xích lại gần Nga, ông Trump có thể gây mâu thuẫn và xa châu Âu.
Ông tố các đồng minh như Nhật, Đức thao túng đồng euro và đồng Yên. Ông gây sự hoài nghi với các đồng minh bằng những phát biểu thiếu chuẩn mực và nhất quán như “Nato lỗi thời” hay chỉ trích bà Merkel về chinh sách nhập cư. Ông Trump còn vui mừng khi Anh Brexit thậm chí còn nói hàm ý “EU nên chia tách”.
Có vẻ như ông Trump vẫn chưa quen với cương vị Tổng thống siêu cường mà vẫn theo lối suy nghĩ “có lãi là làm, không cần biết hậu quả lâu dài như thế nào”.
Mỹ mạnh lên cũng do đồng minh, tất cả các chiến lược của Mỹ trên toàn cầu, cũng như bảo vệ được nền dân chủ Mỹ châu Âu đóng góp phần không nhỏ.
Rồi ông Trump cũng phải làm quen với cộng việc mới, một khối lượng công việc khổng lồ, nếu không nhiệm kỳ tiếp theo của ông sẽ bị đe dọa và đảng Cộng hòa có thể thất cử trong cuộc bầu cử vào năm 2020.
Trọng Nghĩa


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề