Putin thích tấn công kẻ yếu. Do đó, cách tốt nhất để bảo đảm an ninh cho Quốc gia ở mức độ cao nhất là gia nhập NATO.
ANDREY Illarionov Nhà kinh tế người Nga, cố vấn cho tổng thống Vladimir Putin (2000 -2005), đại diện chính thức của Liên bang Nga tại G8 (2000 -2005). Từ năm 2006 – Chuyên viên  cao cấp tại Viện Catona ở Washington, DC,

Làm thế nào để ngăn chặn sự xâm lược và lấy lại các lãnh thổ bị chiếm đóng.

Văn bản này là một phiên bản cô đọng của cuộc phỏng vấn của tôi với tòa soạn báo “Obozrevatel” của Ukraina. Nôi dung của nó thoạt nhìn có  vẻ giống với ghi chú của Vadim Zaydman với tiêu đề “Putin có thể bị chặn lại bằng các biện pháp phi quân sự”, trong đó một số trích dẫn từ cuộc phỏng vấn này đã được sử dụng, nhưng, thật đáng tiếc, những chú dẫn đó đã không được giải thích chính xác và chi tiết về các quan điểm  của tôi.
Thứ nhất. Không thể ngăn chặn các hoạt động quân sự do Putin thực hiện  bằng các biện pháp phi quân sự. Cuộc xâm lược của quân đội Putin vào Georgia năm 2008 đã bị chặn đứng bởi sự kháng cự anh hùng của các lực lượng vũ trang Gruzia và động thái tái bố trí của Không quân Hoa Kỳ đến các căn cứ ở Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ lien tục được triển khai và tiến vào Biển Đen.

Cuộc xâm lược của quân đội Putin tại Ukraina năm 2014- 2015 đã bị chặn đứng bởi sự kháng cự anh hùng của các lực lượng tình nguyện và Lực lượng Vũ trang Ukraina. Có tới hàng ngàn công dân người Ukraina đã hy sinh và sau đó là quá trình viện trợ quân sự cho Ukraina từ các đồng minh phương Tây.

Các chiến dịch chiến tranh hybrid do Putin tiến hành  ở các nước vùng Baltic đã bị dừng lại do việc triển khai phòng ngừa các đơn vị NATO tại đó (xuất phát từ đề xuất của Andrei Piontkovsky và được Liên minh chấp nhận và lấy làm cơ sở hướng dẫn hành động).

Thứ hai. Chính ông Putin:

  • sẽ không ngừng ủng hộ phe ly khai ở Moldova, Georgia, Ukraina;
  • sẽ không rút quân khỏi Transnistria, Abkhazia, South Ossetia, Crimea, Donbass;
  • sẽ không trả lại các lãnh thổ đã chiếm đóng cho Moldova, Georgia, Ukraina.

Vâng, và việc Putin rời khỏi quyền lực sẽ không thay đổi bất cứ điều gì trong chiến lược này.

Thứ ba. Những người tin rằng việc giải phóng  các vùng bị  chiếm đóng từ Putin có thể đạt được kết quả bằng cách:

  • đàm phán ngoại giao hòa bình;
  • thực thi (mở rộng, thắt chặt, v.v.) các biện pháp trừng phạt chống Nga;
  • đóng băng tài sản của các đầu sỏ chính trị của Putin hay của bản thân ông ta ở phương Tây (” bắt giữ hàng nghìn tỷ đôla bị đánh cắp);

*  hoặc các hành động phi quân sự tương tự khác

– tất cả đều là sự nuôi dưỡng những ảo tưởng sâu sắc nhất.

Và niềm tin của nhiều người cho rằng phương Tây (các nhà lãnh đạo của nó, chính phủ của các nước phương Tây), vì lợi ích của Moldova, Georgia, Ukraina, sẽ “mang hạt dẻ ra để nướng”, nghĩa là sẽ tham gia vào một cuộc đối đầu quân sự với Nga – một trong hai cường quốc hạt nhân lớn nhất trong thế giới hiện đại, không hoàn toàn đầy đủ như vậy.
Thứ tư. Đối với Putin, cuộc chiến tranh chống Ukraina, cướp Crimea, Donbass, Transnistria, có một tính cách đặc biệt, thiêng liêng. Khái niệm về cái gọi là “nước Nga lịch sử” chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm trí ông ta. Đây không chỉ là sự từ chối công nhận sự tồn tại của những dân tộc như Ukraina và Belarus. Đây là nhận thức của ông về cuộc chiến này không chỉ là cuộc chiến tranh giành lãnh thổ, mà còn là cuộc chiến thần thánh để giành lại từ “thế lực thù địch” ý thức hệ của hàng triệu người “Chính thống Nga”. Sự chú ý của dư luận Ukraina hiện đang được tập trung vào, trước hết, vùng Donbass, còn đối với Crimea –  đã ít hơn nhiều. Và âm mưu trong đầu Putin không phải là Donbass và không phải Crimea, mà là từ Transnistria cho đến bờ sông Dniester và toàn bộ Ukraina đến tận Zbruch.

Sẽ là sai lầm sâu sắc đối với những người tin rằng động cơ chính (duy nhất) cho các hành động của Putin là hàng tỷ đô la, mà vi điều đó – trong  quá khứ hay tương lai – ông được cho là đã sẵn sàng trả lại các lãnh thổ bị chiếm đóng.

Thứ năm. Những nhận thức của Putin về “nước Nga lịch sử” và biên giới của nó đã tạo cho ông ta một cảm giác là lương tâm bị tổn thương. Những nhận thức đó phát sinh không phải một cách ngẫu nhiên  và không phải ngày hôm qua. Và vì những nhận thức đó ông ta sẽ không bao giờ từ chối để đánh đổi lấy  bất kỳ khoản tiền nào hoặc đánh đổi lấy việc dỡ bỏ một  số lệnh trừng phạt.

Trở lại hội nghị thượng đỉnh Bucharest của NATO, ông Putin đã cố gắng thuyết phục Tổng thống Mỹ George W. Bush rằng Ukraina là một quốc gia được hình thành như một sự hiểu lầm. Rằng hơn một nửa lãnh thổ của nó, theo quan điểm của ông, thuộc về Nga. Đó là vào tháng 4 năm 2008. Vào tháng 1 năm 2012, ông đã viết về “nước Nga lớn” và biên giới của nó vào cuối thế kỷ XVIII. Và vào tháng 5 năm 2019, Putin đã tuyên bố về  “nước Nga lịch sử”  trước quân đội Nga  tại một cuộc diễu hành trên Quảng trường Đỏ ở Moscow.

Bài phát biểu này của ông Putin trước quân đội Nga vào ngày 9 tháng 5 năm 2019 gần giống với bài phát biểu của Stalin trước  những sỹ quan tốt nghiệp học viện quân sự vào ngày 5 tháng 5 năm 1941: “Đã đến lúc chấm dứt gia đoạn phòng thủ, bởi vì nó đã lỗi thời và không thể nhờ đó để có thêm được một mảnh đất nào khác. Hồng quân cần phải thấm nhuần tư tưởng rằng thời đại của chính trị hòa bình đã qua và thời đại của sự bành trướng bạo lực của mặt trận xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu. Bất cứ ai không hiểu sự cần thiết của các hành động tấn công đều là một kẻ phàm tục hoặc một kẻ ngu ngốc.

Bất cứ ai tin rằng Putin  sẵn sàng đem “mặc cả ” các vùng bị chiếm đóng  trong khi ông ta trên thực tế đã kêu gọi quân đội tiến hành “chiến dịch giải phóng” để “giải phóng” lãnh thổ của “nước Nga lịch sử”, chứng tỏ người đó  không hiểu sự cần thiết của các hành động tấn công (theo tinh thần của nội dung văn bản Stalinist được trích dẫn ở trên).


Thứ sáu. Moldova, Georgia và Ukraina  có thể lấy lại các lãnh thổ bị chiếm đóng chỉ bằng một cách. Cách mà các vùng đó bị xâm chiếm như thế nào. Tức là bằng con đường quân sự. Không tồn tại những  cách nào khác.

Thứ bảy. Những quốc gia này liệu có thể lấy lại các lãnh thổ mà họ chiếm đóng ngày hôm nay hay không  (trong tương lai gần)? Đối với bất kỳ người am hiểu nào, những người am hiểu và được  làm quen với các sự kiện của những năm gần đây, câu trả lời rõ ràng là: không thể. Ngày nay, cả Moldova, Georgia và Ukraina đều không thể lấy lại các vùng bị chiếm đóng. Vì một lý do rõ ràng – vì  tương quan lực lượng. Công nhận sự thật này có vẻ như không được quần chúng dư luận hài lòng cho lắm, nhưng đây là một thực tế của cuộc sống. Với tình trạng hiện tại của các lực lượng vũ trang, nền kinh tế, bộ máy nhà nước, với sự thiếu vắng các đồng minh hùng mạnh của các quốc gia này, các quốc gia này không thể lấy lại lãnh thổ đã bị chiếm của họ. Thêm vào đó, với  sự chia rẽ sâu sắc hiện nay trong các tầng lớp chính trị của các tầng lớp xã hội ở Moldova, Gruzia, Ukraina, điều này lại càng  không thể. Đương nhiên, Moldova, Georgia, Ukraina, đang bị suy yếu vì tranh chấp nội bộ gay gắt. Và những mâu thuẫn này lại là đối tác lý tưởng và là  nạn nhân của Putin.

Thứ tám. Khi nào có thể  khởi sự để lấy lại các lãnh thổ bị chiếm đóng? Và chiến lược nào có thể dẫn đến giải pháp cho vấn đề này? Nếu chúng ta bỏ cảm xúc sang một bên, để ít nhất bắt đầu thảo luận về vấn đề lấy  lại các lãnh thổ bị chiếm đóng theo bất kỳ cách thức thực tế nào, thì câu trả lời là – trước tiên  Moldova, Georgia, Ukraina cần phải phấn đấu để trở thành những nước Cộng hòa hoàn toàn đổi khác:

  • Các nước này cần phải trở nên mạnh mẽ hơn về mặt kinh tế, chính trị, quân sự;
  • họ phải có những đồng minh mạnh mẽ thực sự, hỗ trợ họ và chia sẻ vị thế của họ;
  • Và cuối cùng thì sự giành lại của các lãnh thổ bị chiếm đóng chỉ có thể xảy ra sau chiến thắng của các Quốc gia này trong một cuộc xung đột quân sự.

Thứ chín. Đã có những ví dụ lịch sử nào về sự giành lại của các lãnh thổ bị chiếm đóng? Và những ví dụ đó được miêu tả như thế nào ?

 Năm 1871, sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, nước Đức đã chiếm  Alsace và Lorraine từ Pháp. Người Pháp  chỉ có thể giành  lại các tỉnh này:

  • sau bốn thập kỷ rưỡi;
  • bằng vũ lực – là kết quả của chiến thắng trong Thế chiến thứ nhất; với sự giúp đỡ của các đồng minh hùng mạnh nhất thời bấy giờ – Đế quốc Anh, Đế quốc Nga và  Hoa Kỳ.

20 năm sau, Đức lại chiếm Alsace và Lorraine. Pháp đã cuối cùng giành lại những vùng đó một lần nữa:

  • sau năm năm;
  • bằng vũ lực – nhờ vào kết quả của chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai;
  • với sự giúp đỡ của các đồng minh hùng mạnh nhất thời bấy giờ – Đế quốc Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô.

Năm 1949, Đức được chia thành Tây và Đông. Liệu Tây Đức sau đó có thể giành được phần phía Đông của đất nước từ Liên Xô không hay?

Câu trả lời rõ ràng là không. Nhưng Tây Đức đã có thể đoàn tụ với Đông Đức:

  • sau hơn 40 năm;
  • nhờ kết quả của chiến thắng của phương Tây trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ ba (Chiến tranh lạnh);
  • với sự giúp đỡ của các đồng minh hùng mạnh nhất thời bấy giờ – Hoa Kỳ, Anh, Pháp;
  • với sự đồng ý của kẻ chiến bại trong cuộc chiến tranh lạnh là Liên Xô.

Thứ mười. Các ví dụ trên đây từ lịch sử của các nước hàng đầu châu Âu chỉ cho thấy những yếu tố nào là cần thiết để trả lại các vùng lãnh thổ đã mất:

  • kiên nhẫn chiến lược (X năm), dự án hoàn trả lãnh thổ không nên được lên kế hoạch trong một năm hoặc trong năm năm;
  • Các lực lượng vũ trang khác, nền kinh tế khác, nhà nước khác (mượn tay, kết hợp);
  • chiến thắng trong chiến tranh, ngay cả khi nó được gọi là “lạnh” hay “lai” (gybrid);
  • sự giúp đỡ của các đồng minh mạnh nhất;
  • sự chấp thuận của kẻ xâm lược bị đánh bại.

Cuối cùng, trong các trường hợp xâm lược trước đây, có thể rút ra kết luận rõ ràng là Putin thích tấn công kẻ yếu, tấn công vào lực lượng mà  khả năng để tự vệ yếu ớt, tấn công vào những kẻ không có đồng minh, những kẻ không nhất thiết phải đến để giải cứu. Đây là cách ông ta ngăn chặn sự thống nhất của Moldova, đây là cách ông ta tấn công Georgia và Ukraina, vốn không phải là thành viên của NATO. Như các bạn đã biết, không chỉ Putin không tấn công các thành viên NATO. Cả Andropov, Brezhnev,  Khrushchev, thậm chí Stalin cũng không tấn công Khối Liên minh quân sự này. Do đó, cách tốt nhất để bảo đảm cho quốc gia mức độ an ninh cao nhất trong thế giới hiện đại là tham gia NATO.

Văn bản này không nên được coi là lời khuyên, hoặc là một công thức, hoặc là một khuyến nghị cho hành động của bất kỳ ai, hoặc như một dự báo của tác giả về những gì sẽ xảy ra. Đây chỉ là một phân tích mang tính cá thể về tình hình của các quốc gia có  một phần quan trọng lãnh thổ đã bị chiếm đóng trong ba thập kỷ qua. Đồng thời đây là một  việc xác định các điều kiện cơ bản, việc thực hiện các điều kiện cần thiết cho việc giải phóng những vùng bị chiếm đóng.

Bài viết của ANDREY Illarionov, đăng trên tạp chí gordonua.com
Nguồn:  aillarionov.livejournal.com 
Nguyễn U Quốc chuyển ngữ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề