Quân đội Nga có thể đang chuẩn bị rút khỏi Donbass?

Nhà sử học Nga đồng thời là chuyên gia chính trị Valery Solovei công bố trên Fb thông tin chứng tỏ về việc Nga sẽ đưa quân đội và khí tài của mình rời khỏi Donbass về nước. Theo thông tin của ông Solovei, “những người đi công tác” của Nga cần phải rời khỏi Donbass cùng với tất cả các “dụng cụ” vào cuối hè này.

“Chúng tôi bắt đầu gói ghém đồ đạc và một số người địa phương – cũng vậy”, – nhà sử học trích dẫn lời của một trong số những người đi “công tác” (nguồn tin) nói. Báo “Apostroph” quyết định làm rõ nội dung thông tin của ông Solovei, ý định của Nga rời khỏi miền đông Ukraina liệu có nghiêm túc hay không và những sự kiện sau đó thì như thế nào thông qua phỏng vấn trực tiếp.

PV: – Thưa ông, hãy cho biết những nguồn tin của ông nghiêm túc tới mức nào về việc người Nga chuẩn bị rời khỏi Donbass? –

  • Cần biết rằng ở đây trong trường hợp cụ thể là nói về ý định mà có thể sẽ thay đổi. Những ý định rời khỏi Donbass có từ mùa hè năm ngoái, và khá nghiêm túc. Nhưng ý định lại thay đổi là do ý chí lãnh đạo cấp cao của Nga thay đổi. Nhưng ý chí của lãnh đạo Nga là phản ứng đối với tình hình. Chừng nào ở đó còn tình hình như tôi đã miêu tả thì có vẻ là như thế. Bởi vì những người tại chỗ thông báo và hiện nay họ vẫn đang ở đó.

PV: – Đó là các nhà quân sự Nga?

  • Chúng ta sẽ gọi họ thế này – “những người quan tâm” (quân đội Nga, đầu sỏ chiến binh li khai, lính đánh thuê –ND), những người tham gia sự kiện và họ miêu tả tình hình. Còn sau một tháng nữa, thậm chí hai tuần thì chẳng ai biết sẽ thế nào… PV: – Nếu xem xét dưới ánh sáng của các sự kiện mới đây – việc phóng thích Savchenko, tuyên bố của Peskov… (освобождения Надежды Савченко,заявления Дмитрия Пескова…) – Tất cả điều này chỉ là hội chứng cho thấy nước Nga đồng ý thực hiện các hiệp định Minsk. Nước Nga thường xuyên nói sẵn sàng thực hiện Minsk. Nhưng đơn giản là theo kiểu diễn giải của Nga. Bây giờ có cảm giác là nó sẵn sàng cho một nhân nhượng nào đó. Nghĩa là nó (nước Nga -ND) từ chối cách diễn giải ban đầu cứng nhắc và đơn trị trước đây và thay bằng cách diễn giải bằng một công thức có lợi cho các hiệp định Minsk mà khả dĩ chập nhận được. Điều này sẽ hình dung như thế này: nếu cuối hè quả thật “những người đi công tác” được đưa trở về, thì vào mùa thu ở Donbass sẽ thực hiện bầu cử, hiện theo tôi biết thì việc chuẩn bị cho bầu cử đang được thực hiện. Bầu cử với sự tham gia của các chính đảng của Ukraina, hơn thế là ngay cả những đảng được gọi là “đảng Bender” (các đảng dân tộc chủ nghĩa cực hữu -ND).

PV: – Nghĩa là bầu cử là có thể chỉ sau khi quân đội Nga thoái lui?

  • Vâng. Một logic được hình thành. Ban đầu là đưa “những người đi công tác”, những “người nghỉ phép”, “những người tình nguyện” về nước, đưa phương tiện hạng nặng về… Phần mà hiện đang đồn trú ở đó sẽ đưa về sát biên giới Nga. Sau đó thì tiến hành bầu cử. Tuy nhiên, quân đội được đưa về như thế nào, bầu cử sẽ được tiến hành ra sao, nước Nga sẽ xem xét phản ứng của Phương Tây. Nếu Phương Tây bắt đầu quá trình bỏ trừng phạt dân dần theo giai đoạn thì điều này sẽ khuyến khích Nga tiếp tục chuyển động theo con đường này.

PV: – Có vẻ chính vấn đề chế tài trở thành nguyên nhân của sự bắt đầu quá trình cuốn gói trở về?

  • Tôi nghĩ rằng không chỉ có chế tài, mà là tình hình chung. Kể cả tình hình trong nền kinh tế Nga. Hơn thế sức ép không chấm dứt, kể cả không chỉ có sức ép chính trị-quân sự, mà còn liên quan tới cả các offshore (Cty phi thuế quan –ND), nghĩa là cả một tổ hợp các yếu tố. Các chế tài cũng là yếu tố quan trọng nhưng như tôi nghĩ thì chưa phải là quyết định.

PV: Nguồn tin của ông có thông báo hay không về việc dân chúng địa phương ở Donbass có thái độ như thế nào về khả năng người Nga rút về?

  •  Tất cả phụ thuộc vào việc dân chúng tham gia vào xung đột tới đâu. Đối với những người tham gia, nghĩa là có chiến đấu, có tham gia vào “chính quyền mới” (LPR/DPR -ND) và tích cực ủng hộ “chính quyền mới”, – thì tuyệt đối không muốn. Nhưng số đó cũng không nhiều. Tất cả cùng với các gia định thì cũng khoảng 200 ngàn người. Còn bộ phận lớn đó là những người nói chung là muốn có trật tự. Dù đó là trật tự do Nga hay trật tự do Ukraina lập ra. Họ muốn chấm dứt chiến tranh, không có nguy cơ đe dọa, muốn sống hòa bình và phục hồi kinh tế. Hoàn toàn là thực dụng thôi.

PV: – Ông viết rằng một số trong số dân địa phương cũng đang đóng gói đồ đạc. Vậy ông cho là có bao nhiều người địa phương có thể bỏ sang Nga, và liệu trong số họ có những người đầu sỏ của cái gọi là LPR và DPR hay không?

  •  Tôi đã nói rồi, cùng với các gia đình (của những người như thế) – khoảng 200 ngàn người. Nhưng nếu nước Nga thực hiện cái gì đó và Ukraina cũng phải thực hiện – thông qua luật ân xá, luật về chế độ đặc biệt, cũng chẳng biết là theo hình thức nào… Ở đó vẫn còn cái gọi là “công an nhân dân”. Nghĩa là ở đó sẽ có một sự bảo đảm giữ lại không phải “status-quo” (chế độ hiện trạng –ND), tất nhiên rồi, mà là một sự bảo đảm tự do đời sống và an ninh cho người dân, những người mà đang ở trong các cộng hòa tự xưng. Điều này là cả một câu chuyện dài và rất nặng nề. Nếu bầu cử xảy ra ở đó trái với mong đợi, mà tôi thì cho rằng có thể xảy ra… Nhưng hiện tại nói nó sẽ như thế nào là hãy còn sớm.

PV: – Liên quan tới việc khả năng có thể nước Nga ra về trong thời gian gần nhất có tuyên bố nào hay không từ phía Putin, Poroshenko, thưa ông?

  •  Tôi không tin trong trường hợp này sẽ có tuyên bố gì đó, chừng nào quá trình chưa có dấu hiệu gì rõ ràng và chưa đạt được kết quả nào đó cụ thể. Bởi vì nếu làm những tuyên bố thì bạn sẽ chặt mất khả năng thao tác của mình. Khi quyết định những bước đi thì không nên làm những tuyên bố và nhờ đó bao giờ bạn cũng có thể quay trở lại. Vậy nên sẽ không có tuyên bố. Hiện tại. Bởi vì giữa các bên có mức bất tin nhau rất cao. Điều đó nhìn thấy thông qua việc trao trả Savchenko… dai dẳng kéo dài…

PV: – Ở Ukraina gần đây người ta tuyên bố về bắt đầu tái hội nhập Donbass. Theo ông quá trình này có thể kéo dài bao lâu? (начале реинтеграции Донбасса.)

  • Phải mất hàng năm. Nhưng trong mọi trường hợp, ngay cả nếu phục hồi kinh tế, và trên bình diện chính trị nó sẽ tái hội nhập vào Ukraina thì trên bình diện tâm lí-tình cảm lãnh thổ này sẽ có thái độ với Kyiv thận trọng và hận thù.

PV: – Cựu chủ tịch UBHC bán quân sự tỉnh Lugansk Georgy Tuka gần đây tuyên bố rằng, trong trường hợp quân đội tấn công ở Donbass thì ở Nga sẽ sử dụng kịch bản thừa nhận cái gọi là “LPR” và “DPR” cùng với việc ký kết trợ giúp quân sự…

  • Điều này cũng không loại trừ từ năm ngoái. Đồng thời các bước hội nhập Donbass vào Nga, hoặc thậm chí ít nhất là chuyển nó thành lãnh thổ được Nga bảo lãnh và trợ giúp tài chính, trợ giúp cán bộ không chỉ có cán bộ quân sự, mà là các quan chức hành chính. Thành ra điều đó là không loại trừ. Vấn đề khác, đó là phương án quân đội Ukraina tấn công theo tôi là phương án viễn tưởng. Bởi vì trong trường hợp này thì Ukraina bị mất khả năng và hy vọng bất kỳ nào cho khả năng lấy lại Donbass trở về với Ukraina.

PV: – Còn tình hình với bán đảo Crimea thì sao, thưa ông?

  • Crimea thì đó là một câu chuyện khác. Tôi cho rằng sẽ không có gì thay đổi và chuyển động. Quan điểm của Nga hoàn tòan đơn trị. Vấn đề thậm chí không phải là do quan điểm chính thức của lãnh đạo, mà là ở chỗ quan điểm này trên thực tế là của đa số trong xã hội Nga. Ở Nga tồn tại một quan điểm rằng, sự thay đổi đó sẽ không được phép xem xét lại. Tôi không thể hình dung ở nước Nga chính phủ lại có thể bằng cách nào đó xem xét lại “Status-quo” (chế độ thực tại -ND) của Crimea, thậm chí đó là chính phủ của Garry Kasparov (Nhà đối lập Nga -ND). Tiện thể tôi cũng muốn nói ràng Phương Tây cư xử với điều này với sự hiểu biết. Các chế tài vì Crimea hiển nhiên là vẫn sẽ có, tất nhiên rồi, nhưng nó không nghiêm khắc bằng các chế tài vì Donbass. Trong những câu chuyện không chính thức các nhà chính trị học và các quan chức thừa nhận rằng Crimea nếu như không phải về mặt tư pháp (De-iure) thì cũng về mặt thức tế (De-facto) là nước Nga.

Cao Đăng Thành (theo profi-forex.org)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề