Tổng thống Mỹ: Sẽ xem xét tất cả lựa chọn nếu thỏa thuận hòa bình không đạt được

Tổng thống Barack Obama cho biết Mỹ đang nghiên cứu các lựa chọn để cung cấp vũ khí phòng thủ gây chết người cho Ukraine nếu như ngoại giao không để chấm dứt được khủng hoảng ở miền Đông.

Nga đã vi phạm “mọi cam kết” trong việc thực hiện thỏa thuận Minsk ông nói thêm, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức về thỏa thuận hòa bình mới.

Ông Obama đã phải chịu áp lực rất lớn từ các quan chức cấp cao Mỹ khi tất cả yêu cầu Tổng thống phải cung cấp vũ khí gây chết người cho Ukraine bất chấp sự phản đối từ Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Nga bác bỏ cáo buộc việc gửi quân đội và cung cấp vũ khí cho  phiến quân.

Các nỗ lực ngoại giao mới nhất đưa ra giữa lúc cuộc chiến khốc liệt mới đang diễn ra giữa phiến quân ly khai và quân đội chính phủ Ukraine. Những cuộc chiến chủ yếu tập trung tại Debaltseve nơi là đầu mối đường sắt.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến hơn 5.300 người thiệt mạng và làm 1,5 triệu người mất nhà cửa và di tản.

Bà Merkel đã gặp tổng thống Mỹ tại Washington vào hôm nay để thông tin lại những nỗ lực của Pháp – Đức làm sống lại kế hoạch hòa bình Minsk vào tháng 9 năm ngoái, thỏa thuận này đã sụp đổ trong bối cảnh những cuộc chiến khốc liệt liên tục diễn ra vào mùa đông.

Các đề xuất chi tiết chưa được công bố nhưng kế hoạch này được dự đoán là bao gồm một khu vực phi quân sự 50-70km xung quanh các chiến tuyến hiện tại.

Phát biểu bên cạnh Thủ tướng Đức, Tổng thống Obama cho biết các lựa chọn về các loại vũ khí phòng thủ gây chết người cung cấp cho chính phủ Ukraine vẫn trên bàn.

“Nếu trong thực tế ngoại giao thất bại, những gì tôi đã tham vấn các trợ lý của tôi là xem xét tất cả các lựa chọn”. Ông nói thêm việc cung cấp vũ khí gây chết người chỉ là một trong những lựa chọn được xem xét.

Bà Merkel người đã phản đối việc cung cấp vũ khí sát thương thừa nhận thất bại trong nỗ lực để đạt được giải pháp ngoại giao với Nga về vấn đề Ukraine, tuy nhiên bà nói rằng vẫn sẽ tiếp tục.

Trong khi đó ông Obama chỉ trích những động thái mới của Nga tại Ukraine và tuyên bố biên giới của châu Âu không thể được vẽ lại bằng nòng súng. Nhưng sự xâm lược này của Nga đã làm tăng sự thống nhất giữa Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu.

Cam kết đổ vỡ

Các ngoại trưởng EU họp tại Brussels hôm nay đã đồng ý áp đặt thêm lệnh trừng phạt mới đối với các quan chức Nga và ly khai, nhưng sẽ công bố vào tuần sau khi cuộc đàm phán tại Minsk sẽ diễn ra vào ngày 11.

Ông Putin trước đó nói rằng các nước phương Tây đã phá vỡ cam kết về việc mở rộng Nato và đưa ra lựa chọn hoặc là Nga hoặc là phương Tây nó đã dẫn đến cuộc khủn hoảng hiện nay tại Ukraine.

Trả lời cho tờ báo Ai Cập, ông Putin cáo buộc các quốc gia phương Tây ủng hộ “cuộc đảo chính ở Kiev” – và lật đổ cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vào năm ngoái.

Ông Yanokovic đã bị mất quyền lực khi quay ngoắt 180 độ khi từ bỏ thỏa thuận thiết lập quan hệ chặt chẽ với Liên Minh châu Âu.

Kể từ đó Nga đã thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine và phiến quân phía đông đã tìm cách thiết lập quyền kiểm soát tại các vùng Donetsk và Luhansk.

Các quan chức của Đảng Cộng hòa Mỹ khi tham dự hội nghị an ninh quốc tế tại Munich vào cuối tuần qua đã chỉ trích mạnh mẽ nỗ lực hòa bình của Đức.

Thượng nghị sĩ Lyndsey Graham, người cùng tham dự hội nghị với Thượng nghị sĩ John McCain cho biết: “Cho đến cuối ngày bạn bè châu Âu của chúng tôi không làm việc. Bạn có thể đi đến Moscow và bật đèn xanh cho họ. Chống lại sự thật rõ ràng là lời nói dối và nguy hiểm”.

Ông cũng chỉ trích gay gắt bà Merkel: “Bà ấy đang cắt xén khả năng của người Ukraina trong việc có được cơ hội tốt nhất và cơ hội cuối cùng để giữ cho đất nước họ được toàn vẹn”. Thượng nghị sĩ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cũng tán thành quan điểm của các đồng nghiệp và nhắc nhở Nhà Trắng không lặp lại sai lầm như trường hợp không hỗ trợ đầy đủ cho phe nổi dậy ở Syrie.

Còn Thượng nghị sĩ McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện chỉ trích: “Người Ukraina đang bị sát hại bởi người Nga và vũ khí của Nga, trong khi chúng ta gởi cho họ mùng mền và thức ăn. Mùng mền không thể chống lại xe tăng của Nga”.

Tại hội nghị an ninh Munich (Đức) ngày 7-2 ông là trưởng đoàn quốc hội Mỹ, Thượng nghị sĩ McCain thậm chí đã gọi lập trường của bà Merkel là “không thể chấp nhận”, “sai kinh khủng” và “ngớ ngẩn”. Theo ông McCain, nếu phương Tây không tăng cường hỗ trợ Kiev, Mát-xcơ-va sẽ chiếm luôn cảng Mariupol ở miền Đông Ukraina để làm cầu nối giữa Nga với Crimea, vùng lãnh thổ sáp nhập hồi tháng 3 năm ngoái, theo New York Times.

Bản thân ông Obama ban đầu không ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho chính phủ Ukraina để đối phó với lực lượng ly khai thân Nga. Tuy nhiên, hiện ông đang chịu sức ép từ các thượng nghị sĩ Cộng hòa cùng ngày càng nhiều quan chức quốc phòng và ngoại giao. Thậm chí họ sẽ đơn phương thu thập đủ chữ ký mà không cần Tổng thống phê chuẩn.

Trong số những nhân vật ủng hộ cung cấp vũ khí cho Ukraina còn có Tướng Philip Breedlove, tư lệnh tối cao của Mỹ tại châu Âu; cựu Thứ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, người vừa được ông Obama đề cử làm chủ nhân Lầu Năm Góc; các cựu đại sứ Mỹ tại Ukraina và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)… Phó Tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng John Kerry cũng có khuynh hướng ngã về phe này. Theo ông Biden, Washington sẵn sàng cung cấp cho Ukraina những gì họ cần để tự bảo vệ mình, bởi “Quá nhiều lần Tổng thống Putin hứa hẹn hòa bình nhưng lại giao xe tăng, binh sĩ và vũ khí”.

 Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề