Putin nhận thấy thất bại và đang thay đổi chiến lược trong đối sách với Ukraine

Moscow đã bắt đầu nhận ra rằng, bằng con đường quân sự chiếm cứ Crimea và một phần Donbass, họ đã để đánh mất toàn bộ Ukraine.

Vì thế các chính trị gia Nga đã bắt đầu triển khai kế hoạch nhằm khôi phục sự kiểm soát đất nước và trí tuệ Ukraine. Trọng tâm chính của kế hoạch là hợp tác với các trung tâm phân tích và nghiên cứu, các tổ chức xã hội và các trung tâm thể thao phi chính phủ, các hiệp hội ở Ukraina, hầu hết trong số đó đang gặp khó khăn về tài chính.

Mục đích của chương trình – trên nền tảng sự hoài nghi về hội nhập Châu Âu và mức sống giảm trong 10-15 năm tới để tạo ra ở Ukraine một tầng lớp xã hội mới, chỉ mong muốn được hội nhập với Nga. Để đạt được những mục tiêu đó phía Nga sẽ tổ chức các hội nghị, khóa học hè, tổ chức các chương trình nghiên cứu, cấp học bổng và trợ cấp cho sinh viên, công nhân và các nhà hoạt động tích cực. Điện Kremlin dự định lặp lại những gì mà phương Tây trước đây đã làm cho thanh niên Ukraine trong suốt hơn 20 năm qua. Sau đó, các tác nhân tích cực sẽ phấn đấu chiếm vị trí trong chính quyền, các hội đồng địa phương và do đó tạo ra một hình ảnh tích cực của Nga ở Ukraine.

Nói cách khác,Ở Ukraine sẽ tạo ra một công cụ “quyền lực mềm”. Đương nhiên, một dự án rất tốn kém và lâu dài, nhưng để đạt được những mục tiêu không thực tế nhất và đôi khi ngớ ngẩn người nộp thuế Nga sẵn sàng chi một mức giá không tưởng.

Nước Nga chỉ sau một năm, vì những hành động của Vladimir Putin, đã bị hơn 40 triệu người Ukraina xa lánh và căm ghét. Trong một thời gian ngắn, nước Nga – người hàng xóm khổng lồ và đối tác kinh doanh lớn đã biến Ukraine trở thành một quốc gia xa lạ với mình đến nỗi Quốc gia Ukraina đó đang thực hiện kế hoạch rào ngăn biên giới với Liên bang Nga bằng hàng rào mới “Magino Line.”

Về trung hạn, điện Kremlin dự kiến chứng minh thái độ tích cực, tôn trọng và ủng hộ rộng rãi của họ đối với xã hội Ukraina. Nhưng để thực hiện được kế hoạch thì cần thiết phải vược qua được hàng rào tuyên truyền chống nga cứng rắn, được tạo ra do các tầng lớp chính quyền ở Ukraine, và cần thiết phải có được các kênh ảnh hưởng đến xã hội. Bởi vì hiện tại các phương tiện truyền thông Nga và tuyên truyền nga đã bị cấm ở Ukraine còn các lốp bi chính trị trong các hành lang quyền lực đã bị giảm đến tối thiểu.

Một trong những kênh chính ảnh hưởng của Nga là nhà thờ, nơi có thể gây ảnh hưởng đến người già yếu và một bộ phận dân chúng Ukraina. Còn thì đối với tầng lớp tỷ phú và các chính trị gia xung quanh họ nhà thờ không đóng vai trò lớn.

Thứ nhất, Nga cuối cùng cũng nhận ra rằng cái gọi là “hội chứng Mazepa” đang tiếp diễn và vẫn đang tồn tại. Một ví dụ là thời Viktor Yanukovych liên kết chính trị giữa EU và Nga trong năm 2013 đã được thể hiện. Vì vậy, Kremlin hiểu ra rằng tốt nhất nên cộng tác với chính quyền nào, với tổng thống nào mà đã được chính dân chúng Ukraina lựa chọn. Như thế sẽ đơn giản và khả thi hơn. Và như vậy các biện pháp gây ảnh hưởng cũng như các giải pháp sẽ được thực hiện riêng biệt hiệu quả.

Thứ hai, Nga đã luôn ủng hộ các hội đoàn mà thường xuyên có quan hệ với các phân khúc hẹp của xã hội Ucraina. Kết quả là, các công cụ đó đã phát huy tác dụng tốt mà không bị dư luận xã hội chỉ trích. Tất nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong khi tiến hành chiếm đóng Crime, pro-Nga đã đóng một vai trò nhất định, nhưng không phải là quyết định.

Thứ ba, Nga kết cục thì đã không đem lại cho xã hội Ukraina bất kỳ điều gì hấp dẫn. Tất nhiên, các đối với giới tỷ phú Ukraina có ưu ái như giảm giá xăng, dầu, với chính quyền – hợp đồng béo bở, còn với xã hội Ucraina – không có gì hết. So với các nước EU, nước Nga là đất nước không tiên tiến còn về kinh tế lạc hậu, sống dựa vào di sản Liên Xô cũ và buôn bán các ngành nhiên liệu, tài nguyên thô.

Vì vậy, điện Kremlin có ý định thay đổi kế hoạch trong quan hệ với Ukraine. Hai năm trước, chính phủ Nga rứt khoát phủ nhận việc sử dụng “quyền lực mềm” ở Ukraine và các nước khác. Các nhà chiến lược Nga không tin vào hiệu quả của công việc đó. Ngoài ra, không có gì đảm bảo rằng các quỹ đầu tư sẽ biện minh cho bản thân nó. Hơn nữa đối với điện Kremli khái niệm này là tiền đề cho việc thành lập những liên minh quái quỷ với phương Tây và các cuộc cách mạng màu. Do đó, các gián điệp của Nga không làm việc với các cộng đồng, tổ chức xã hội ở Ukraine, mà làm việc và mua chuộc với các tỷ phú, các lãnh đạo quân đội, công an, an ninh và các chính trị gia.

Bây giờ, các suy tính và đường lối chiến lược đã thay đổi hẳn. Bất kỳ chiến tranh nào cũng sẽ kết thúc bằng hòa bình, và sau khi giải quyết các cuộc xung đột, chúng ta đang đối mặt với một thách thức mới “các khoản tài trợ của Nga và các cơ hội khác.”

Tuy nhiên liệu có thể tìm được ở Ukraina những điệp viên để thực hiện kế sách, còn Matxcova có đủ tiền bạc và phương tiện để cung cấp hay không?

Nguyen Hoang Lan (theo charter97.org)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề