Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom ngày càng ảm đạm

Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom thống trị nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu có thể bắt đầu giảm doanh thu và thị phần.

Sự sụp đổ của giá dầu đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của Gazprom. Trong một diễn biến mới đã gây thêm thiệt hại cho tập đoàn nhà nước Nga, Liên minh châu Âu bắt đầu làm chao đảo nguồn cung khí đốt của Nga.

Xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga thông qua các đường ống Nord Stream – chạy từ Nga sang Đức qua biển Baltic – sản lượng đã giảm hơn một nửa trong tháng Hai so với cùng kỳ năm ngoái, theo Reuters. Giao hàng trung bình hàng ngày đã giảm từ 98 triệu mét khối đến 45 triệu mét khối.

Trong năm 2014 về tổng thể, Liên minh châu Âu đã giảm lượng nhập khẩu khí đốt của Nga 9 phần trăm, năm thứ tư liên tiếp sụt giảm.

Có nhiều lý do dẫn đến điều này. Đầu tiên là các nền kinh tế châu Âu đang tăng trưởng chậm trong tất cả các ngành nghề. Kiểm soát chặt chẽ tiêu dùng khí thiên nhiên. Thứ hai là khối 28 thành viên có những bước tiến vượt bậc về hiệu suất năng lượng. Thứ ba, châu Âu đã trải qua một mùa đông ấm áp, làm giảm nhu cầu đối với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên.

Ngoài ra EU cũng đang tìm kiếm các nguồn năng lượng khác. Năm ngoái Lithuania bắt đầu nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Na Uy, nó đã làm giảm bớt sự phụ thuộc vào tập đoàn Gazprom đối với nước Baltic. Thậm chí Lithuania đã sẵn sàng để trả giá cao đến 10 phần trăm đối với khí đốt của Na Uy – một tỷ lệ mà các quan chức Lithuania lưu ý là vẫn còn ít hơn so với những gì họ đã trả tiền cho khí đốt của Nga trong quá khứ.

“Từ bây giờ trở đi chúng tôi sẽ nhập LNG nhằm đặt ra một giới hạn về những gì Gazprom có thể tính phí cho chúng tôi”, Bộ trưởng năng lượng của Lithuania Rokas Masiulis cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters trong tháng 11 năm 2014.

Hơn nữa Ukraine giảm nhập khẩu khí đốt của Nga xuống 44 phần trăm trong năm 2014, đây là mức thấp nhất trong vòng 15 năm vừa qua. Phần lớn do cuộc xung đột giữa hai nước, trong đó Nga dùng khí đốt như con bài chính trị gây sức ép kinh tế với người láng giềng.

Triển vọng của Gazprom cũng ảm đạm khi sản lượng xuất khẩu sẽ có lợi nhuận cao nếu giá dầu cao. Khí đốt chiếm 12% hàng hóa xuất khẩu của Nga. Giá gas tự nhiên được dựa trên cơ sở giá dầu, trong nhiều năm Gazprom liên tục có lợi nhuận cao khi giá dầu hơn 100$ một thùng. Giá xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 35 phần trăm trong năm nay, dẫn đến chính phủ Nga sẽ mất thêm ít nhaasst 6 tỷ USD.

Các vấn đề khác cũng làm Gazprom xám xịt trong dài hạn. Croatia và Ba Lan đều có kế hoạch đưa thiết bị đầu cuối LNG nhập khẩu vào hoạt động trong những năm tới, cho phép họ để khai thác  các thị trường toàn cầu rộng lớn hơn cho nguồn cung. Không chỉ có vậy, nhưng hai nước dự kiến sẽ xây dựng một đường ống dẫn phía bắc-nam để kết nối thiết bị đầu cuối LNG của họ, cung cấp sự linh hoạt hơn cho khu vực.

Ngoài ra, Nga đã buộc phải lùi lại dự án South Stream vào cuối năm 2014 sau khi EU tìm cách ngăn chặn dự án vì nó trái với các quy tắc kinh tế quốc tế, tránh độc quyền. EU vẫn đang chuẩn bị một vụ kiện chống độc quyền đối Gazprom. Các đường ống South Stream, nếu được xây dựng sẽ chuyển khí đốt dưới lòng Biển Đen đến Bulgaria và sau đó đến phần còn lại của Tây Âu.

Trong một nỗ lực bỏ qua nhà trung chuyển Ukraine và luật chống độc quyền khéo léo của EU, Nga đã đề xuất xây dựng một đường ống dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ, mà không phải là một thành viên của khối 28 thành viên. Đường ống có kết nối Nga với các nước châu Âu duy nhất sẽ đáp ứng đáng kể cho nhu cầu ngày càng tăng. Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller còn đi xa hơn nữa – gần đây ông đã bóng gió rằng Gazprom thậm chí có thể cung cấp khí cho châu Âu mà không cần nhà trung chuyển Ukraine trong vài năm tới. Thay vào đó Gazprom sẽ chuyển  gas đến Thổ Nhĩ Kỳ và EU sẽ nhập khẩu từ đó nếu vẫn họ vẫn lựa chọn nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Những bình luận như một mối đe dọa tiềm ẩn nhưng thực tế cho thấy Gazprom đang ngày càng đánh mất uy tín, thị trường và ngày càng suy yếu vị thế tại châu Âu.

Trong năm 2014 Ukiraina đã nhận dòng khí ngược từ châu Âu và họ gần như không nhập khẩu khí đốt từ Nga. Trong những năm trước 2014 Ukraine là khách hàng lớn thứ hai thế giới của Nga sau Đức. Theo hợp đồng Ukraine phải nhập khẩu tới 50 tỷ mét khối khí từ Nga. Trong khi châu Âu phụ thuộc 28% lượng khí đốt của Nga tại sao họ vẫn có khí bán cho Ukraine?

Các công ty nhập khẩu khí đốt thường phải mua đúng số lượng đã ký trong hợp đồng, những năm về trước thời tiết tương đối lạnh, nên họ mua với số lượng lớn trong năm 2014 với những lý do nêu trên lượng khí đó bị thừa và họ đã chuyển ngược lại cho Ukraine với giá rẻ hơn. Ukraine đang trong thời kỳ xung đột, sản xuất công nghiệp suy giảm, họ cũng tiết kiệm hơn trong việc dùng năng lượng, họ cũng cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Crimea.

Những công ty khí đốt của phương Tây luôn luôn năng động trong việc điều chỉnh giá cả. Nên họ dần dần chiếm thị phần tại châu Âu bằng uy tín của nhà cung cấp trong khi Gazprom luôn luôn dính vào sự khiếu nại của khách hàng, tòa án mặt khác họ không độc lập là một nhà kinh doanh thuần túy mà là con bài chính trị để chi phối các nước khác. Phương châm hoạt động của họ hầu như về mục đích phục vụ cho Kremlin, chính vì vậy Balan là nước phải mua khí đốt với giá cắt cổ từ Nga. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều nhà cung cấp uy tín trong những năm tới nếu Gazprom tiếp tục kinh doanh gắn liền với Kremlin sẽ tiếp tục mất thị phần tại châu Âu. Việc xây dựng đường ống tại Thổ Nhĩ Kỳ để chuyển khí đốt cho châu Âu cũng là sự ép buộc vì khi đó lượng khí đốt phải đi vòng vèo các nước Eu phải xây dựng thêm đường ống để kết nối. Những nước như Hylap, Italia là những khách hàng bé vì quy mô nền công nghiệp nhỏ, hiệu suất sử dụng năng lượng cao và thời tiết tương đối ấm áp.

Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề