Sự cố bất ngờ với kiệt tác điêu khắc nhỏ nhất thế giới

Kiệt tác điêu khắc nhỏ nhất thế giới vô tình bị ngón tay của nhiếp ảnh gia nghiền nát khi đang cố chụp ảnh về nó.

Các tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ Anh Jonty Hurwitz nhỏ tới mức chúng có thể dựa vào một sợi tóc người và tương đương kích cỡ đầu của một con kiến. Trải qua nhiều tháng tỉ mẩn tạo ra chúng, ông Hurwitz, 45 tuổi, ở Chichester, Tây Sussex, đã đem các sản phẩm của mình tới một phòng thí nghiệm có kính hiển vi điện tử và công nghệ chụp ảnh tân tiến để thuê lưu giữ lại các hình ảnh về chúng.

Bức tượng người phụ nữ khỏa thân là một trong những tác phẩm siêu nhỏ của ông Hurwitz, chỉ tương đương kích cỡ đầu của một con kiến và nhỏ hơn sợi tóc người. Ảnh: Solent News

Bức tượng người phụ nữ khỏa thân là một trong những tác phẩm siêu nhỏ của ông Hurwitz, chỉ tương đương kích cỡ đầu của một con kiến và nhỏ hơn sợi tóc người. Ảnh: Solent News

Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài phút, một tác phẩm của nghệ sĩ Hurwitz – bức tượng người phụ nữ khỏa thân siêu nhỏ – đã bị phá hủy chỉ do cử động thiếu cẩn thận của ngón tay người kỹ thuật viên phòng thí nghiệm.

“Kỹ thuật viên đã thay đổi hướng chụp và sau đó nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi cố gắng quan sát tác phẩm qua các ống kính. Rốt cuộc, tôi nhận thấy có một dấu ngón tay chính xác ở nơi từng đặt tác phẩm điều khắc ban đầu và tôi biết điều không may đã xảy ra. Tôi cảm thấy hơi sốc”, ông Hurwitz nhớ lại.

Bức tượng người phụ nữ khỏa thân cũng như nhiều tác phẩm điêu khắc tí hon khác của ông Hurwitz chỉ cao chưa đầy 1mm và được tạo ra nhờ một quá trình gọi là “hội họa nano”. Chúng quá nhỏ, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường nên cần phải được quan sát và chụp ảnh dưới kính hiển vi.

Ảnh chụp dưới kính hiển vi bức tượng tí hon trong lỗ kim, trước khi nó vô tình bị ngón tay kỹ thuật viên phá nát. Ảnh: Solent News

Ảnh chụp dưới kính hiển vi bức tượng tí hon trong lỗ kim, trước khi nó vô tình bị ngón tay kỹ thuật viên phá nát. Ảnh: Solent News

Nghệ sĩ Hurwitz tiết lộ trên website của mình: “Các bức điêu khắc được tạo ra nhờ sử dụng một công nghệ in 3D mang tính đột phá và một kỹ thuật có tên gọi Thuật in thạch bản đa photon. Rốt cuộc, chúng ra đời nhờ hiện tượng vật lý hấp thụ 2 photon hay vật lý lượng tử.

Việc hấp thụ 2 photon này xảy ra chỉ ở một tiêu điểm tí hon, về cơ bản là một điểm ảnh 3D siêu nhỏ (gọi là Voxel). Cấu trúc sau đó được dịch chuyển một phần rất nhỏ thông qua một quá trình do máy tính điều khiển, rồi một điểm ảnh khác được tạo ra. Cứ dần dần như vậy, sau hàng tiếng đồng hồ, toàn bộ tác phẩm điêu khắc được tạo dựng hết điểm ảnh này đến điểm ảnh khác, hết lớp này đến lớp khác”.

Các bức tượng của ông Hurwitz hiện được coi là những hình điêu khắc nhỏ nhất về con người từng được tạo ra từ trước tới nay.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail, VNN)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề