Thụy Điển ‘săn’ tàu ngầm bí ẩn: Châu Âu lo ngại Putin

Nhà chức trách Thụy Điển đã dừng vụ tìm kiếm tàu ngầm được cho của Nga, chấm dứt một giai thoại. Nhưng qua đó, những mối lo ngại về nước Nga của quốc gia vùng Scandinavi này đã được phơi bày rõ ràng.

Không phải là Thuỵ Điển đã săn đuổi một cái gì đó không tồn tại. Qua điều tra, các quan chức quân sự Thuỵ Điển chắc chắn rằng có một tầu nước ngoài đã xâm phạm lãnh hải của họ. Người chỉ huy quân sự cao nhất của đất nước còn đi xa hơn khi gọi tình hình là “rất tồi tệ”.

11
Hình ảnh được cho là của tàu ngầm Nga do Quân đội Thụy Điển cung cấp.

Kết cục vô ích không tránh khỏi của cuộc tìm kiếm còn do việc định vị và bắt giữ một tầu ngầm địch là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất. Đúng như dự đoán, Thuỵ Điển đã chẳng thu được kết quả gì.

Nhưng vụ rắc rối này rất đáng chú ý, bất chấp kết cục lửng lơ của nó và cho dù người Thuỵ Điển thậm chí không bao giờ phát hiện ra loại tàu mà họ đã săn lùng thực sự là loại gì. Chỉ biết rằng, Thuỵ Điển vẫn thực sự tin là họ đang truy tìm một tàu ngầm Nga.

Trong mấy tháng gần đây, Nga đã thử thăm dò chủ quyền của một số nước láng giềng và các đối thủ chính trị. Họ đã bắt một gián điệp Estonia và đã đưa tàu ra can thiệp vào hành trình của một tầu nghiên cứu của Phần Lan. Máy bay phản lực Nga đã tham gia vào những vụ đối đầu căng thẳng bất thường với Mỹ, Estonia và thậm chí với quân đội Nhật Bản.

Những vụ rắc rối ấy dẫn đến nhiều mức độ báo động khác nhau. Song vụ săn tầu ngầm lần này của Thuỵ Điển là một chiến dịch được huy động lực lượng lớn nhất của nước này kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Đây là một phản ứng quân sự đích thực với quy mô đầy đủ trước một sự xâm phạm có thể của Nga đối với chủ quyền của một quốc gia châu Âu.

Nếu Thuỵ Điển thực sự đã bắt được chiếc tầu ngầm đó, thì phe chống Putin sẽ có được những đòn bẩy vô giá, thậm chí là chưa từng có, chống lại Moscow. Người ta có thể sẽ bắt được nhân viên quân sự hoặc tình báo cao cấp của Nga cùng với nhiều trang thiết bị hoặc thông tin trên tàu.

Và người ta đã có thể chứng minh rõ ràng rằng Nga liều lĩnh xâm phạm chủ quyền của một quốc gia Châu Âu mà nó không có chung biên giới.

Nhưng cuộc săn lùng tầu ngầm này đã kết thúc và điện Kremlin đã không “bẽ bàng” như mong ước của Thụy Điển hay giới chức châu Âu. Nếu bắt được bất cứ cái gì thì nó cũng sẽ là cái cớ để châu Âu “tổng công kích” nhắm vào Nga với những cáo buộc nặng nề.

Thuỵ Điển tỏ ra căng thẳng trước chính sách của Nga đến nỗi chỉ cần một khả năng rất nhỏ có tàu ngầm nước ngoài trong vùng biển của họ là cũng đủ để thực hiện một cuộc lùng sục kéo dài hàng tuần.

Hiện không có chứng cứ nào chứng tỏ thứ mà họ săn lùng là của Nga và thậm chí không có chứng cứ cụ thể nhỏ nào minh chứng đó là một tàu ngầm. Song giới lãnh đạo Thụy Điển cũng như châu Âu vẫn khăng khăng cho rằng “ông Putin phải chịu trách nhiệm về toàn bộ vụ việc vừa xẩy ra.

Nhưng họ đã quên mất rằng, ông Putin có khả năng khiến các chỉ huy quân sự Châu Âu phải bực tức, đơn giản bằng cách “tỏ ra” định xâm phạm lãnh thổ của nước họ.

Thậm chí hãng tin Reuters bắt đầu đề cập về những nỗ lực của Thuỵ Điển định vị tàu ngầm ấy như là “trò quá lố” xảy ra do sự cách biệt giữa nỗi lo lắng của Thuỵ Điển với chứng cớ thực tiễn và tiến trình săn tìm. Như một đòn đánh tâm lý, cuộc săn lùng tàu ngầm của Thuỵ Điển có lẽ vô tình trở thành chiêu “quảng bá sức mạnh và sự đáng gờm” của ông Putin.

Putin vốn có một khả năng phi thường trong việc biến những thất bại mười mươi thành những thắng lợi ngoạn mục, ví dụ như ông có thể biến việc vị Tổng thống thân Nga Victor Yanukovich của Ukraine bị lật đổ thành cái cớ để sáp nhập Crimea mà không tốn một viên đạn nào.

Vụ Săn tàu ngầm của Thuỵ Điển là một ví dụ nữa cho thấy châu Âu đang “sợ hãi” Nga và Putin. Hoặc là ông Putin quá “cao tay” hoặc là Moscow đã quá gặp may khi “bất chiến tự nhiên thành”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Nguồn bài viết: Báo Infonet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề