Putin đang bí mật lật đổ Merkel

Nhiều cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong lục địa châu Âu và một trong những mối đe dọa đang dần được hé mở: Nga đang tích cực tìm cách gây tổn hại và bất ổn cho Đức.

Tóm lại các hành động của Nga đối với châu Âu (đại diện là một chính phủ châu Âu) được ví như cuộc chiến tranh lai. Hành động này trở nên nguy hiểm hơn khi Nga thực hiện chiến dịch nhắm vào Đức: một lãnh đạo chủ chốt của EU và chính phủ này đang vật lộn để tìm cách thống nhất châu Âu khỏi chia tách trước những mối đe dọa an ninh cả bên trong và bên ngoài.

Trong suốt cuộc khủng hoảng Ukraina, Nga đã gia tăng hoạt động tình báo ở Đức và các nước châu Âu khác. Theo Văn phòng Liên bang về Bảo vệ Hiến pháp, cơ quan an ninh nội địa Đức (BfV), Nga đã đưa ra chiến dịch phá vỡ bằng cách sử dụng hai chiến thuật trước đây của KGB: gây bất ổn và đưa thông tin sai lệch.

Jānis Sārts, giám đốc Trung tâm chiến lược truyền thông đặc biệt của NATO đã tuyên bố rằng Nga đang cố tình sử dụng những chiến thuật để khuấy động lên sự bất mãn trong nước Đức với mục tiêu cuối cùng là lật đổ Thủ tướng Angela Merkel.

Những nỗ lực của Nga để gây bất ổn cho Đức bao gồm kích động bất ổn ở những nơi, lĩnh vực trước đây đã từng tồn tại và đặc biệt khai thác sự bất mãn đã có từ trước. Cụ thể vào tháng 2 năm nay lãnh đạo tình báo Đức đã cảnh báo Nga sẽ khai thác khu vực có “tiềm năng rất cao để huy động” là những người Nga đang sinh sống tại Đức. Những người này có thể được huy động tham gia vào các cuộc biểu tình để gây rối.

Để minh họa, chỉ một tháng trước đó có một nhóm gọi là “Hội nghị quốc tế về chiến tranh Nga – Đức” đã tổ chức biểu tình chống chính phủ của bà Merkel. Đây là sự bí ẩn và tổ chức này trước đây chưa từng có nhưng họ đã bất ngờ xuất hiện, một tổ chức giống như ở miền Đông Ukraina do Nga hậu thuẫn vào năm 2014.

Đây là những nỗ lực có chủ ý để tuyên truyền cho Nga rằng chính phủ Ukraina đã thất bại trong việc bảo vệ và phát huy các lợi ích của người dân. Vai trò của Nga trong việc kích động các hoạt động tương tự như ở Đức rất đáng báo động.

Nga cũng đang khai thác về cuộc khủng hoảng người tị nạn để cố gắng gây sự chia rẽ và bất mãn sâu sắc trong xã hội Đức. Nga đã tuyên truyền phương Tây trở nên không ổn định và an toàn do dòng người di cư, Nga đã vẽ lên viễn cảnh trong đó nói rằng an ninh của công dân EU không còn được chính phủ của họ đảm bảo.

Đối với Nga, đây không phải chỉ là vấn đề bóp méo sự thật mà còn liên quan đến việc tạo ra các bằng chứng giả tạo trắng trợn.

Điều này đã được chứng minh qua vụ lùm xùm về cô bé “Lisa Affair”, khi Moscow cáo buộc Berlin che đậy một trường hợp cô bé người Đức gốc Nga mất tích và bị người tị nạn hãm hiếp. Mặc dù cảnh sát Đức đã phủ nhận điều này. Tuy nhiên câu chuyện giả tạo đã gây ra sự phẫn nộ của người gốc Nga đang sinh sống tại Đức.

Thậm chí Ngoại trưởng Nga đã tham gia vào chiến dịch thông tin sai lệch. Ông Lavrov đã gọi cô bé bằng “cô gái của chúng tôi” đồng thời đưa ra tuyên bố đáng lo ngại “bảo vệ công dân Nga tại Đức là một vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga.”

Ngoài ra Nga còn sử dung cuộc chiến trên mạng, đây là một phần trong cuộc chiến tranh lai nhắm vào Đức. Cơ quan tình báo nội địa của Đức (BfV) cho biết rất có thể Nga đứng đằng sau một vụ tấn công mạng nhắm vào hạ viện quốc hội của Đức vào năm ngoái và buộc hệ thống máy tính tạm thời bị tắt. Theo cơ quan này một nhóm được biết tới với cái tên là Sofacy hoặc APT 28 đã đứng đằng sau vụ tấn công mạng máy tính quốc hội và cho biết có những dấu hiệu cho thấy nhóm này đã được tình báo Nga chỉ đạo.

Người đứng đầu BfV, Hans-Georg Maassen, cho biết hầu hết những chiến dịch do tình báo Nga thực hiện “thường tập trung vào việc thu thập thông tin.” Tuy nhiên, ông nói “gần đây tình báo Nga cũng cho thấy sự sẵn sàng thực hiện hoạt động phá hoại.” BfV xác định một chiến dịch tấn công tin tặc khác mà họ nói dường như nhắm vào những trường đại học, những công ty năng lượng và những công ty viễn thông. Hacker Nga đã đạt được quyền truy cập vào 14 máy chủ lớn, trong đó có cả quyền truy cập vào dữ liệu thuộc về quốc hội liên bang Đức.

Đây chỉ là một trong hàng loạt các cuộc tấn công xảy ra trong những năm gần đây nhắm vào các mục tiêu của Đức ví dụ như các công ty quốc phòng. Cuộc tấn công mạng của Nga là một trong những ví dụ về nỗ lực để gây tổn hại cho Đức.

Thậm chí trước hành động lật đổ nói trên Đức vẫn mềm mỏng đưa các vấn đề trong chính sách hạ thấp sự tiêu cực của Nga đối với phương Tây. Ví dụ trước tuyên bố hiếu chiến của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại Hội nghị An ninh Munich năm 2016 “thế giới đang nhanh chóng rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.” Nhưng Đức vẫn tiếp tục kiên định tránh khiêu khích Putin đồng thời khuyến khích các nước phương Tây khác thỏa hiệp với Nga.

Chính sách hiện nay của Đức vẫn tiếp tục tìm kiếm sự thỏa hiệp trong khi sự thỏa hiệp này phục vụ cho lợi ích của Nga mặc dù Moscow ngang nhiên gây tổn hại cho toàn châu Âu. Bất chấp trước hành động xâm lược Ukraina, Hội đồng Nga NATO đã được tổ chức lại vào tháng trước vì đây là một ưu tiên của Đức. Hai năm trước NATO đã đình chỉ các cuộc đối thoại với Nga vì hành động sáp nhập Crimea. Ngoại trưởng Đức Steinmeier gần đây cũng tuyên bố ông sẽ hỗ trợ Nga để trở lại nhóm G-8. Các chính sách này không chỉ phục vụ cho lợi ích của Nga mà còn làm suy yếu đáng kể các phản ứng của toàn khối EU vì cuộc khủng hoảng Ukraina.

Mặc dù chính phủ Đức nhận thức được các hành động lật đổ của Nga tại đất nước của mình nhưng họ vẫn tiếp tục theo đuổi các chính sách có lợi cho Nga cũng như tránh sự chỉ trích. Chính sách này là không phù hợp với lợi ích quốc gia Đức. Nga đang tích cực tìm cách làm hại Đức, gây mất ổn định và làm suy yếu Thủ tướng Merkel. Nhưng chính phủ Đức đang làm mọi cách để xem nhẹ những mối nguy hại này như xoa dịu hộ Nga về những lời lẽ hiếu chiến và luôn nhấn mạnh đến sự thỏa hiệp (Minsk) mặc dù Nga tiếp tục xâm lược Ukraina, Đức đang bỏ qua một mối đe dọa lớn đối với an ninh của chính mình.

Trên thực tế Đức là nước lãnh đạo châu Âu, họ phải có trách nhiệm đáp trả một cách thích đáng đối với các hành động có hại của Nga. Nếu như Đức không nhận ra mối đe dọa thì họ cũng phải gửi những thông điệp xác đáng về sự tuyên truyền bóp méo của Nga không chỉ cho Nga mà còn cho các nước EU và các nước đồng minh.

Một ví dụ cụ thể từ Thụy Điển, nước này đã công bố rộng rãi trong hai năm qua Nga liên tục do thám và là mối đe dọa lớn nhất đối với đất nước họ. Đức nên làm theo và nhận ra hành động của Nga là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Chiến dịch độc hại của Nga đòi hỏi một phản ứng trực tiếp và phải được lãnh đạo hàng đầu của Đức đưa ra. Ví dụ Thủ tướng Đức nên công khai trước công chúng, giải thích Nga đang tạo ra các mối đe dọa cho an ninh và ổn định của Đức. Công chúng Đức sẽ hiểu về mối đe dọa đối với chính họ đồng thời chính phủ Đức phải gửi thông điệp rõ ràng “Berlin sẵn sàng đối phó với những khó khăn mà Moscow gây ra cho Đức”. Đức cũng nên có hành động để nhanh chóng xác định và đối phó với các hoạt động thông tin tuyên truyền của Nga trong cả nước.

Các tin tốt là các quan chức Đức đang ngày càng phản ứng với các mối đe dọa. Đức đã thành lập một đơn vị để chống thông tin sai lệch của Nga và hiện đang có kế hoạch tăng cường các biện pháp chống lại các chiến dịch tuyên truyền của Nga. Một ý tưởng tốt đối với an ninh cho Đức là tạo ra một đơn vị truyền thông chiến lược (STRATCOM) sẽ cho phép chính phủ Đức nhanh chóng phát hiện, theo dõi và ứng phó thích hợp với các sự cố như vậy.

Việc áp dụng các biện pháp này sẽ tăng cường khả năng của Đức để chống lại thông tin sai lệch từ Nga và tăng cường an ninh cho Đức. Như Jānis Sārts gần đây đã ghi nhận “đã đến lúc Đức nhận ra những sự phá hoại của Nga”.

Đức Dũng (theo Newsweek)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề