Tham vọng của nước Nga tại Trung Đông là gì

Điện Kremlin tin rằng nếu Nga không đóng vai trò là một lực lượng lớn tại các vùng quan trọng như Trung Đông, thì nước Nga sẽ không là gì cả. Khi đó, nước Nga  chỉ còn là một Hiệp hội thời trung cổ bao gồm các lãnh chúa của Muscovy, tức chỉ là một đối tượng, chứ không không phải là chủ thể của nền chính trị thế giới.

Bài gốc được đăng trên trang web Atlantic Council

Cuộc nội chiến ở Syria gần như đang  kích động các cuộc đụng độ trực tiếp giữa Mỹ và Nga. Cho dù xuất hiện nhu cầu cấp thiết là cần phải tìm hiểu mục tiêu của cả hai bên, nhưng hầu như rất ít người để ý nghiên cứu mục tiêu tổng thể của Nga ở Trung Đông là gì. Syria có thể trở thành, theo lời của Zbigniew Brzezinski, một mô hình Á – Âu tương tự như kiểu các nước ở vùng Bancăng, nhưng đây cũng không phải là khía cạnh duy nhất hay trọng tâm của đường lối của Nga ở Trung Đông.

Nước Nga đang cố gắng trở thành một siêu cường.

Chúng ta phải nhanh chóng hiểu bản chất của các mục tiêu của Nga. Nếu không có sự hiểu biết này, Hoa Kỳ không thể hình thành một chiến lược chặt chẽ và thực hiện các hoạt động khác ở Trung Đông.

Nga tuân thủ nguyên tắc luôn chú trọng bảo vệ lãnh thổ của mình và luôn  tỏ ra là  một lực lượng tổng hợp lớn và mạnh mẽ trong việc chống lại các nỗ lực của phương Tây  phá hoại và can thiệp vào các quốc gia khác. Sự hỗ trợ nội bộ của Tổng thống Vladimir Putin như một liều matuý nhằm quảng bá  ý tưởng  rằng Nga vẫn là một đất nước vĩ đại nhưng liên tục bị phong tỏa, và Putin, như đức thánh  George thiêng liêng, anh dũng chiến đấu chống lại các con rồng khác nhau. Chính sách của Mỹ được Moscow coi là một động cơ thúc đẩy cuộc cách mạng, mà Washington về phần mình  lại coi đó như là việc thúc đẩy dân chủ.

Chính quan điểm này đã trở thành điển hình cho chính sách đối ngoại của Nga nói chung. Điện Kremlin tin rằng nếu Nga không đóng vai trò của một lực lượng lớn trong các vùng quan trọng như Trung Đông, thì nước Nga sẽ là vô giá trị. Và khi đó nước Nga sẽ chỉ còn là  một loại hiệp hội thời trung cổ của các lãnh chúa cụ thể của Muscovy – một đối tượng, chứ không phải là chủ thể của chính trị thế giới.

Chính từ điều này mà nền chính trị ngoại giao của Nga bị đẩy lùi. Điều quan trọng nhất mà Nga muốn là hành động hoặc tạo ấn tượng về một hoạt động tương đương với Hoa Kỳ. Tức là, đóng một vai trò quan trọng không kém trong việc điều khiển các chương trình an ninh ở Trung Đông. Nói cách khác, mục đích là để buộc Hoa Kỳ phải hành xử với Nga như một lực lượng lớn, bình đẳng và toàn cầu. Và vì  điều này nên  trong tiềm thức của Moscow bao gồm cả sự hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực chiến tranh chống khủng bố.

Trong trường hợp không đạt được điều đó, Moscow chỉ còn cách buộc phải chống lại các nỗ lực của phương Tây nhằm lật đổ lãnh tụ Syria Bashar Assad và đe dọa Iran với tất cả các công cụ và  ảnh hưởng sẵn có. Và trong bối cảnh này, Moscow không thể thay đổi kế hoạch của mình. Sự yếu kém của chính sách này buộc Nga phải tìm kiếm các đồng minh trong cuộc chiến chống Mỹ. Do đó, Nga tìm mọi cách tương tác với tất cả mọi đối tác – kể cả những đối tác mà chỉ có thể vẫy tay từ xa.

Tham vọng của Nga tại Trung Đông

Và ở đây mục tiêu chính của Nga là hình thành một khối chống Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà vòng tròn bạn bè của Nga hiện tại là  Iran, Iraq và Syria – khiến người ta nhớ lại Trại David vào những năm 1970, hoặc ở một quy mô lớn – khối Shiite hoặc khối của những người Sunnis.

Đồng thời, vì một lý do là quan hệ của Nga với Ả Rập Xê Út và UAE cũng rất quan trọng. Moscow phải kết hợp với các quốc gia này để đảm bảo giá năng lượng ở mức cao. Điều này đóng vai trò sống còn vì hydrocacbon chiếm vị trí then chốt trong đời sống kinh tế và các chương trình của Nga.

Một lý do khác để hợp tác với các quốc gia Ả Rập ở Vịnh Ba Tư là ngăn chặn một cuộc xung đột giữa đối tác Iran và các quốc gia Sunni này, và đồng thời cũng ngăn chặn các cuộc xung đột  giữa thế giới arập với Israel. Bất kỳ xung đột nào xảy ra sẽ đưa  Hoa Kỳ trở  thành  vĩ đại và sẽ đem lại cho Washington những khả năng mà từ năm 2013 họ đã bằng mọi cách tìm kiếm:  phát triển và thực hiện chiến lược cho Trung Đông, và trong tương lai sẽ dẫn đến sự cô lập của Nga. Dựa trên những cân nhắc tương tự, Nga cũng đang cố gắng kết bạn với cả Israel và kẻ thù của mình – các nhóm khủng bố – Hamas và Hezbollah, đang tồn tại với sự ủng hộ của Iran.

Một lý do khác khiến Nga duy trì liên lạc với các quốc gia của khu vực này là lĩnh vực thương mại và kinh tế. Nhờ đó Moscow hy vọng sẽ nhận được tài trợ và đầu tư để có thể giúp vượt qua các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Nhờ đó nếu đẩy giá dầu mỏ lên cao thì sẽ hỗ trợ mạnh cho sức khỏe của kinh tế của Nga. Việc xuất khẩu các nguồn năng lượng cũng cho phép Nga  duy trì các đòn bẩy kinh tế gây ảnh hưởng đến châu Âu.

Thổ Nhĩ Kỳ luôn là địa chỉ quan trọng đối với Putin ở Trung Đông. Trong những năm qua, Putin đã tìm cách khôi phục quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Putin vạch ra và kiên trì theo đuổi một chiến  lược nhằm hạn chế sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào NATO – hoặc thậm chí thuyết phục Thổ rời bỏ nỏ. Putin đã xây dựng một hệ thống ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ thông qua việc xuất khẩu các nguồn năng lượng và gần đây tiến mạnh hơn trong việc bán vũ khí hiện đại. Bất chấp sự căng thẳng trong năm 2015 – 2016, xuất phát từ thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một máy bay quân sự của Nga trên biên giới với Syria, Putin đã có thể thiết lập một mối quan hệ cá nhân chặt chẽ với Tổng thống Erdogan. Putin ủng hộ những nỗ lực không được công bố của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ để thiết lập trong nước một hệ thống tương tự như Putin.

Турция является ярким примером масштабной внешнеполитической стратегии Кремля. Как-никак, а договоренности по поставкам энергии и оружия коррелируют с соглашениями, дающими России доступ к портам, морским и воздушным силам, которые часто превращаются в российские базы. Кроме Тартуса в Сирии, сейчас Москва ищет аналогичные базы в Египте, Ливии, Судане, Йемене, и, вероятно, имеет доступ к воздушной базе Хамедан в Иране.

Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ nổi bật về chiến lược chính sách đối ngoại quy mô lớn của Kremlin. Xét cho cùng, các thỏa thuận về cung cấp năng lượng và vũ khí  tương quan với các thỏa thuận cho phép Nga tiếp cận các cảng, hải quân và không quân, dần dần biến chúng thành các căn cứ của Nga. Ngoài Tartus ở Syria, Moscow hiện đang tìm kiếm những căn cứ tương tự ở Ai Cập, Libya, Sudan, Yemen, và có lẽ đã tiếp cận căn cứ không quân Hamedan ở Iran.

Những căn cứ này  sẽ mở đường cho phép Moscow  thực hiện nguyện vọng lịch sử của họ – thiết lập một cường quốc quân sự ở Địa Trung Hải, và đồng thời  cắt đứt đường dây của NATO tới Biển Đen và để hạn chế khả năng của Liên minh này  triển khai hoạt động tại khu vực Trung Đông, hoặc chống lại Nga ở các khu vực Địa Trung Hải và khu vực Balkan. Sự gia tăng các lực lượng Nga trên lãnh thổ của lưu vực Địa Trung Hải và Trung Đông đó là một hệ quả tất yếu của việc sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Ngoại giao, thông tin, việc xuất khẩu vũ khí, các hợp đồng năng lượng, sự can thiệp trực tiếp và hoạt động liên tục trong việc gây chia rẽ sắc tộc thiểu số, chia rẽ tôn giáo  ở Trung Đông – tất cả những công cụ này trong một điều kiện địa chính trị rộng rãi đã được sử dụng để củng cố tinh thần trong dân Nga. Bởi vì khi mà nước Nga càng  định vị mình như một lực lượng quốc tế lớn, thì vị trí của Putin ở Nga sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn. Đây là một phần lớn của một chiến lược quốc tế của điện Kremlin, mà nội dung của nó là  thực hiện hoặc sử dụng các cuộc khủng hoảng khu vực, ở bất cứ nơi nào có thể. Do đó Nga sẽ có tất cả các điều kiện tiên quyết để trở thành một cường quốc toàn cầu, nhằm sau đó sẽ đứng ra giải quyết những vấn đề quốc tế phức tạp đã nêu ở trên.

Trên thực tế, Moscow đang tìm cách lợi dụng các cuộc khủng hoảng hiện tại để tạo ra những khu vực lưỡng cực đối với phương Tây ở Trung Đông, cũng như ở các nước như Mỹ Latinh và Afghanistan. Điều này sẽ buộc Mỹ và các đồng minh phải thừa nhận giá trị tự xưng của Moscow và củng cố hệ thống đa cực trên thế giới (với Trung Quốc và Hoa Kỳ), điều này sẽ mang đến cho Nga vị thế của một lực lượng toàn cầu có tiếng nói và cần phải lắng nghe. Và trong một số ít trường hợp, nếu cần, Moscow sẽ cố gắng thể hiện trách nhiệm trong suốt quá trình củng cố địa vị của mình. Nhiều khả năng, như Robert Legvold, một nhà khoa học chính trị người Mỹ đã viết trong cuốn sách của ông cách đây hơn 20 năm, “Nga tìm kiếm địa vị chứ không muốn nhận trách nhiệm” (Russia seeks status not responsibility). Nơi đó chính là Trung Đông (chứ không phải là Ukraina) có thể được sử dụng như một ví dụ về sự tìm kiếm một địa vị như thế.

Mong muốn của Nga để có được vị thế là một cường quốc thế giới không chỉ dừng lại ở Syria. Vì vậy, xét về  chiến lược tổng thể, Mỹ phải đương đầu với điều này trong toàn khu vực.

Giờ đây, tính năng chính của chính sách khắc nghiệt của chính quyền Trump không thể hiện được sức mạnh, thậm chí còn mang tính mâu thuẫn và không nhất quán. Và trong khi nó đang còn hiện hữu như vậy, có nghĩa là  chúng ta vẫn  tiếp tục lừa dối chính mình trong việc hiểu các nhiệm vụ thực sự của chính sách đối ngoại của Nga. Và việc thiết lập trật tự trên sự hỗn loạn hiện tại chắc hẳn sẽ là điều không tưởng.

Bài dịch do Nguyễn U Quốc thực hiện, dựa trên nguồn https://112.ua/mnenie


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề