Sự kết thúc của Liên minh Á-Âu

Liên minh Kinh tế Á Âu sẽ không tồn tại kéo dài được 10 năm, bởi vì các nhà lãnh đạo của nó sẽ thay đổi quan điểm của mình, và Nga cuối cùng cũng sẽ phải chấp nhận một thực tế rằng nó là một quốc gia của châu Âu. Dự báo này được đưa ra bởi một nhà nghiên cứu Liên Xô nổi tiếng Zbignev Bzhezinsky cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với báo  “Gazeta.ru”.

Vị tộc trưởng của khoa học chính trị Mỹ, nhà địa chiến lược và nhà “khiêu khích vĩ đại”, cựu cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter Zbignev Bzhezinsky đã dự đoán sự kết thúc của Liên minh Kinh tế Á Âu.

“Tôi nghi ngờ rằng Liên minh Kinh tế Á Âu sẽ tồn tại được từ 10-20 năm, đặc biệt là nếu trong quá trình tồn tại của nó cơ cấu lãnh đạo sẽ thay đổi quan điểm của mình” – nhà khoa học chính trị nói trong một cuộc phỏng vấn với “Gazeta.ru”.

Theo ông, Liên minh Á-Âu nói chung “sẽ là không cần thiết nếu có tiến bộ trong việc bình thường hóa quan hệ giữa Nga và phần phía tây của châu Âu và Nga sẽ phải công nhận một thực tế rằng cuối cùng nó là châu Âu chứ không phải là quốc gia Âu Á.”

Danh sách những người muốn gia nhập trở nên dài hơn

Với phán quyết như vậy về số phận ban đầu của liên minh hải quan, và bây giờ là liên minh Á-Âu ông Brzezinski không phải lần đầu tiên nói đến. Thực tế là các nước SNG khó mà hứng thú muốn gia nhập Liên minh Á-Âu, Brzezinski đã nói trong tháng 12 năm 2012, khi phát biểu trước Quốc hội Mỹ.

“Ai muốn gia nhập Liên minh Á-Âu? Tôi không nghĩ rằng danh sách này sẽ dài”, – nhà phân tích dự đoán.

Có thể ứng cử viên – Georgia, nhưng một liên minh với Nga “có thể tổn hại tình bạn của nó với Hoa Kỳ và liên kết quan trọng của đường ống dẫn dầu Baku – Ceyhan”

Còn ít hơn, lúc đó Brzezinski ghi chú, là các động lực để các nước Trung Á tham gia vào “Liên Xô mới”. “Kazakhstan do Nazarbayev đứng đầu? rất đáng nghi ngờ. Ông ta đang lèo lái rất tốt giữa Nga và Trung Quốc và tất cả phần còn lại của thế giới. Karimov và Uzbekistan? Cơ hội còn ít hơn đó là Uzbekistan rất cứng rắn trong các vấn đề của nền độc lập quốc gia “- Brzezinski đã dự đoán trong năm 2012.

Điều gì đã trở thành sự thật? Georgia đã không thành thành viên của liên minh Á-Âu, và chủ đề này đối với họ đã khép lại. Nhưng Liên minh Á-Âu trong 4 năm chỉ có Armenia và Kyrgyzstan tham gia còn Moldova  đang ở ngã tư đường. Ngày 30 tháng 3, Thủ tướng Moldova Pavel Filip sau cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Brussels đã tuyên bố rằng quốc hội sẽ không phê chuẩn thỏa thuận giữa Chisinau và Moscow để Moldova gia nhập vào EAEC thậm chí như một quan sát viên. Vào giữa tháng Ba tổng thống Moldova Igor Dodon nói rằng việc ký kết tương ứng sẽ tổ chức vào ngày 03 tháng 4.

Hoài niệm về đế quốc Liên Xô

Sự lựa chọn châu Âu của Ukraina đã trở thành một đòn giáng mạnh vào triển vọng của Liên minh Á-Âu, chưa kể đến những hậu quả của sự lựa chọn này cho ngay cả quan hệ giữa Ukraina và Nga. Và về điều này vào năm 2011 ông Brzezinski cũng đã cảnh báo.

Trong một những cuộc phỏng vấn của những năm đó nhà khoa học chính trị đã nói trong tinh thần đó rằng Liên minh Á-Âu – đó là hoài niệm, hoàn toàn không có mối liên hệ với thực tế, và bất kỳ các nỗ lực để tạo ra một “đế chế mới của Nga sẽ gặp phải sự phản kháng”.

“bằng thực tế đã rồi” thậm chí lúc đó ông đã nói rằng rồi mà xem người Kazakhstan, người Ukraina lẫn người Belarus sẽ không muốn một lần nữa lại trở thành một phần của Đế quốc đang trỗi dậy. Cựu các quốc gia cộng hòa Xô viết và dầu tiên là các tầng lớp tinh túy quốc gia sẽ chống lại sự hình thành mới dưới sự lãnh đạo của một người duy nhất. Cương quyết hơn tất cả, dự đoán này đã trở thành hiện thực ở Ukraina.

Đối với Nga chuyên gia cũng không dự đoán được điều gì tốt. Và thông điệp của Brzezinski trong năm 2011 về Nga: ” sự kháng cự như vậy sẽ tiếp tục làm tổn hại khả năng của Nga để trở thành một nhà nước hiện đại, thành công, dân chủ và thậm chí sau đó là châu Âu”.  Nga – là một phần của châu Âu, Brzezinski cho đến nay vẫn coi là như vậy. Và ông giữ ý kiến cho rằng làm mất các mối quan hệ với châu Âu  thì Nga sẽ không có lợi, thậm chí có thể sẽ dẫn đến tan đổ đất nước.

Chủ quyền như một biểu tượng

Sự sụp đổ của Liên Xô, ông Brzezinski đã dự đoán một vài năm trước khi sự kiện xảy ra vào năm 1989. Năm 1991, trong khu rừng Bialowieza đã ký một thỏa thuận về việc chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô như là một “chủ đề của luật pháp quốc tế”

Ai biết được điều gì sẽ xảy ra sau hai năm trong không gian Á-Âu? Không ai cả. Dưới đây Brzezinski trả lời chúng tôi “cơ cấu lãnh đạo sẽ thay đổi nhân sinh quan thế giới của mình”. Ý tưởng này dường như vô lý. Nursultan Nazarbayev, Tổng thống Kazakhstan, vào năm 1994, đã có một bài giảng tại trường Đại học quốc gia Moscow (MGU), và đề nghị thành lập Liên minh Á-Âu. Về điều này trong một cuộc phỏng vấn với “Gazeta.ru” Tatyana Valovaya, Bộ trưởng về những lĩnh vực chính của hội nhập và Kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Á-Âu nhớ lại. Tức là Nazarbayev – là người sáng lập của Liên minh Á-Âu, chính ông này là người đề nghị làm sống lại hiệp hội hội nhập mới trên những tàn tích của Liên Xô cũ. Và, sẽ có vẻ, từ đâu mà ông ta thay đổi thế giới quan?

Nhưng Nazarbayev đang  lo lắng việc mất chủ quyền của Kazakhstan như là một thành viên của Á-Âu. Từ việc tham gia vào Liên minh Hải quan Astana  có nhược điểm nhiều hơn là ưu điểm, ông Nazarbayev đã phẫn nộ khi đất nước còn tương đối thịnh vượng trong  năm 2013. Khó khăn vẫn tồn tại để thúc đẩy các sản phẩm thực phẩm của Kazakhstan, đặc biệt là thịt và sản phẩm thịt sang thị trường Nga, không có quyền truy cập tự do vào thị trường năng lượng của Nga, hạn chế năng lực vận chuyển điện, Tổng thống  Kazakhstan đã liệt kê một loạt vấn đề tồn đọng. Thêm một lý do để nghi ngờ sự cần thiết của Liên minh Á-Âu mà Trung Quốc đã đem đến. “Trung Quốc đầu tư ở Kazakhstan nhiều hơn ở Nga”, – ông Alexei Portansky, Giáo sư, Khoa Kinh tế Thế giới và các chính sách Học viện kinh tế cao cấp cho biết. Trong ý nghĩa này, Nga và Kazakhstan – không phải là đối tác mà là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Tư tưởng lãnh đạo Belarus của  Alexander Lukashenko cũng cho thấy một sự nếu không phải thay đổi quan điểm, thì đó là tâm trạng.

Trước sự ra đời của các biện pháp trừng phạt chống Nga, ông nói: ” với tôi tình bạn với Nga không có sự mua bán “. Còn giờ đây, ông lại đang nhìn sang phương Tây để tìm cách sắp xếp thương lượng giá khí đốt của Nga. Nga, nhà lãnh đạo Belarus đã ước tính còn nợ 15 tỷ $. Ông đã từ chối ký một kodekc hải quan duy nhất, đánh giá cao sự độc lập lớn hơn là Mã số (kodekc). “Tự do và độc lập – đó là rất có lợi, – Lukashenka nói. – cái đó không thể đánh giá được bất kỳ bằng tiền hay những con số “.

Đây là những lời của chính cha già Lukashenko vào năm 2013 đã nói rằng chúng ta không nên lo sợ việc chuyển giao quyền lực bổ sung trong Liên minh hải quan đến mức siêu quốc gia. “Chủ quyền – không phải là một biểu tượng. Mọi thứ đều có giá của nó. Và nếu chúng ta muốn sống tốt hơn, thì phải làm một cái gì đó, phải biết hy sinh. Điều quan trọng – đó là lợi ích của nhân dân “. Rõ ràng, hạnh phúc của người dân Belarus không còn là một vấn đề đối với Lukashenko cả đời.

Quay ngoắt từ Trung Quốc

Trong bối cảnh đó, thật khó tin và đáng kinh ngạc của các bình luận của ông  Brzezinski khi ông dự đoán “tiến bộ trong việc bình thường hóa quan hệ” giữa Nga và châu Âu. Và không chỉ trong tình trạng hỗn loạn ngày càng tăng trong nội bộ gia đình Á-Âu.

Sau khi trưng cầu dân ý ở Crưm vào năm 2014 và sự ra đời của các lệnh trừng phạt trả đũa của phương Tây chống lại Nga,  Điện Kremlin như mọi người đã biết liền công bố chính sách quay ngoắt của Nga về phía đông. Nhưng chưa đầy một năm, đầu tiên là doanh nghiệp Nga, và sau đó là giai cấp thống trị ở Nga đã đi đến kết luận rằng Trung Quốc không thể thay thế châu Âu và rằng dự án “con đường tơ lụa” là cần cho Trung Quốc để lấn át Nga sang các thị trường châu Âu.

“Người Trung Quốc – là các nhà đàm phán rất cứng” – một trong những quan chức cao cấp của chính phủ Nga than thở. Không có chuyện vay giá rẻ, như ở châu Âu và Hoa Kỳ, cũng không có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Nga (không tính nguyên liệu), lớn tiếng quảng cáo “quay về phía Đông” không ăn thua.

Có xuyên tâm điểm trái ngược với quan điểm được thể hiện trong các bài báo và cuộc phỏng vấn với cố vấn của Tổng thống và Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Nga Sergey Glazev, trong đó bao gồm cho báo “Gazety.Ru”. Sergey Glazev nhìn thấy tương lai của Nga trong việc tăng cường mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc,  đề nghị điện Kremlin tích cực mượn các thuật toán hành chính của Trung Quốc. Nếu không, Sergey Glazev chắc chắn rằng, Nga sẽ buộc phải bắn ra ngoài rìa của Liên minh châu Âu. Hoặc thậm chí tồi tệ hơn rằng: sẽ trở thành tập hợp những cộng đồng khác nhau (tan rã nhà nước-nd).

Ngài Brzezinski thì trái lại, khuyên Nga nên xem Trung Quốc như một đối thủ nguy hiểm. ” Sự thâm nhập chiến lược của Trung Quốc vào Trung Á để có được quyền truy cập thương mại trực tiếp sang châu Âu đã dẫn đến sự suy yếu đáng kể của sự thống trị kinh tế của Nga ở phần phía Đông của Liên Xô cũ” – đây là ý kiến của Brzezinski tuyên bố trong một bài báo cho tờ Huffington Post.

Với tuyên bố này, có thể tranh luận và nói rằng Brzezinski – Russophobia. Có thể là như thế. Nhưng ai có thể từ chối Brzezinski về tầm nhìn xa?

Nguyễn Vinh (theo gazeta.ru)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Sự kết thúc của Liên minh Á-Âu”:

  1. Cao Nam viết:

    Z.Brezinski không chỉ là một chính trị lớn, ông còn là nhà địa chính trị học. Ông có nhiều tác phẩm để đời về nội dung này như “Khối Xô Viết”, “Bàn Cờ Lớn”. Theo đó, ông đánh giá tính sự liên kết của Hệ thống Xô Viết thiếu tính kết cấu bền vững; và đưa ra các giả định về hướng đi của Nga thời hậu Xô Viết. Trong đó, ông nhấn mạnh, kịch bản tồi tệ nhất, dễ xảy ra nhất, đặc biệt cho Nga, là Nga tiếp tục lựa chọn thuyết địa chính trị, tức tìm kiếm sức mạnh, quyền lực cho quốc gia hơn là sự thịnh vượng của người dân. Qua lăng kính của ông, chúng ta thấy rằng, các dân tộc có bề dày lịch sử không dễ thoát ly khỏi tư tưởng đại dân tộc; chủ nghĩa về tôn giáo, ý thức hệ cuối cùng cũng dễ bị cuốn theo hệ tư tưởng đại dân tộc quốc gia. Tuy nhiên, dù chưa phải là chiều dài của lịch sử loài người nhưng những mốc thời gian quan trọng đã khẳng định và khó đảo ngược đó là, tại sao Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha – những quốc gia có bề dày lịch sử vang dội lại không rơi vào vòng quỹ đạo chủ nghĩa đại dân tộc. Phải chăng, tư tưởng về giá trị đã lấn át vượt trội – và điều gì làm nên sự kỳ vĩ này; phải chăng do sức ép của mỹ; phải chăng do bối cảnh lịch sử, đặc biệt thời chiến tranh lạnh họ không thể bứt phá. Đây là câu hỏi lớn, qua đó chúng ta nhìn về Mỹ, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Iran…để đánh giá diễn biến lịch sử thế giới đương đại sẽ đi về hướng nào, sự xung đột nào sẽ chi phối tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề