Putin đang xem xét tấn công Ukraina vào mùa hè

Newsweek – Cuộc xung đột Ukraina đã bước sang năm thứ 3, các nhà lãnh đạo ở Washington và Kiev đang phải đối mặt với chiến lược  “chính sách bên miệng hố chiến tranh”của quân đội Nga và đây có thể là hiện trạng mới ở Đông Âu. Hiện có một số lo ngại ở Ukraina mặc dù chưa rõ ràng về tín hiệu cuộc chiến tại miền Đông do Nga hỗ trợ có chiều hướng leo thang.

Thời tiết ấm áp vào mùa hè làm tan băng và làm khô bùn lầy sẽ giúp chiến dịch tấn công được thuận lợi, điều này đã được chứng minh trong lịch sử: Napoleon đã tấn công Moscow và Hitler xâm lược Liên Xô.

Tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin rút một phần lực lượng quân sự ở Syria trở về nước đã thúc đẩy dự báo của các chính trị gia và các nhà báo ở Kiev – Ukraina rằng Kremlin sẽ quay trở lại hỗ trợ cho hai vùng lãnh thổ ly khai miền đông Ukraina.

“Nga đang nỗ lực leo thang xung đột,” Mykhailo Samus, Phó giám đốc của Center for Army nói trong một cuộc phỏng vấn.

“Xung đột càng nhiều càng tốt cho Putin và càng tồi tệ hơn cho phương Tây”.

Từ một động thái bất ngờ cắt giảm sự hiện diện trong Syria của Nga, quân đội Ukraina đã đưa ra một số báo cáo mật dự đoán: Nga sẽ hậu thuẫn cho ly khai để tổ chức một cuộc tấn công quân sự vào mùa hè này.

Tại trung tâm Ukraina Crisis Media Center, đại diện quân đội tiếp tục công bố bản cập nhật hàng ngày về cuộc chiến đang diễn ra. Trước báo giới người phát ngôn quân đội Ukraina đưa ra báo cáo về thương vong quân sự và thông tin về dòng chảy liên tục của vũ khí và quân đội Nga vào vùng lãnh thổ ly khai.

Ngày 02/4 theo báo cáo này, Nga đã chuyển thêm lô hàng gồm 15 xe tăng và bảy xe tải chở đạn dược vào vùng ly khai. Báo cáo không thể khẳng định một cách độc lập và Nga tiếp tục phủ nhận cung cấp vũ khí cho ly khai Ukraina hoặc điều binh lính và nhân viên quân sự để tham gia vào cuộc xung đột.

Vi phạm ngừng bắn

Không chỉ riêng mình Quân đội Ukraina lớn tiếng cảnh báo về dấu hiệu của một cuộc chiến tiềm tàng. Trong nhiều tuần lễ các quan sát viên quốc tế đã báo cáo một sự gia tăng nhỏ về vi phạm lệnh ngừng bắn xung quanh thành trì ly khai Donetsk miền đông Ukraina, cũng như các cuộc giao tranh lẻ tẻ dọc theo chiều dài giới tuyến hơn 350 km trong khu vực Donbass phía giáp biên giới Nga.

Giám sát viên OSCE đang làm những công việc nặng nhọc và nguy hiểm tại Donbass. Họ phải chạy qua những con đường đầy ổ gà, nhiệm vụ của họ là giám sát các vi phạm tại chiến trường, trong đó chụp ảnh pháo binh, xe tăng, các cuộc tấn công tên lửa, súng cối và các loại súng cỡ nòng lớn. Họ cũng giám sát kho lưu trữ các loại vũ khí đã rút ra khỏi chiến trường. Họ thường xuyên phàn nàn phải dừng lại ở trạm gác của ly khai mà không được tiếp cận vào các điểm quan trọng tại các điểm nóng giao tranh.

Một số người ở Kiev khẳng định sự hiện diện của Nga trong các đội giám sát (theo thỏa hiệp đảm bảo tính khách quan giữa các bên) đã cản trở công việc này. Bất chấp những thách thức, các nhóm giám sát đều hàng ngày đưa ra báo cáo về thực hiện thỏa thuận ngừng bắn và điều đáng lo ngại là vi phạm ngày càng gia tăng.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 30/3 với đài Radio Free Europe, Alexander Hug, phó trưởng đoàn quan sát viên của OSCE tại Ukraina cho biết: “Chúng tôi đã thấy trong những ngày qua và tuần gần đây vi phạm ngừng bắn ngày một gia tăng, cụ thể là trong khu vực Donetsk”.

Để phản ánh những đánh giá dài hạn về lệnh ngừng bắn có được thực hiện hay không tại Kiev ngày 22/3 Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko công bố tiếp tục huy động quân sự lần thứ bảy bổ sung thêm 10.000 binh sĩ. Hiện Quân đội Ukraina có khoảng 250.000 trong khi Nga có khoảng 800.000 người.

Việc Quân đội Nga tham gia vào cuộc chiến tranh tại Ukraina là mối đe dọa nghiêm túc khiến Hoa Kỳ và các nước châu Âu lo ngại.

Trong nhiều năm qua, Nga cũng đã đáp ứng với mô hình phòng thủ của NATO ở Đông Âu khi xây dựng và củng cố các căn cứ quân sự tại Kaliningrad và bán đảo Crimean vừa sáp nhập.

Năm ngoái Nato tuyên bố mọi cuộc chiến tranh trong đó có cả chiến tranh khiêu kích kiểu chiến tranh lai đối với một quốc gia Nato thì khối này sẽ thực hiện Điều V về  hiệp ước phòng thủ chung đây là tuyên bố nhấn mạnh muốn gửi đến một lời nhắc nhở đến Nga nếu muốn gây ra cuộc xung đột.

Tướng Philip Breedlove, chỉ huy đồng minh tối cao của NATO tại châu Âu nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Đức Die Welt trong tháng 8/2014. “Nếu NATO thấy lực lượng nước ngoài xâm nhập vào lãnh thổ của mình và nếu chúng ta có thể chứng minh hành động đó xuất phát từ một kẻ xâm lược thì Nato sẽ thực hiện Điều V”.

Quân đội Mỹ đã xoay một phần trục về châu Âu điều đó được thể hiện qua ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2017. Chiến lược sẽ đảo ngược sau thời Chiến tranh lạnh và nhấn mạnh một cách nghiêm túc về sự đáp trả buộc Nga phải nhận thức một cách nghiêm túc.

Yêu cầu về ngân sách quốc phòng của Tổng thống Barack Obama cho năm 2017 bao gồm 335 triệu $ viện trợ vũ khí phi sát thương cho Ukraina. Quốc hội cũng dành riêng 75 triệu $ quỹ kết hợp giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc để đào tạo cho lực lượng Ukraina.

“Cách tiếp cận cân bằng”’

Ngân sách quốc phòng của Mỹ cũng tài trợ tăng gấp bốn lần cho sáng kiến phòng thủ châu Âu từ 789 triệu $ đến hơn 3,4 tỷ $. Đây là sáng kiến lần đầu tiên được công bố sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và liên quan đến cuộc xung đột tại miền Đông Ukraina. Ngay sau khi sáng kiến được tuyên bố cũng trong năm 2014 Mỹ đã khẩn cấp gia cố quân sự tại châu Âu trị giá 1 tỷ $.

Một báo cáo ngày 05/4 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế chỉ ra Mỹ tăng cường các đơn vị cơ giới tại châu Âu và ngân sách quốc phòng dành cho “Sáng kiến củng cố an ninh châu Âu” trong năm 2017 là nhằm “đưa ra sự thừa nhận của chính quyền đối với những mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga, đặt ra mối quan tâm về lợi ích an ninh lâu dài của Mỹ và châu Âu cùng nhiều vấn đề lớn hơn nữa”.

Quyền lực mềm

Mặc dù có sự cam kết về gia tăng chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ để bảo vệ châu Âu, nhưng phát biểu của ông Obama được tờ The Atlantic đăng tải cho thấy qua sự ủng hộ cho Ukraina đã làm tăng những nghi ngờ về quyết tâm của Hoa Kỳ để ngăn chặn sự xâm lược của Nga.

Bài báo trích lời Tổng thống Obama. “Trên thực tế Ukraina là một quốc gia không thuộc Nato, rất dễ bị tổn thương trước ưu thế quân sự của Nga nhưng chúng tôi không thể hành động”.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với The Daily Signal ông Samus của trung tâm Center for Army nói về quan điểm chính sách đối ngoại của Obama trước sự xâm lược của Nga.

“Putin đang cố gắng để tiêu diệt Ukraina từ bên trong trong năm cuối cùng trước khi Tổng thống Mỹ mới lên nắm quyền,” Samus nói và đây cũng là một quan điểm chung của các nhà phân tích quân sự và chính trị Ukraina.

“Putin hiểu rằng đây có thể là năm cuối cùng thực hiện mưu đồ trong khu vực hậu Xô viết trước khi chính quyền kế tiếp nhậm chức. Tất cả mọi người đều hiểu rằng Mỹ sẽ chủ động hơn trong khu vực sau khi ông Obama rời Nhà Trắng”.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Putin đang xem xét tấn công Ukraina vào mùa hè”:

  1. nguyễn viết:

    đất nước Ukraina cũng nên tan rã hoặc trở thành 1 liên bang lỏng lẻo, phụ thuộc vào nga. Thực chất đất nước Ukraina vẫn chưa biết mình sẽ đi về đâu và phải làm gì để đạt được mục đích của mình, giới tinh hoa thì toàn là tham nhũng, tranh giành quyền lực, thậm chí còn bán mình cho nga…thì tốt nhất hãy để Ukraina trở về sự cai trị của nga.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề