Quân sự Nga bội thu về xuất khẩu trong năm 2014

Mặc dù đất nước đang gặp khó khăn do lệnh trừng phạt từ phương Tây nhưng rõ ràng các công ty vũ khí đã có mức tăng lợi nhuận kỷ lục.

“Các công ty quốc phòng Nga nằm trong top 100 của tạp chí Defense News. Năm nay doanh thu tăng cao do xuất khẩu đạt mức cao mới và chính phủ đổ tiền vào mua sắm trang bị cho quân đội.” Theo tin từ Defense News.

Tạp chí quốc phòng của Mỹ cũng đưa ra thống kê về những công ty quốc phòng Nga.

Tổng Công ty Cổ phần Tên lửa chiến thuật tăng 48.6 phần trăm doanh thu hàng năm lên 2,8 tỷ USD. Một công ty khác là Almaz-Antey đã tăng doanh số lên 10 phần trăm đến tương đương 912 triệu USD  so với năm 2013 doanh thu là 882,5 triệu USD. Công ty sản xuất máy bay United Aircraft Corp, công ty mẹ của Sukhoi, MiG và Irkut cũng thành công lớn trong doanh thu khi tăng lên 7 phần trăm tương đương 6,2 tỷ USD; Công ty sản xuất máy bay trực thăng doanh thu 3,96 tỷ USD, tăng 16 phần trăm so với năm 2013; và Công ty United Engine doanh thu tăng 25 phần trăm so với năm 2013 tương đương 3,3 tỷ.”

Một công ty khác là nhà sản xuất  xe tăng thế hệ mới siêu tăng T-14 Armata – Công ty Uralvagonzavod chỉ tăng một phần trăm tăng doanh thu trong năm 2014. Tuy nhiên công ty này rất được kỳ vọng sẽ tăng doanh thu sau khi sản xuất hàng loạt T-14 và sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2017. Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ đặt hàng 2.300 chiếc T-14 cho đến năm 2020. Vấn đề là chi phí cho một chiếc tăng tương đối lớn khoảng 8 triệu USD cho một chiếc. Các nhà phân tích đặt ra câu hỏi “liệu Kremlin có khả năng chịu mức chi phí cao như vậy hay không khi giá dầu giảm mạnh, đồng rub yếu cũng như Mỹ và Eu gia hạn cấm vận thêm 6 tháng.”

Liệu Putin có đủ tiền dành cho ngân sách quân đội hay không?

Có một vài cách giải thích cho sự thành công của  ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Trước hết, Nga đã đạt được kim ngạch xuất khẩu lớn trong năm 2014: Đã bán lượng vũ khí trị giá 13,2 tỷ USD. Điều đáng nói là Nga xuất khẩu thiết bị quân sự chủ yếu sang các nước ngoài phương Tây như Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela và những nước khác.

Thứ hai ngân sách quân sự dành cho quân đội Nga: Ông Putin đưa ra gói 400 tỷ USD để hiện đại hóa quân sự từ năm 2010-2020. Việc hiện đại hóa là nhằm mục đích thay thế khoảng 70 phần trăm các phương tiện quân sự, vũ khí, khí tài cũ kỹ từ thời Liên xô để lại, tiên phong cho kế hoạch này là xe tăng mới do Nga chế tạo  hoàn toàn Armata T-14.

Kế hoạch hiện đại hóa cung cấp bao gồm đóng mới 50 tàu chiến cho Hải quân Nga, hàng trăm máy bay chiến đấu mới cũng như hàng ngàn phương tiện, vũ khí, khí tài hạng nặng cho quân đội Nga.

Tuy nhiên biện pháp trừng phạt của phương Tây vẫn đang giữ nguyên và nền kinh tế Nga hầu như suy giảm từng ngày nên chính phủ Nga sẽ khó có thể chịu được mức chi tiêu lớn như vậy.

Sau một năm kể từ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và công nghệ cao đối với Nga, nền kinh tế Nga vẫn tiếp tục suy giảm trong khi ông Putin không có động thái nào để có thể đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. Có vẻ như chiến lược duy nhất hiện nay của Nga là trông chờ vào giá dầu thô sẽ tăng lên. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu dầu thô vẫn giữ nguyên giá như hiện nay thậm chí thấp hơn?

Nga đang phải đối mặt với những nhược điểm của chính mình

Thị trường giao dịch ngoại hối tại Moscow vào ngày 28-07 đồng nội tệ đã giảm xuống hơn 60 rúp ăn 1 USD, đây là lần suy giảm đầu tiên kể từ ngày 20-03. Nó đã xảy ra sau 1 năm phương Tây bắt đầu xiết chặt cấm vận.

Ngày 01 tháng 8 năm 2014, Liên minh châu Âu đã cấm Nga huy động vốn trên thị trường tài chính của họ. Đáp lại Kremlin đưa ra lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ các nước đã áp đặt lệnh trừng phạt chống lại  Nga, dẫn đến lạm phát tăng cao.

Trong tháng 12 năm 2014, chính phủ Nga đã kiềm chế sự suy giảm của đồng rub bằng cách tăng lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên, kể từ đó đã không có bất kỳ bước tiến quan trọng nào của nền kinh tế được thực hiện để cải thiện cuộc sống của người dân Nga.

Tất cả những gì chính phủ Nga đang làm là cắt giảm ngân sách dành cho những người dân của họ cùng với các nhà lập pháp Nga xuất hiện trên truyền hình kêu gọi cấm sản phẩm từ phương Tây, xây dựng kế hoạch phá hủy phương Tây và những điều vô lý khác. Dường như không ai quan tâm đến cải cách xã hội và chính trị trong nền kinh tế quốc dân Nga.

Bao giờ xã hội Nga sẽ thức dậy từ cơn ác mộng do Putin tạo ra?

Dưới đây là kết hoạch tóm tắt những gì mà Nga đã đưa ra trong những ngày gần đây: Thiêu hủy các sản phẩm bị xử phạt tại biên giới, đưa ra kết hoạch nhà nước cung cấp 17,6 tỷ USD để hỗ trợ nông dân nước này gia tăng sản lượng trong giai đoạn 2015-2020, chủ yếu đối với thịt lợn và gia cầm sau khi Nga đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước phương Tây. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng chính sách trợ cấp nông nghiệp này có thể vi phạm các quy định Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây thực sự là những gì Nga cần ngay bây giờ để  cải thiện tình trạng của ngành công nghiệp nông nghiệp Nga?

Bộ trưởng nông nghiệp đưa ra ý tưởng về cấm nhập khẩu hoa Hà Lan để phản ứng trước việc nước này khởi xướng về vụ việc đưa ra tòa án Quốc tế xét xử vụ MH-17. Ông cũng đề nghị tạo ra tổ chức đánh giá quốc gia của riêng nước Nga khi cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tin vào các chỉ số được thổi phồng bởi Kremlin và họ sẽ đổ tiền đầu tư vào đất nước của mình.

Câu hỏi đặt ra là: Khi nào xã hội Nga sẽ bừng tỉnh từ cơn ác mộng mang tên tuyên truyền của Putin? Khi nào người Nga sẽ lấy lại nhân phẩm bằng cách tổ chức các cuộc biểu tình đường phố và yêu cầu lãnh đạo hãy tập trung vào các vấn đề nội bộ của đất nước hơn là cố gắng thỏa mãn sở thích Sô vanh của mình?

Theo valuewalk


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề