Sợ hãi và hối tiếc ám ảnh cô dâu Việt ở TQ

Vẽ lại vị trí các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM vào mảnh giấy, Zhou Jiazhen, một cô dâu Việt kết hôn với chồng Trung Quốc vào đầu năm 2011 thấy vô cùng nhớ nhà và chỉ biết nhìn xa xăm với nỗi buồn khôn xiết.

Ngồi trong cửa hàng đặc sản Việt của mình tại làng Huzhu, thị trấn Yanxi, huyện Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, Zhou Jiazhen vẽ lại bản đồ theo yêu cầu của một người đàn ông độc thân đang có kế hoạch đến TP.HCM tìm vợ.

Zhou là cô dâu Việt đầu tiên đến ngôi làng này và hiện nay đã có 145 người như cô ở đó. Zhou mở cửa hàng bán đồ Việt để phục vụ cho những nhóm người này.

Tuy nhiên, hàng chục cô dâu Việt mất tích thời gian qua khiến kinh doanh của Zhou đi xuống. Thậm chí, công việc làm ăn không tốt có thể khiến cô không có khả năng có được giấy chứng nhận thường trú cho người nước ngoài, còn được gọi là thẻ xanh Trung Quốc.

Một người nước ngoài kết hôn với một công dân Trung Quốc có thể nộp đơn xin thẻ xanh sau khi kết hôn và sống trong ngước được 5 năm, có một tài sản riêng hoặc hợp đồng làm việc. Thẻ xanh bảo đảm cho người nước ngoài được hưởng an sinh xã hội bao gồm bảo hiểm y tế, tự do làm việc và quyền được đến hoặc rời khỏi đất nước một cách thoải mái.

Trường hợp của Zhou, do không có nhà nên đây là mục tiêu kiếm tiền càng sớm càng tốt để có thể có thẻ ID của Trung Quốc.

Liang Shichui làm việc tại quán trà của chị gái chồng ở Linqi, Hà Nam, Trung Quốc. Cô đã không thể tìm được việc làm trên thị trường lao động.

Liang Shichui làm việc tại quán trà của chị gái chồng ở Linqi, Hà Nam, Trung Quốc. Cô đã không thể tìm được việc làm trên thị trường lao động.

“Cho đến cuối năm 2014, số lượng các cô dâu Việt ở Chương Châu vượt quá 2.000 người. Họ thường hỏi về thẻ xanh nhưng nó chỉ được sự chấp thuận của Bộ Công An. Cho đến nay, không quá 10 người ở địa phương được cấp thẻ xanh”, đại diện văn phòng công an Chương Châu cho biết.

Theo báo cáo của Tân Hoa Xã vào năm ngoái, hơn 4.700 người nước ngoài được cấp thẻ xanh vào năm 2011, số lượng nhỏ so với con số 600.000 người nước ngoài tại đây. Thế nên Zhou không phải là người duy nhất đối mặt với tình trạng khó khăn này.

Yang Qimei, cũng đến từ TP.HCM, kết hôn với người chồng 42 tuổi và đến Trung Quốc vào tháng 5/2011. Yang và hai cô dâu Việt khác tìm được việc làm tại một nhà máy đồ chơi ở địa phương. Mặc dù không có bảo hiểm xã hội nhưng họ hài lòng với mức thu nhập hơn 2.000 nhân dân tệ/tháng (hơn 7 triệu đồng), gấp đôi so với mức lương có thể kiếm được ở Việt Nam. Tuy nhiên, công việc họ không được ổn định.

“Chúng tôi không thể trả tiền an sinh xã hội cho họ. Nếu bị phát hiện chúng tôi sẽ bị chính quyền phạt tiền. Chúng tôi không biết chính sách nên đã thuê họ và chúng tôi sẽ không thuê nữa”, Zhang Jianhong, chủ sở hữu nhà máy sản xuất đồ chơi cho biết.

Người nước ngoài có thể làm việc ở Trung Quốc với điều kiện phải có thẻ xanh hoặc giấy phép đã được phê duyệt. Để có được điều này, các cô dâu Việt phải cung cấp bằng tốt nghiệp chuyên ngành tương ứng hoặc có chuyên môn. Thế nhưng, những người như Yang lại không có trình độ học vấn cao lẫn trình độ chuyên môn. Về mặt lý thuyết, họ không thể làm việc tự nuôi mình cho đến khi nhận được thẻ xanh.

Chen Jinming, một cô dâu Việt, và chồng Wang Jinwu, 34 tuổi ở Triều Châu, Quảng Đông. Chồng của Chen bị khuyết tật ở chân.

Chen Jinming, một cô dâu Việt, và chồng Wang Jinwu, 34 tuổi ở Triều Châu, Quảng Đông. Chồng của Chen bị khuyết tật ở chân.

Hồ sơ của 20 gia đình được phỏng vấn muốn kết hôn với người nước ngoài tại làng Huzhu cho thấy, cuộc sống của họ khá khó khăn. Bốn đặc điểm nổi bật của những người đàn ông địa phương muốn cưới vợ Việt là nghèo, trí não kém phát triển, người già hoặc tàn tật.

Chồng của Yang Qimei là một người đàn ông nghèo, 42 tuổi.

Ngoại trừ các cô dâu Việt “giả”, cô dâu mất tích khác thì phần lớn các cô dâu còn lại đều sống trong đau khổ.

Hồng Lin, 22 tuổi, một công nhân xây dựng tự do ở Trùng Khánh. Anh cầm hộ chiếu của mình với mong muốn đến Việt Nam tìm vợ.

Hồng Lin, 22 tuổi, một công nhân xây dựng tự do ở Trùng Khánh. Anh cầm hộ chiếu của mình với mong muốn đến Việt Nam tìm vợ.

“Nghiên cứu cho thấy có những trường hợp đàn ông Trung Quốc lừa dối các cô dâu Việt. Do khoảng cách địa lý và thời gian hẹn hò ngắn nên họ thường bị cung cấp thông tin sai lệch”, Wu Yanhua, nghiên cứu sinh chuyên ngành xã hội học tại Đại học Hạ Môn cho biết.

Trong số 20 cô dâu Việt được phỏng vấn, tất cả đều trải qua cảm giác hối tiếc, sợ hãi và không hài lòng với cuộc sống hôn nhân. Tất cả họ đều từng cãi nhau với chồng.

Một bảng quảng cáo với nội dung giới thiệu và kết hôn với cô dâu Việt trong 3 tháng, phí 200.000 nhân dân tệ trên một đường phố ở Việt Nam.

Một bảng quảng cáo với nội dung giới thiệu và kết hôn với cô dâu Việt trong 3 tháng, phí 200.000 nhân dân tệ trên một đường phố ở Việt Nam.

Bên cạnh khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế, khó khăn trong việc nhận thẻ xanh và tăng phí visa lên tới 800 nhân dân tệ đã hạn chế phụ nữ Việt Nam đến Trung Quốc kết hôn.

Theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Phúc Kiến, số lượng phụ nữ Việt Nam vào thị trấn Yanxi bằng con đường hôn nhân ở năm ngoái là con số 0.

Vũ Thương Giang (Theo Xã Luận)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề