Tại sao phương Tây quyết liệt bảo vệ Ukraine?

Ngày 15 tháng 1 có thể diễn ra cuộc đàm phán bốn bên giữa các nguyên thủ Nga-Ukraine-Pháp-Đức.

Trong những cuộc hội đàm trước như ngày 6 tháng 6 tại Pháp trong đó có cả Tổng thống Mỹ cùng các nguyên thủ đến dự kỷ niệm ngày quân đồng minh đổ bộ xuống Normandy đã gặp và thuyết phục Tổng thống Nga tuy nhiên kết quả là con số không. Ngày  15 tháng 11 hai nhà lãnh đạo Đức và Nga đã hội đàm song phương trong 2 giờ, trước khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cùng tham dự. Cuộc hội đàm 3 bên sau đó kéo dài thêm gần 4 giờ nữa. Đây là cuộc hội đàm tuy nhiên nó là cuộc thuyết phục ông Putin ngừng can thiệp vào miền Đông Ukraina.Trước đó trong một cuộc họp báo ở Brisbane, bà Merkel cho hay EU đang cân nhắc các lệnh trừng phạt tài chính bổ sung chống lại các cá nhân Nga liên quan tới khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên ông Putin đã cứng rắn nói rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây lên nền kinh tế Nga có thể phản tác dụng, làm tổn hại các đối tác thương mại phương Tây và cản trở vận chuyển dầu mỏ và khí đốt của Nga.

Như vậy hầu như tất cả các cuộc đàm phán trong thời gian vừa qua đều không có kết quả, đáp lại là tiếp tục ly khai và quân đội chính phủ tiếp tục vi phạm lệnh ngừng bắn. Nga vẫn tiếp tục gửi các đoàn xe cứu trợ sang Ukraine, các bên vẫn trong tình trạng phòng thủ và căng thẳng.

Ngày 15 tháng một có thể tiếp tục một cuộc đàm phán nhưng các nhà phân tích cho rằng sẽ không có kết quả.

Từ khi Nga chiếm crimea và tiếp tục gây rối tại miền Đông Ukraine phương Tây đã liên tục trừng phạt và cả hai bên đều bị ảnh hưởng. Vậy tại sao phương Tây chấp nhận sự thiệt thòi và ảnh hưởng về kinh tế quyết tâm trong việc bảo vệ Ukraine?

Thị trường và địa chính trị

Đứng sau các tập đoàn hùng mạnh là chính quyền. Với dân số 45 triệu cùng với cơ sở hạ tầng tốt, đất đai phì nhiêu, những mỏ khí đốt và ngành công nghiệp vũ khí phương Tây rất muốn thị trường Ukraine tuy nhiên với những luật đầu tư nhiêu khê cộng với thể chế chính trị gắn chặt với nước Nga và hệ thống tham nhũng  nên các tập đoàn lớn của phương Tây vắng bóng ở đây. Nó giống như sự thỏa hiệp ngầm: Thị trường của Nga đừng động vào xin mời tìm thị trường khác. Cũng chính vì sự phụ thuộc hoàn toàn vào Nga nên chính phủ Ukraine đã đóng của đối với các đối tác phương Tây. Sau cuộc cách mạng cam những cải tổ về luật đầu tư đã gia tăng đáng kể FDI tuy nhiên chủ yếu các nước đầu tư vào Ngân hàng, viễn thông. Những ngành đem lại nhiều công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng DGP như công nghiệp nặng, nông nghiệp đều hạn chế. Từ năm 1991 đến cuối năm 2011 đầu tư trực tiếp vào Ukraine là hơn 44,7 tỷ USD. Năm 2011 Hàng hóa nhập khẩu vào Ukraina là 87.210 triệu USD: Năng lượng (chủ yếu là khí đốt) máy móc, trang thiết bị hóa chất… Đối tác nhập khẩu: Nga 32,4%, Trung Quốc 9,3%, Đức 8%, Belarus 6%, Balan 4,2%.

Thị trường Ukraine như một mảnh đất màu mỡ chưa được khai phá. Nếu có thêm thị trường Ukraine sẽ giúp phương Tây tăng trưởng GDP, các tập đoàn tăng thêm doanh số và cạnh tranh với những tập đoàn của Nga.

Từ khi Liên xô sụp đổ Nato có chính sách hướng Đông, một số nước  thuộc Liên xô cũ ở châu Âu gồm ba nước Baltic đã gia nhập Nato. Một đất nước rộng lớn và có đường biên giới chung rất dài với Nga gia nhập là điều mong muốn của phương Tây. Tương lai của Ukraine có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với an ninh và sự thịnh vượng của phương Tây. Nó giúp duy trì uy tín của các mô hình chính trị và kinh tế, bảo tồn vị thế trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu và củng cố các nền tảng quan trọng trong an ninh và hòa bình của châu Âu – Đại Tây Dương trong đó NATO là cốt lõi. Từ khi Ukraine độc lập các nước phương Tây luôn ủng hộ tuy nhiên sự ủng hộ của họ không thực sự rõ ràng và nửa với ví dụ như cuộc cách mạng Cam.

Năm 2014 khi cuộc cách mạng Maidan thành công với sự giúp sức của phương Tây và họ hiểu rằng đây là thời điểm chín muồi để kéo Ukraine hòa nhập với châu Âu. Chính vì thế mặc dù  tình hình ở Ukraine hiện đang rất khó khăn. Nền kinh tế nước này đang có nguy cơ phá sản. Ukraine đang cần khoảng hơn 18 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và thêm 15 tỷ USD để ngăn chặn phá sản. Trong những năm tới sẽ cần tới gần 50 tỷ USD để khôi phục lại nền kinh tế nhưng phương Tây vẫn tiếp tục theo đuổi và ủng hộ chính phủ Ukraine. Vì họ hiểu rằng nếu buông họ sẽ mất Ukraine vĩnh viễn và giấc mơ về thị trường về địa chính trị sẽ không biết khi nào mới thực hiện được, mặt khác uy tín của phương Tây sẽ bị giảm sút trên chính trường quốc tế không ai có thể tin vào lời nói của họ, chủ nghĩa khủng bố sẽ nổ ra khắp nơi. Chính phủ phương Tây sẽ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm bạn hàng bằng uy tín của mình. Mặt khác khi Ukraine hòa nhập chung mái nhà cùng châu Âu xã hội sẽ dân chủ minh bạch nó sẽ là ngòi nổ đối với thể chế chính trị Nga hiện nay. Tất nhiên với sự liền kề cùng chung văn hóa, nhà thờ và ngôn ngữ sự tác động của nó vô cùng lớn đối với xã hội Nga.

Củng cố biên giới

Khi Nga xâm lược Ukraine các nước Nato hoặc có chung biên giới với Nga đều lo lắng vì có thể Nga sẽ dùng chiêu bài người nói tiếng Nga và gốc Nga tiếp tục tạo ra những vùng xung đột đóng băng. Với diện tích nhỏ, dân số ít và có lượng người Nga đang sống ở đó nó thực sự là sự báo động về an toàn lãnh thổ. Trong tình hình đó tại hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng Chín ở xứ Wales và chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Estonia đã có những tuyên bố nhằm trấn an các đồng minh, nhưng những mầm mống có thể dẫn đến xung đột trong tương lai vẫn tồn tại do mối quan hệ phức tạp giữa Nga và các nước láng giềng hậu Xô Viết. Để thực hiện cam kết bảo vệ an ninh đối với các đồng minh, NATO không những tăng cường các mối răn đe thông thường, mà còn phải tiến hành xem xét lại các lỗ hổng trong an ninh, chính trị và xã hội của các nước thành viên NATO. Buộc các nước phải tăng ngân sách quân sự nó sẽ tăng thêm khoản ngân sách cho các tập đoàn vũ khí trong việc nghiên cứu và sản xuất các loại vũ khí hiện đại và chính xác. Thực tế là Mỹ đã triển khai quân đội tại ba nước Baltic, Balan. Các nước Nato Đông Âu sẽ chung chương trình mua sắm các loại vũ khí và trang thiết bị đồng bộ. Những nước trung lập như Phần Lan, Thụy Điển phải cân nhắc lại chính sách trung lập của mình. Đây cũng là sự thành công đối với Nato.

Ukraine hòa nhập gia đình châu Âu trong tương lai có thể vào EU, Nato là diễn biến quang trọng mang tính lịch sử, sẽ xiết chặt chính quyền của ông Putin và có thể làm thay đổi chính sách hiếu chiến và chủ nghĩa bành trướng được kích động bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan.  Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ giành được nhiều lợi ích từ quyết định này, nhưng chỉ khi nhận ra rằng lợi ích sống còn của họ hiện đang bị Nga  đe dọa  tại Ukraine. Quyết định ủng hộ Ukraine nếu không bằng con đường đàm phán hòa bình thông qua trừng phạt Nga làm Nga suy yếu thì sẽ phải bằng biện pháp hỗ trợ như quân sự, tài chính, thúc giục chính quyền Kiev phải cải tổ bộ máy trì trệ và tham nhũng từ khi độc lập tất cả những điều này nhằm nâng cao khả năng phòng thủ và giúp một nhà nước Ukraine mạnh lên.

 Dương Chuyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề