Stepan Bandera là ai?

Stepan Banderra là một trong những lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc Ucraina chống lại quân chiếm đóng Ba lan, Đức và cả chính quyền Xô viết. Cá nhân con người ông đã và đang gây ra các luồng tình cảm đối lập nhau trong các hậu bối tại miền Tây và các người chống đối ông tại miền Đông Ucraina. Việc này có thể thấy rõ chỉ cần thông qua việc một vụ scandal đã xảy ra như thế nào ở kênh truyền hình “ Inter” khi ông xếp thứ ba trong số những người Ucraina vĩ đại ở một dự án cùng tên .

Stepan Bandera sinh ngày 1.1. 1909 tại làng Ugrinov huyện Kalushki vùng Galichna khi đó thuộc đế quốc Áo Hung ( nay thuộc vùng Yvanofrancovski ). Ông học tại trường trung học Struiscaia. Tháng 9 năm 1928 ông chuyển đến Lvov theo học tại khoa nông nghiệp trường Bách khoa cao cấp .

Năm 1929 ông tham gia vào Tổ chức các nhà dân tộc Ucraina (OUN). Năm 1931 ông được bầu làm ủy viên ban chấp hành của tổ chức OUN. Tháng 7 năm 1932 ông được chọn làm cấp phó của người lãnh đạo tối cao của tổ chức (Краевый Проводник) và một năm sau, tại đại hội của OUN ở Berlin ông chính thức trở thành lãnh đạo của OUN khu vực miền Tây Ucraina.

Dưới sự lãnh đạo của Stepan Bandera vào những năm 1933-1934 OUN đã tiến hành hàng loạt các sự vụ khốc liệt chống đối lại chính quyền chiếm đóng Balan. Trong số các sự vụ đó có kế hoạch ám sát Bộ trưởng nội vụ Balan Bronhislav Peraski, là người đã có sáng kiến đàn áp dã man nhân dân Ucraina ở hai vùng Galichna và Volun. Ngoài ra còn thực hiện vụ ám sát Lãnh sự của chính quyền Xô viết tại Lvov nhằm phản đối nạn đói 1932-1933 do chính quyền Xô viết gây ra ở khu vực trung tâm Ucraina. Lãnh sự không chết mà người chết lại là đại diện của Hội đồng chính ủy Xô viết.

Do cuộc ám sát mang tính chính trị đó mà Stepan Bandera đã bị cảnh sát Balan vào tháng 6 năm 1934 bắt và ông bị giam ở các nhà tù Lvov, Kracov và Varshava đến năm 1935. Đầu năm 1936, tòa án địa phương Varshava đã kết án ông và 11 người khác án tử hình, sau đó giảm xuống còn chung thân.

Tháng 9 năm 1939, quân Đức tấn công Balan, ban quản lý nhà tù bỏ chạy, Stepan Bandera được giải phóng và quay trở về Lvov. Tuy nhiên việc chính quyền Xô viết chiếm đóng Lvov và tiến hành cuộc thanh trừng đối với các trí thức và các nhà chính trị miền Tây Ucraina đã buộc ông phải trở về Kracov.

Tại Kracov, Bandera đã có sáng kiến thay đổi chiến thuật hoạt động của OUN do đại tá Andrei Melnhik chỉ huy. Do vậy OUN đã tan vỡ và ra đời phân hội riêng biệt “ Đường dây cách mạng OUN” do chính Stepan Bandera đứng đầu. Trước cuộc chiến tranh Xô- Đức, Bandera thành lập Ủy ban dân tộc Ucraina nhằm hợp nhất các lực lượng chính trị trong cuộc đấu tranh giành lại nhà nước. Ngày 30 tháng 6 năm 1941 “ Đường dây cách mạng OUN” đã ra nghị quyết Khôi phục nhà nước Ucraina với thủ đô là Lvov.

Sau khi từ chối việc hủy bỏ Nghị quyết khôi phục nhà nước Ucraina, ngày 6 tháng 7 năm 1941 Bandera bị chính quyền chiếm đóng Đức bắt và đưa tới Beclin.Tại đây ông vẫn cương quyết từ chối không hủy bỏ Nghị quyết này nên ông bị đưa vào trại tập trung Zacxenhauzen và ở đó cho tới tháng 12 năm 1944. Chính quyền Đức đã thả ông và một vài lãnh đạo khác của OUN hòng thuyết phục họ ký một thỏa thuận hợp nhất OUN với Quân đội kháng chiến Ucraina (UPA) như những đồng minh chống lại Moscova. Tuy nhiên bản thỏa thuận này bị Stepan Bandera nhất quyết phản đối .

Sau sự đầu hàng của Đức trước đồng minh, Bandera buộc phải thay đổi nơi ở thường xuyên do các đe dọa bị bắt giữ thường trực từ phía các cơ quan an ninh của Liên xô. Ông đã sống ở Beclin, Insbruk, Muynkhen. Số phận bi thảm cũng theo đuổi các người thân của Bandera. Các anh em trai của ông, Aleksandr- tiến sĩ kinh tế chính trị  và Vasili- cử nhân triết học trường Đại học Tổng hợp Lvov đã bị bọn tay sai Balan giết chết tại trại Aushevic năm 1942. Cha của ông bị chính quyền Xô viết giết hại. Hai chị em gái Ocxana và Marta-Marina bị kết án đi đày Siberi năm 1941. Hàng chục năm sau đó lãnh đạo Liên xô cũng không cho phép họ quay trở về cố hương Ucraina. Marta-Marina chết tại nơi lưu đày năm 1982, còn Okxana chỉ có thể quay về cố quốc vào cuối năm 1989 sau gần 50 năm sống ở vùng Krasnoiarski. Còn một người em gái nhỏ nữa là Vladimira cũng phải tập trung trong trại lao động cải tạo suốt từ năm 1946 đến 1956.

Từ năm 1946 Stepan Bandera lãnh đạo phong trào Đường dây cách mạng OUN tại hải ngoại và bắt đầu thực hiện các hoạt động nhằm điều tiết mối quan hệ giữa các nhóm người Ucraina lưu vong để cố gắng xây dựng một lực lượng dân tộc thống nhất tại nước ngoài.

Ngày 15 tháng 10 năm 1959, Bandera bị ám sát bằng khẩu súng đặc biệt sử dụng chất độc xianua bắn thẳng vào mặt. Kẻ ám sát là nhân viên KGB, Bogdan Stashinxki và sau này đã bị nhà cầm quyền Tây Đức kết án 8 năm tù khổ sai. Tòa án tối cao Đức tại Karsrul cho rằng nhà cầm quyền Xô viết mới là thủ phạm chính trong vụ án này.

Các lãnh đạo của OUN hải ngoại đã nêu rõ việc ám sát thủ lĩnh của họ là sự tiếp diễn của chuỗi giết người mang tính chất chính trị kể từ năm 1926 với cái chết của Simon Peliura ở Paris và Evghenhi Konovans tại Rotecdam năm 1938.

Cho tới tận gần đây, lãnh đạo KGB vẫn phủ nhận sự dính líu của mình vào cái chết của Bandera .Mãi tới năm 2005 cựu chủ tịch KGB thời Xô viết Vladimir Kriuchcov mới thú nhận rằng vụ ám sát Stepan Bandera là một trong những hành động cuối cùng của KGB nhằm loại bỏ đối thủ bằng cách bạo lực như vậy.

Ngày 20 tháng 10 năm 1959, Stepan Bandera được an táng tại nghĩa trang Muynkhen. Ông là một trong những biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc Ucraina của thế kỷ 20. Sau khi Ucraina tuyên bố độc lập, nhiều tổ chức xã hội , chính trị , thanh niên đã lấy tên ông. Tại Lvov một trong những phố chính của thành phố được đặt tên ông. Năm 2007 một tượng đài của Stepan Bandera cũng được khánh thành.

Ngày 1 tháng 1 năm 2009, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, Bưu điện Ucraina đã phát hành bộ tem kỷ niệm về Bandera. Chi nhánh kiều dân Ucraina tại Canada đã đề nghị tổng thống Ucraina Viktor Yushenco trao danh hiệu Anh hùng Ucraina cho Stepan Bandera nhân 100 năm ngày sinh và 50 năm ngày mất của ông.

 Nguyễn Hồng Giang


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Stepan Bandera là ai?”:

  1. Bien Xanh viết:

    Vậy mà qua truyền thông Nga một anh hùng dân tộc đã bị biến thành 1 kẻ phát xít. Xin cảm ơn tác giả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề