Sẽ thua cuộc. Tại sao giới cầm quyền của ông Putin lại sợ các lệnh trừng phạt hơn thời Liên bang

“Cuộc chiến trừng phạt” có thể được so sánh với một cuộc đua đường dài. Trong đó kẻ chiến thắng sẽ là kẻ mạnh hơn và kiên nhẫn hơn.

Ngày 9 tháng 8 năm 2018 là một ngày đặc biệt. Đúng vào ngày thứ năm, ngay cả những đài truyền hình của First Channel và RTR cũng phải thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt  quốc tế, đặc biệt là của Mỹ không chỉ đơn thuần là gây tác động, mà còn gây  tác động cực kỳ mạnh mẽ đối với nước Nga. Mạnh tới mức độ là, công bố trên tờ báo “Kommersant” về các  dự luật của Thượng viện về xử phạt đối với cá nhân và các công ty của Nga (mà việc thực hiện vẫn còn chưa rõ ràng) vừa được phát hành thì ngay lập tức đã gây ra sự sụp đổ của đồng rúp.

Bài báo trong tờ Kommersant còn trích dẫn thêm tuyên bố của Bộ Ngoại giao MỸ về  một loạt các lệnh trừng phạt trong tương lai chống lại Nga, lần này theo luật 1991 của Mỹ, được thiết kế để trừng phạt những kẻ  sử dụng chất hóa học và vũ khí sinh học. Trước đây, luật này  được áp dụng đối với hai nước – Syria và CHDCND Triều Tiên. Nga hiện đứng thứ ba trong danh sách này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Noyert giải thích: Washington (thông qua đồng minh Anh) tin tưởng rằng vụ đầu độc Sergei Skripal và con gái Julia ở Anh là đã được  thực hiện bởi một cơ quan trực thuộc nhà nước Nga. Do đó, Moscow phải được tiêm ngay cho một liều thuốc đắng đầu tiên. Đó là các lệnh trừng phạt, mà mục tiêu chính là  để ngăn chặn việc bán cho Nga bất kỳ sản phẩm nào mà có khả năng sử dụng  vào hai mục đích về công nghệ, có nghĩa là, những sản phẩm  mà có thể được sử dụng cho cả mục đích hòa bình và quân sự. Thông thường các thương vụ cho các nguồn cung cấp như vậy thường được xem xét riêng lẻ. Bây giờ Mỹ đã thực sự áp đặt một lệnh cấm hoàn toàn đối với họ. Ngoại lệ là sản phẩm cung cấp công nghệ và vật liệu cho Trạm vũ trụ quốc tế.

Điều thú vị nhất vẫn còn ở phía trước. Theo luật pháp Hoa Kỳ, một quốc gia nằm trong diện bị trừng phạt như vậy phải cho phép các thanh tra quốc tế, kể cả người Mỹ, tiến hành thanh tra vào lãnh thổ của mình. Những người đó sẽ kiểm tra xem trong các cơ sở đó có khả sản xuất vũ khí hóa học hay không. Sau đó, Đối tượng bị kiểm tra (trong trường hợp này là Liên bang Nga) nên bảo đảm pháp lý rằng họ  sẽ cam kết không sử dụng vũ khí hóa học nữa. Rõ ràng là điện Kremlin sẽ không  cho phép bất kỳ thanh tra viên nào đi đâu và sẽ không đưa ra lời hứa nào. Và điều này, theo luật, có nghĩa là hậu quả – các lệnh trừng phạt mới sau 90 ngày nữa sẽ bắt đầu có hiệu lực. Trong đó có thể cấm hoàn toàn việc cho vay đối với các ngân hàng quốc doanh Nga, ngừng giao dịch, hạ thấp mức độ quan hệ ngoại giao (tức là, triệu hồi đại sứ từ Moscow). Với vị trí “đầu đàn”, chắc hẳn Mỹ sẽ đe dọa đóng cửa không phận của Mỹ đối với các hãng hàng không nhà nước của quốc gia tội lỗi. Trong trường hợp này, đó là  Aeroflot. Thực tế  Bộ Ngoại giao nói  rằng chưa có kế hoạch như vậy. Hôm nay, không. Và ngày mai có thể xuất hiện.

Quyết định của Washington sẽ đưa quan hệ Nga-Mỹ trở về quan hệ của những năm bảy mươi.

Twitter của Donald Trump vào ngày ban hành các kế hoạch trừng phạt mới của Bộ Ngoại giao đã im lặng. Điều này không phải là quá lạ. Trong bối cảnh của cuộc điều tra đang diễn ra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller và bắt đầu buổi điều trần của tòa án trong trường hợp của Paul Manafort,  tổng thống Hoa Kỳ ở góc độ nào đó không nên động chạm nhiều về chủ đề nước Nga. Điện Kremlin không thể chờ đợi sự giúp đỡ từ đâu đó. Quyết định của Washington đã đưa quan hệ Nga-Mỹ trở lại vào những năm 70 và 80, khi lệnh cấm cung cấp các công nghệ sử dụng kép là rất nghiêm ngặt. Một trong những nhiệm vụ chính của KGB (tiền thân của Cục tình báo nước ngoài) chính xác là săn tìm các công nghệ và vật liệu mà không thể mua được một cách hợp pháp.

Các biện pháp trừng phạt mới, giống như những biện pháp trừng phạt sẽ thực thi vào cuối năm, rất quan trọng. Trong thực tế, việc áp dụng pháp luật về việc trừng phạt các quốc gia sử dụng vũ khí hóa học và sinh học sẽ mở ra khả năng đưa nước Nga vào  danh sách chính thức của các quốc gia tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố. Đây không phải là một điều không tưởng, mà thực sự là đề nghị của thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Menendez. Ông là một trong những đồng tác giả của một dự thảo luật được chuẩn bị chung của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về các biện pháp trừng phạt chống lại các cá nhân và pháp nhân Nga trong việc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Bàn tiệc về luật trừng phạt của Thượng viện Mỹ vẫn còn tiếp diễn, trong số những lệnh lớn sắp tớp sẽ có – lệnh cấm đối với bất kỳ giao dịch nào với nợ quốc gia của Nga, trong đó có  sự trừng phạt đối với tất cả những ai, bao gồm cả các quỹ đầu tư và quỹ hưu trí của Mỹ và nước ngoài, những người vẫn sẽ mạo hiểm mua nợ quốc gia của NGa. Ngoài ra, đề xuất hạn chế quyền truy cập của các ngân hàng nhà nước Nga đối với đồng đô la và các thanh khoản bằng đồng tiền đó. Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ muốn lệnh cho Cơ quan An Ninh phải báo cáo về các điều kiện và tài sản nước ngoài của lãnh đạo hàng đầu của Nga, bao gồm cả tổng thống. Bất kỳ khoản đầu tư nào vào lĩnh vực năng lượng của Nga sẽ hoàn toàn bị đóng băng. Từ kinh nghiệm của tôi làm việc trong lĩnh vực năng lượng, tôi biết – không có công nghệ và nhà đầu tư phương Tây, ngành dầu khí ở Nga sẽ chết. Điều tương tự cũng có thể nói về ngành hàng không Nga.

Vâng, “trường hợp Skripal” và tiếp theo lệnh trừng phạt do Bộ Ngoại giao công bố vào ngày thứ năm vừa qua  nếu không dẫn đến kết cục là gán Nga vào danh sách các nước  hỗ trợ khủng bố  thì các chủ đề về trừng được thảo luận tại Capitol cũng cực kỳ bất lợi.

Moscow có thể trả đũa  Washington như thế nào? Trong lĩnh vực kinh tế, sự lựa chọn không  có nhiều. Có thể cắt giảm nguồn cung cấp cho người Mỹ động cơ tên lửa RD-180 cho chương trình không gian của họ. Nga có thể đóng các đường bay đối với các hãng hàng không Mỹ trên khắp nước Nga (trong trường hợp Aeroflot bị cấm bay đến Mỹ). Nga  có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt về thực phẩm (ví dụ như cấm nhập khẩu rượu vang California). Tất cả những biện pháp này, tất nhiên, sẽ tấn công vào Mỹ, nhưng đồng thời họ cũng sẽ làm hại Nga.

Ngoài ra có thể làm gián đoạn tất cả các liên lạc trong lĩnh vực giải trừ vũ khí. Trong một tình huống mà Donald Trump nghĩ về việc hiện đại hóa tiềm năng hạt nhân của Mỹ và tạo ra các lực lượng quân đội vũ trụ, điều này sẽ cung cấp cho Lầu Năm Góc một cơ sở để thực hiện bất kỳ kế hoạch nào. Có một lựa chọn khác là  tiếp tục cuộc chiến lãnh sự và đóng các Đại diện của Mỹ tại Yekaterinburg và Vladivostok. Washington phản ứng lại bằng cách sẽ đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Houston và New York. Đó, trên thực tế, đó là tất cả những gì Nga có thể làm.

Như một người đã từng sống qua giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh, tôi đặc biệt quan tâm đến điều này. Ngày nay, Nước Nga đóng vai trò tương tự trong nền kinh tế thế giới như dưới thời Liên Xô – nhà cung cấp nguyên liệu và vũ khí. Theo nghĩa này, sự khác biệt với kỷ nguyên Brezhnev là rất nhỏ. Nhưng nó trở nên kịch tính, nếu bạn nhìn kỹ vào tầng lớp Elit ngày nay của Nga.

Trước đây, không thể tưởng tượng được một chỉ thị của Thượng viện dành cho CIA và FBI là phải thu thập và tiết lộ tất cả các thông tin về tài sản của Leonid Brezhnev, Mikhail Andreyevich Suslov, Yuri Andropov và “quan chức khác”, có tên trong thông cáo của Đảng. Điều này là không thể vì không có những tài sản như vậy. Những người quan chức cao cấp từ Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương CPSU với những chiếc xe ZIL chỉ có biệt thự   ở Arkhangelsk và các nhà điều dưỡng ở Sochi, và đều là những cá nhân liêm khiết. Họ thậm chí rất tin vào chủ nghĩa xã hội và ở góc độ nào đó họ là những chính trị gia thực sự. Trước hết, họ đặt lên mình hai nhiệm vụ chính – trung thành với hệ tư tưởng Mác-xít và cai trị Liên Xô.

Các tầng lớp Nga hiện tại, phần lớn, không tin vào bất cứ điều gì. Một trong những cựu thành viên của tập đoàn cầm quyền hiện tại đã nói với tôi nhiều năm trước, “nếu tổng thống ra lệnh cho tôi trở thành người Do Thái, tôi sẽ sẵn sàng biến thành họ. Còn nay thì ” Nếu như, vì lợi ích của sự sống còn  của  các quy chế của Cafe Pushkin và Câu lạc bộ Du thuyền Moscow  mà phải tham gia với niềm tự hào vào cuộc diễu hành của giới đồng tính, thì họ mới sẵn sàng tham gia. Đơn giản là hiện nước Nga đã là đất nước khác. Ở đó để duy trì tình trạng và tiếp cận với ngân sách  cần phải đi đến nhà thờ và tuyên bố công khai với phương Tây, rằng gia đình bạn sống ở đâu.

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả:  không giống như thời còn Bộ Chính trị, giới tinh hoa này không chỉ điều hành nước Nga mà còn sở hữu nó. “Hàng ngàn gia đình tốt nhất của Nga”, hiện được gắn chặt chẽ vào nền kinh tế toàn cầu bởi vì nó sống bằng tiền bán dầu, khí, vàng và kim loại màu trên thị trường thế giới. Gia đình và trẻ em của họ không thể sống mà không sở hữu căn hộ ở Miami, không có máy bay riêng, “Ferrari” và mua sắm ở Selfridges. Không thể bức họ lái xe đến Arkhangelsk nghỉ ngới và không thể bắt họ  chỉ được phép sử  dụng xe “Hải Âu”. Và đây là sự khác biệt chính với thời đại của Chiến tranh Lạnh. Như vậy, rõ ràng  Bộ Chính trị thời Liên Xô  mạnh hơn khi đối mặt với áp lực từ Mỹ.

“Cuộc chiến trừng phạt” có thể được so sánh với một cuộc đua đường dài. Trong đó kẻ nào mạnh mẽ hơn và kiên nhẫn hơn sẽ chiến thắng. Và kẻ đó, dù sao đi chăng nữa, kết cục sẽ là Hoa Kỳ.

Bài viết của nhà báo, nhà bình luận thời sự  chính trị Nga Konstanyin Egger

 

Nguyễn U Quốc chuyễn ngữ theo nguồn https://snob.ru/entry/164380


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề