Phong trào “trung đoàn bất tử” – ý nguyện tập thể mang tính thuần Nga trước cái chết

eto-otrazhenie-chistoj-russkoj-kollektivnoj-voli-k-smerti

Hình như Tôi đã hiểu ra thế nào là phong trào “trung đoàn bất tử”.  Đây là một sự biểu lộ ý nguyện tập thể mang tính thuần Nga trước cái chết. Và ý nguyện đó nẩy sinh trên nền của sự thiếu hiểu biết vị trí của mình trên thế giới và sự thiếu vắng của bất kỳ  một dự án mang tính thống nhất nào trong tương lai.

Cuộc chiến tranh, mà đã kết thúc lâu rồi, là một cuộc chiến tranh kinh hoàng nhất, tồi tệ nhất từ trước tới nay, được trình diễn lại  cho tất cả những người dân đã từng sống dưới thời Xô Viết cũ  dưới hình thức một huyền thoại được xây dựng một cách cẩn thận. Trong huyền thoại này, không có sự đau khổ của các dân tộc khác, ngoại trừ các dân tộc ở Liên Xô. Dường như cái chết của con người được chia thành “có ý nghĩa” và “không đáng kể”, “của chúng tôi” và “không phải chúng ta.”. Dường như  cái chết của “những người ông ” của tôi  trong một chừng mực nào đó có ý nghĩa lớn hơn so với cái chết của một cậu bé Do Thái trong trại tập trung Treblinka. Dường như chủ nghĩa anh hùng của quân nổi dậy ở khu ổ chuột Warsaw khác với chủ nghĩa anh hùng của những người du kích xô viết.

Trong huyền thoại này không thấy nói gì về những khía cạnh tiêu cực của chiến tranh – cướp bóc, trộm cắp, đào ngũ, tố cáo, thanh trừng, hủy diệt… Huyền thoại này đã cướp đi của con người tính người, bởi vì trong chiến tranh, cứ 3 người thì có một bỏ vũ khí và chạy trốn khỏi chiến trường. Bởi vì đó là những người sống, và chiến tranh- là nỗi sợ hãi và sự chết chóc. Và những “con người” trong chiến tranh sẽ luôn luôn nhiều hơn những anh hùng. Bởi vì chỉ khi họ nhìn thấy chiến tranh bằng chính con mắt của mình, thì họ chợt hiểu rằng chiến tranh đã làm cho con người thể hiện bản tính tồi tệ nhất, chứ không phải là tốt nhất.

Trong huyền thoại này không  nói về những điều gì đã xảy ra trước chiến tranh. Trong huyền thoại này thì vị đồ tể khét tiếng Stalin, kẻ đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu từ năm 1939, đã được tôn thờ như một vị anh hùng. Trong huyền thoại này, không có ai nói rằng đối với Liên Xô chiến tranh thế giới II chính là một cuộc nội chiến lớn, rằng  trong cuộc chiến tranh này người Nga đã đánh nhau với những người Nga, rằng kề vai sát cánh với  Đức quốc xã là các lực lượng vệ binh Vlasov, Cozack và những người khác, những người con của một dân tộc.

Trong huyền thoại này, không có chỗ đứng  cho ý tưởng tồn tại khi đó về cảm giác tội lỗi của con người. Không có sự khác biệt giữa sự hủy diệt dân tộc do Thái và sự trục xuất  các dân tộc trong đế chế dựa trên các phán quyết tập thể về những lỗi lầm không rõ rệt. Các dân tộc Crimean Tatars, Chechnya, Dagestan, Ingushetia, và dân Ukraina gặp may mắn hơn một chút ở chỗ là họ không bị giết một cách nhanh chóng – trong các trại tập trung. Họ bị giết từ từ – chia ra làm nhiều bước.

Trong huyền thoại này, không có ghi nhận những câu chuyện trong lịch sử về  Hồng quân anh hùng, rằng khi đạo quân này rút lui, họ đã phá hủy các thành phố của họ và giết người của mình như thế nào. Bacillus (dịch bệnh- ND) của cuộc  nội chiến chiến dễ dàng cho phép họ làm như vậy. Bạn không hề biết rằng thành phố Kiev đã bị đốt cháy như thế nào. Bạn không biết rằng vào năm 1941 đập thủy điện Dnhepr đã bị nổ tung. Cẩn thận và nhẫn tâm, khi rút lui, các quan cai trị Xô Viết đã dựng lên những chướng ngại vật bằng xương người, những người dân mà bỏ trốn theo họ. Và để trả thù sau đó,  những  quan cai trị Xô Viết cho san phẳng mặt đất một lần nữa, sau khi những mảnh đất này đã được giải phóng.

Điều gì có nghĩa trong huyền thoại này? Có lẽ chỉ có một điều: đó là những người thân của chúng ta đã sống sót bất chất mọi tình huống xấu. Nhưng đây có phải là một lý do để mà tự hào? Hơn nữa, khi mà trên mảnh đất của chúng tôi một lần nữa lại diễn ra khói lửa của chiến tranh? Hơn nữa, khi người giải phóng của ngày hôm qua thì hôm nay với  bản tính điên cuồng của kẻ giết người đã  biến mình thành kẻ xâm lược? Và hơn nữa khi các bạn với lòng thù hận và tàn bạo của Stalin gọi “người anh em” của ngày hôm qua là phát xít? chỉ cần nhìn vào bản đồ chiến trận của  chiến tranh thế giới II đã đủ để hiểu rằng người dân Ukraina có một loại vắc xin chống phát xít như một bộ nhớ gia đình về một sân băng đẫm máu, mà đã lướt qua trên mảnh đất của chúng tôi nhiều lần từ 1939 đến 1945.

Bạn cảm thấy  và hãnh diện coi mình là cựu chiến binh, nhưng chính bạn cũng không thể hiểu được thế nào là  “một trong những người sống sót”  sau chiến tranh. Bạn làm sao có thể hiểu được như thế nào là nỗi đau khổ khi trong đầu mình lúc nào cũng hiện  lên ký ức của chiến tranh, với ký ức đó mỗi lần trước mắt bạn đều hiện lên những đồng chí, mà chiến tranh đã cướp đi mãi mãi. Tên tuổi của họ – đó là trung đoàn. Chỉ có họ là những người đã chết và không hồi sinh. Còn bạn – là kẻ đang còn sống.

Đi diễu hành với tấm hình của những người đã chết,  bạn đã đặt chữ ký vào sự trống rỗng của chính mình. Chỉ có những kẻ với sự trống rỗng tuyệt đối bên trong tâm hồn mới cố bám vào người chết, để siết chặt trong xương gò má nụ cười phô trương và   tự chụp ảnh bằng chiếc gậy selfi . Định hình về quá khứ và ngoại suy của mình cho hiện tại và tương lai, hòa đồng với thế giới của người chết trong sự đau khổ im lặng và trống rỗng của tự đại – đó cũng chính là ý muốn được chết. Một ý thức hệ bại liệt- không  cần nghĩ, không cần biết, không chịu trách nhiệm, không cần sống. Đó là ý thức hệ  dễ dàng bị uốn gập, ý thức hệ mang tính bầy đàn, tuần hành theo bầy đàn, và bằng hình thức này sẵn sàng đánh giết những những đồng loại yếu ớt hơn của mình.

Tất nhiên, bạn không hề biết và không muốn biết về một điều là những người khác đang trải qua đau khổ như thế nào. Nói chính xác hơn, họ  giảm thiểu các nỗi khổ đau đó ra sao, và không nhân nó lên. Bạn không hiểu rằng việc mở cửa biên giới với  châu Âu – điều này là nỗ lực đầy tham vọng nhất với con người trong lịch sử của họ để xây dựng một thế giới không có chiến tranh. Bạn chỉ biết cười nhạo nó. Bạn không hiểu rằng phải xóa sổ bạo chúa của mình và có trách nhiệm với các nước láng giềng vì những tội ác của lũ bạo chúa đó. Bạn ghẻ lạnh với những ý nghĩ về sự ăn năn. Người ta chưa đào bới các xác chết của nạn nhân của bạn, bạn không quen  mùi vị của xác chết bị phân hủy. Nhưng có lẽ nào bạn lại cần tất cả những thứ đó để trở thành con  người trong thế kỷ XXI?  Có lẽ nào những người cha, người ông đã chiến đấu, hy sinh  trong vô vọng?

Bạn đã bị cách ly khỏi tri thức và sự nghi ngờ. Bạn thuận tiện và thoải mái khi sống trong ảo tưởng của những bộ phim thời xô viết bởi vì  bạn không có gì để cống hiến cho thế giới hiện thực ngoài sự độc ác, hận thù của bạn, và bản năng xâm chiếm những vùng đất lạ.

Chiến tranh – sự vô nghĩa nhất của loài người, vì nó được kết thúc bằng sự phủ định hoàn toàn của nó – bằng hòa bình. Thế kỷ XX đã dạy chúng ta một chân lý rằng giá của hòa bình luôn luôn là một sự thỏa hiệp, tính ưu việt của sự sống trước cái chết và sự ủng hộ rộng rãi trật tự thế giới chứ không phải sự hỗn loạn.

Chỉ có điều là bạn đã không hiểu một tí nào về những chân lý đó. Bạn đã cho phép  tích tụ trong con người mình nỗi oán hận đối  với loài người. Và không thể có trên trái đất này những người ông,  mà đã chiến đấu và sẽ tha thứ cho bạn, cho hành động của bạn ngày hôm nay.

rac-sc

rac-sc2rac-sc3rac-sc4Bài viết của nhà phân tích chính trị Constantine Batozski,

đăng trên báo obozrevatel.com

Nguyễn U Quốc  chuyển ngữ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề