THOẢ THUẬN ĐỐI ĐẦU VỚI KHIÊU KHÍCH. TẠI SAO PUTIN LẠI KHÔNG HIỂU NHỮNG ĐIỀU NHẮN NHỦ CỦA TRUMP

Ngay lập tức sau khi công bố danh sách cấm vận mới của Hoa kì Nhà Trắng tuyên bố sẵn sàng tiếp tục việc tổ chức cuộc gặp gỡ thượng đỉnh của tổng thống Mĩ với tổng thống Nga. Nhìn qua thì người ta có cảm giác là có điều gì đấy không logic, khó hiểu.
Tại sao Trump lại đồng thời vừa áp chế tài cấm vận vừa cố gắng tiến tới cuộc đối thoại với Putin. Nếu muốn thỏa thuận với tt Nga thì sao lại làm điều ngược đời, mà đúng ra phải thể hiện thiện chí của mình, nhắm mắt trước những trò ảo thuật của Putin chứ? Việc trục xuất các cán bộ ngoại giao ra khỏi lãnh thổ Mĩ còn có thể giải thích được bằng tinh thần đoàn kết ủng hộ đồng minh của mình, nhưng danh sách cấm vận – lại là sáng kiến của chính người Mĩ. Thế thì gặp gỡ để làm gì?
Nguyên tắc ngoại giao này thể hiện tính cách con người và cách nhìn nhận về cuộc sống và chính trị của Trump. Obama áp chế tài để thể hiện tinh thần phản đối chính sách của Nga. Chính sách cấm vận của Nhà Trắng thời kì trước là cho Nga và thế giới thấy rằng Mĩ phản đối hành động này hành động kia của Putin, kêu gọi đồng minh của mình cũng đi tới việc phản đối này. Ý đồ chính trị ở đây là buộc Nga phải thay đổi chính sách của mình để được bỏ cấm vận.
Trump – con người của thỏa thuận. Và quan niệm của ông về cấm vận khác hẳn với người tiền nhiệm. Trump đánh đòn gây sức ép để thỏa thuận. Ví dụ điển hình nhất là cách xử sự của ông với Kim Jong Un. Cách giao tiếp của Trump với nhà độc tài Bắc Hàn rõ ràng là quá gay gắt so với cách giao tiếp với tt Putin. Cho đến thời điểm này ông vẫn chưa cho phép mình có một lời không tôn trọng trong quan hệ với tt Nga. Ngược lại với logic chính trị học, ông chúc mừng Putin thắng cữ trong cuộc bầu cữ vừa qua. Kim Jong Un thì bị Trump hạ nhục trước ba quân thiên hạ. Thế nhưng khi lãnh tụ Bắc Hàn thể hiện ý muốn đàm phán với Washington, tuyên bố sẵn sàng thảo luận khả năng phi hạt nhân hoá bán đảo Triều tiên (tuy rằng nhiều khả năng là Bình nhưỡng và Washington có quan điểm khác hẵn nhau về giải trừ vũ khí hạt nhân) – thì Trump ngay lập tức đồng ý gặp gỡ trực tiếp với lãnh tụ Bắc Hàn. Nghĩa là ông đã làm những điều mà trước ông chưa có một tt Mĩ nào làm như vậy cả. Và ta cứ cho rằng quyết định đó của Trump không gói gọn được vào khuôn mực nào của một chính trị gia bình thường cả, thế nhưng với con người của thỏa thuận thì tất cả đều logic: ĐẾN CUỘC HẸN – NHẬN ĐƯỢC PHẦN THƯỞNG. Nhưng cũng nói thêm là, với CHDCNDTT Trump không nghĩ đến chuyện dừng các biện pháp gây áp lực. Chế tài được giảm nhẹ chỉ trong trường hợp phía Mĩ đạt được các kết quả cụ thể.

“OBAMA ÁP CHẾ TÀI ĐỂ THỂ HIỆN VIỆC PHẢN ĐỐI CHÍNH SÁCH CỦA PUTIN, TRUMP GÂY ÁP LỰC LÊN PUTIN ĐỂ THOẢ THUẬN VỚI ÔNG TA”

Đối với Nga, Nhà Trắng cũng vẫn đi con đường đó. Tăng cấm vận – đó là lời mời đối thoại. “Danh sách đen điện Kremli” khoanh vùng quy hoạch các đối tượng sẽ bị gây áp lực. Và bây giờ thì trong cái khoanh vùng quy hoạch này, từ anh này sang anh khác, người Mĩ lựa chọn các đối tượng mà chế tài với họ làm tăng trọng lượng các ý đồ trừng phạt của Mĩ. Mà ở đây đã không còn đơn giản chỉ là các quan chức và các nhà tài phiệt thân cận – tuy trong số bị cấm vận đợt này có những đối tượng như vậy. Ở đây là cấm vận “gia đình”. Trong những nhân vật mới này – Kirill Shamanov, được coi là con rể Putin. Và Oleg Deripaska – chồng của con gái Valentin Jumashev. Ông Jumashev lại là con rể của cựu tt Eltsin. Như vậy là chế tài đợt này lần đầu tiên trực tiếp đánh vào quyền lợi của hai Gia đình “quan trọng” nhất nước Nga. Các nhà tài phiệt bị áp chế tài lần này cũng có quan hệ chặt chẽ với những quyền lợi khác nhau của “Gia đình” – Viktor Vekselberg chẳng hạn. Hay là Andrey Skoch – không thể nói đây là một nhà tài phiệt tự mình độc lập được, nhưng ông này được cái là “tấm gương phản chiếu” của Alisher Usmanov. Còn một nhân vật mà chế tài với ông ta đã va chạm ngay đến quyền lợi “gia đình” – chủ tịch lâu năm của “Gasprom” Aleksei Miller. Bởi không ngẫu nhiên tập đoàn năng lượng này được coi là cái “ví riêng” của Putin, là biểu tượng của Chiến thắng toàn thể của hai Gia đình trước tập đoàn “các đại gia khí ga”- những kẻ một thời (trong thời kì thủ tướng Chernomyrdin và chủ tịch Vyakhirev) đã từng gây ảnh hưởng lên chính trị của nước Nga. Những đòn đánh vào cá nhân như thế này – cả từ khía cạnh tài chính, cả từ khía cạnh chính trị – đủ nhiều trong danh sách cấm vận mới. Và dễ hiểu là, nếu “thông điệp” lần này mà không có hiệu lực thì lại xuất hiện danh sách mới tiếp theo nữa.
Nhưng Trump có thể dùng những thông điệp loại như thế này, có thể dùng biện pháp lôi dần mãi các tên tuổi trong “Danh sách đen điện Kremli” ra để “chém”, mà đạt được kết quả mong muốn không? Không, ông không thể. Putin đâu phải Kim Jong Un. Các hành động của ông Kim nhằm mục tiêu nâng cao tư cách của mình, trở thành đối tác ngang vai với phương Tây, trước hết là đối với Mĩ. Khi mà đã có tư cách ngang vai rồi thì Kim sẵn sàng đi đến nhượng bộ.

“CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA KIM JONG UN NHẰM MỤC TIÊU NÂNG CAO TƯ CÁCH CỦA MÌNH, TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC NGANG VAI VỚI MĨ, CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA PU TIN KHÁC VỚI KIM Ở CHỖ, ÔNG ĐÃ COI MÌNH LÀ MỘT ĐỐI TÁC NGANG HÀNG VỚI MĨ RỒI”

Putin như thế đã coi mình là đối tác ngang vai với Mĩ rồi – điều này có cơ sở hay là chưa có, ta không biết, nhưng Putin đã coi là như vậy. Putin cần để phương Tây, và trước hết là Mĩ phải thừa nhận điều khoản mà ông cho là hiển nhiên này. Nói một cách đơn giản là Putin chờ đợi ở Wasington không phải là tăng cường gây áp lực mà là từ bỏ áp chế tài. Thừa nhận quyền của Nga về khu vực ảnh hưởng trong không gian hậu Xô-viết và Trung cận Đông. Từ bỏ việc ủng hộ Ukraina và phe đối lập Siry. Đồng ý rằng, trong không gian mà Putin coi là khu vực ảnh hưởng của mình ông có thể làm gì ông muốn mà không phải nhìn ngó lên phương Tây. Putin bằng các bước đi của mình – từ Krymea cho đến “Novichok”- gửi các thông điệp cho Mĩ, giống như các thông điệp mà Trump gửi cho ông ta bây giờ. Putin – con người của những trò khiêu khích. Các người có thấy không, nếu các người không nể mặt ta thì ta có thể làm được thế này và thế lày. Và điều phương Tây không hiểu được các “thông điệp” được Putin coi là cố ý coi thường vai trò và vị trí của nước Nga. Còn các chế tài mà phương Tây áp dụng nhằm đáp trả các “thông điệp” trên của ông là một sự nhạo báng thô thiển.
Chính vì vậy mà không thể nói đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa Moskva và Washington, không thể có chuyện gây áp lực lên nhau để mang lại kết quả, không thể có thỏa thuận nào như là kết quả của các biện pháp cấm vận. Các bên đơn giản là giao tiếp với nhau bằng các ngôn ngữ “thông điệp” khác nhau. Và họ sẽ không đi đến thỏa hiệp được. Đối đầu chỉ có gia tăng thêm. Để đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây Putin lại làm một đòn khiêu khích nào đấy – cứ tiếp diễn như thế cho đến tận khi, hoặc là thể chế Putin sụp đổ, hoặc là Thế giới Tự do buộc phải đầu hàng và họ buộc phải thừa nhận khu vực quyền lợi chỉ riêng của nước Nga, hoặc là đôi bên dần dần bò đến danh giới của sự đối đầu bằng vũ lực.

Vitaliy Portnikov, nhà báo (Chan Vu chuyển ngữ)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “THOẢ THUẬN ĐỐI ĐẦU VỚI KHIÊU KHÍCH. TẠI SAO PUTIN LẠI KHÔNG HIỂU NHỮNG ĐIỀU NHẮN NHỦ CỦA TRUMP”:

  1. Cao Nam viết:

    An ninh quốc gia là phạm trù đặc biệt nhạy cảm đối với bất kỳ dân tộc nào, do vậy, các bên cần tính tới sự nhạy cảm của đối phương để chừng mực hành động của mình, đặc biệt là trong sự so sánh tương quan hai bên có sự chênh lệch lớn về lực lượng. Việc EU, NATO mở rộng sẽ làm cho Nga bất an khía cạnh an ninh phi truyền thống; nhưng việc Nga xử lý khủng hoảng Ucraina/Crime chắc chắn sẽ làm cho các quốc gia Đông Âu thực sự lo ngại về an ninh ninh truyền thống, an ninh bờ cõi của quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng. Đây là vấn đề khó khăn để xây dựng lòng tin giữa các bên. Một trong những hướng đi nên được tham khảo trong bối cảnh hiện nay nếu các bên thực sự mong muốn hòa bình và từ bỏ dã tâm thôn tính: 1, cần đề cao nguyên tắc quyền tự quyết dân tộc; 2, tăng cường tuân thủ – tôn trọng luật pháp quốc tế; 3, tính tới các hiệp ước bất tương xâm giữa Nga với các quốc gia láng giềng.

Trả lời Cao Nam Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề