Sau cuộc đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ quay lưng lại với Mỹ

Từ những năm 1960 bất kể khi nào các tướng lĩnh của Thổ Nhĩ Kỳ muốn tiếm quyền làm đảo chính, người Thổ Nhĩ Kỳ lại cáo buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm. Sau cuộc đảo chính của các sĩ quan tướng lĩnh trung, cấp thấp Thổ Nhĩ Kỳ bất thành vào ngày 15/7, như một phản xạ, cáo buộc cũ lại xuất hiện. Bộ trưởng Lao động Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Soylu, tuyên bố Mỹ đứng đằng sau các nỗ lực để lật đổ Tổng thống theo chủ nghĩa Hồi giáo Recep Tayyip Erdogan. (Ông bóng gió trích dẫn những “hoạt động” của tạp chí Mỹ giấu tên làm bằng chứng.) Trong khi đó cơ quan truyền thông ủng hộ chính phủ vô vàn những thuyết âm mưu. Cụ thể trong một bài báo đăng tải trên nhật báo Junior Safak, một nghị sĩ từ đảng Công lý và Phát triển của ông Erdogan (AK), Aydin Unal cho rằng các sĩ quan quân đội Mỹ đã tham gia vào cuộc đảo chính. Trong những thập kỷ trước các cáo buộc như vậy đều có thể bỏ qua. Tuy nhiên lần này chúng đều là môt phần của cuộc khủng hoảng ngoại giao ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngay lập tức Ngoại trưởng Mỹ, Jonh Kerry đã phản ứng cứng rắn một cách khác thường. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ,  Mevlut Cavusoglu, vào ngày 16/7, ông Kerry nói thẳng rằng những lời bóng gió về việc Mỹ đứng sau cuộc đảo chính là “hoàn toàn sai trái và làm tổn hại  cho quan hệ song phương của hai nước”. Ngày hôm sau phát biểu trên kinh tin tức Mỹ ông Kerry cảnh báo ông Edogan không nên dùng cuộc đảo chính như một cái cớ để đàn áp các đối thủ trong nước. Nếu mở rộng cuộc thanh trừng trên toàn quốc, theo lời ông Kerry “sẽ là một thách thức lớn cho mối quan hệ của ông (Edogan) với châu Âu, NATO và cho tất cả chúng ta”.

Tuy nhiên Đảng Công lý và Phát triển (AK) đã phớt lờ những lời cảnh báo của Ngoại trưởng Mỹ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành bắt giam 7.000 người cùng hàng ngàn thẩm phán và các quan chức khác bị thanh trừng. Ít nhất 11 cổng thông tin trực tuyến liên quan với phe đối lập đã bị đóng cửa. Nhưng nguồn mâu thuẫn lớn nhất giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là giáo sĩ Fethullah Gulen, người đứng đầu một giáo phái Hồi giáo bí mật, ông bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là chủ mưu của cuộc đảo chính.

Từ năm 1999 ông Gulen đã sống lưu vong tự đày ải ở vùng nông thôn Pennsylvania. Trong nhiều năm ông Edogan đã cáo buộc lãnh tụ Hồi giáo đã tìm cách lật đổ chính phủ của ông, mặc dù trong quá khứ ông Gulen là một cựu đồng minh trong cuộc chiến giảm thiểu quyền lực của quân đội. Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Hoa Kỳ giao ông Gulen cho họ mà chưa chính thức yêu cầu dẫn độ. Các hồ sơ dài hơn 1000 trang vẫn chưa được dịch hết sang tiếng Anh và theo các nhà ngoại giao phương Tây cho rằng nó sẽ đầy rẫy những cáo buộc lạ lùng cùng những thuyết âm mưu và rằng các công tố viên nhà nước sẽ bác bỏ chúng. Ông Edogan có lẽ sẽ tăng cường luận điệu chống Mỹ để đáp trả. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Binali Yildirim, đã cảnh báo rằng việc Mỹ yêu cầu “bằng chứng” trước khi trục xuất ông Gulen sẽ khiến tình hữu nghị giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ rơi vào mối nghi ngờ.

Thực ra điều này không có gì lạ lẫm. Quan hệ  giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ thường xuyên trải qua thăng trầm kể từ năm 1952 khi Thổ Nhĩ Kỳ là nước đầu tiên chủ yếu là người Hồi giáo trở thành thành viên của Nato. Khi đó Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá cao như một đồng minh chống lại Liên Xô. Hôm nay họ được xem là một vùng đệm giữa châu Âu và Trung Đông, nơi có các chiến binh thánh chiến sẵn sàng khủng bố giết hại dân thường cùng hàng triệu người tị nạn Syria. Đồng thời việc duy trì sử dụng căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò rất quan trọng trong các nỗ lực tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo của liên minh do Mỹ dẫn đầu. Một số quan chức phương Tây tỏ ra lo ngại rằng nếu Mỹ khước từ giao ông Gulen cho Thổ Nhĩ Kỳ thì căn cứ không quân này sẽ bị đóng cửa.

Quan hệ hai nước tăng căng thẳng kể từ khi Mỹ ủng hộ nhóm dân quân người Kurd Syria (YPG). Nhóm YPG hiện nay được coi là lực lượng chiến đấu chống IS trong Syria hiệu quả nhất, tuy nhiên lực lượng này có liên kết chặt chẽ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK), một phong trào du kích sống ngoài vòng pháp luật đang chiến đấu và thực hiện nhiều cuộc tấn công khủng bố chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thập kỷ qua để đòi quyền tự chủ cho người Kurd. Thổ Nhĩ Kỳ đã liệt YPG là tổ chức khủng bố và nhiều lần yêu cầu Mỹ từ bỏ họ, tuy nhiên Mỹ đều làm ngơ sau mỗi lần yêu cầu.

Theo quan điểm của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ thực hiện đầy đủ cam kết trong cuộc chiến chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Syria. Trong nhiều năm qua Mỹ luôn thúc ép Thổ Nhĩ Kỳ làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn chiến binh Hồi giáo Jihad ra vào lãnh thổ Syria để tham gia hoặc thực hiện những nhiệm vụ cho IS cùng các nhóm Hồi giáo cực đoan khác. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có lợi ích khi thực hiện những điều này vì IS đã thực hiện nhiều vụ khủng bố lớn bên trong Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có cuộc đánh bom tự sát tại sân bay Ataturk – Istanbul vào tháng 6 và người ta nghi ngờ IS sẽ mở cuộc tấn công thêm lần nữa.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter không dấu diếm sự chán ghét của mình dành cho vị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Edogan. Như được khẳng định quan điểm của ông Carter, lời kêu gọi trong Quốc hội Mỹ ngày càng gia tăng yêu cầu thay thế căn cứ không quân Incirlik. Trong khi đó cho dù ông Gulen có đe dọa đến sự ổn định của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không nghiêm trọng như chiến binh tháng chiến cả trong và ngoài quốc gia này. Thổ Nhĩ Kỳ cần tình bạn của Mỹ hơn bao giờ hết, nhưng thay vào đó trong một sự hoang tưởng cực đoan hậu đảo chính, ông Edogan đang đặt toàn bộ mối quan hệ đồng minh hai nước trong mội sự rủi ro.

Đức Dũng (theo economist)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề