PGS. Văn Như Cương chiến thắng bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Cuộc chiến đấu thoát khỏi lưỡi hái tử thần hết sức kỳ diệu của PGS. Văn Như Cương không chỉ mở ra hy vọng chữa khỏi bệnh ung thư gan ở Việt Nam mà còn giúp lan truyền cảm hứng, niềm khao khát sống và vươn lên cho hàng triệu người.

Cú vượt ngoạn mục thoát khỏi bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Dù tuổi cao, sức yếu nhưng khi đứng trước bờ vực cận kề cái chết, PGS – Nhà giáo Văn Như Cương vẫn chiến đấu đến cùng để vượt thoát khỏi bàn tay tử thần.

PGS Văn Như Cương kể rằng, ngày 1/7/2014, khi đi khám lại khối u xơ tiền liệt tuyến, ông tình cờ phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư gan. Đi khám lại ở bệnh viện Việt Đức, bác sĩ tái khẳng định, thậm chí, họ còn nói bệnh của PGS đã bắt đầu bước vào giai đoạn nguy hiểm, nếu không chữa chạy kịp thời, các khối u sẽ di căn, không thể sống quá 3 tháng.

Các bác sĩ tại bệnh viện Việt Đức đưa ra 3 phương án điều trị: Thắt nút 5 tĩnh mạch nuôi dưỡng khối u, thay gan hoặc mổ cắt bỏ khối u. Sau khi xem xét và cân nhắc sức chịu đựng của bản thân, thầy Cương quyết định chọn cách trị bệnh đầu tiên.

Cùng với việc thắt nút tĩnh mạch, thầy Cương được các bác sĩ truyền dinh dưỡng và kháng sinh nhưng lại không dùng bất cứ loại thuốc nào đặc trị bệnh ung thư. Lo lắng cho sức khỏe của ông, người nhà PGS đi khắp nơi hỏi han và biết được có người tên là Nguyễn Bá Nho (ở Sóc Sơn – Hà Nội) có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư.

PGS. Văn Như Cương chiến thắng bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Có bệnh thì vái tứ phương, nghe tin về ông lang Nho, thầy Cương cùng gia đình lập tức lên tận nơi tìm hiểu và xin thuốc. PGS. Văn Như Cương tiết lộ: “Ông lang cho thuốc uống trong vòng 30 ngày. Đó là những gói thuốc dạng bột, hòa vào nước để uống. Mỗi ngày phải uống đều đặn 6 lần, trước và sau mỗi bữa ăn”.

Ban đầu khi mới dùng thuốc của thầy lang, PGS. Văn Như Cương cảm thấy trong người hết sức bình thường, không có cảm giác khỏe hơn. Tuy nhiên, sau một tháng thắt nút, khi đi khám lại ở bệnh viện Vinmec, các bác sĩ hết sức ngạc nhiên khi thấy bệnh tình của ông thuyên giảm đáng kể.

Đặc biệt, tĩnh mạch cửa, nơi chứa mầm mống di căn của khối u đã không còn huyết đọng. Đây thực sự là một trường hợp hi hữu ở Việt Nam. Trước đây, tại Việt Nam mới chỉ có duy nhất một trường hợp làm được điều này.

PGS. Văn Như Cương chiến thắng bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Thầy Cường còn tiết lộ, trong quá trình điều trị bệnh ung thư, ngoài thuốc của thầy lang, ông còn dùng rất nhiều nấm lim xanh, linh chi và tam thất để bồi bổ và thanh lọc cơ thể. Trong ảnh là loại nấm lim xanh thầy Cương dùng pha nước uống hàng ngày thay cho trà mạn.

 

Nhờ sử dụng nhiều bài thuốc kết hợp, những lần thắt nút sau, PGS. Văn Như Cương cảm thấy trong người luôn khỏe mạnh, ăn uống điều độ và không bị mệt mỏi.

Sau một thời gian dài kiên trì điều trị, trong lần khám lại cách đây hơn một tháng, bác sĩ khẳng định sức khỏe của ông đã hoàn toàn hồi phục.

Trị bệnh trước hết bằng niềm tin

Nhìn lại chặng đường chiến đấu với bệnh ung thư của bản thân, thầy Cương khẳng định, nguyên nhân quan trọng nhất quyết định đến 50% thắng lợi của ông chính là tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Ông tâm sự: “Tôi đã từng chứng kiến nhiều người không có bệnh mà tưởng mình bị bệnh, bệnh nhẹ lại tưởng mình bệnh nặng, suốt ngày lo lắng, ủ ê. Những người ấy cuối cùng cũng đi từ chỗ khỏe mạnh đến lâm nguy”.

Vì thế, ngay từ khi biết mình bị ung thư gan, thầy Cương luôn tự nhắc nhở bản thân phải nghĩ và sống khác họ. Ông luôn lạc quan và tin tưởng vào bản thân. “Thậm chí lúc nghe bác sĩ nói tôi có thể sắp “đi”, tôi thực chẳng thể tin được (cười)”.

Theo ông, người mang bệnh mà muốn trị khỏi thì trước hết là phải ham sống, vui vẻ và lạc quan, tiếp nữa là phải tin vào thầy thuốc và chính bản thân mình.

“Việc tự biết sức mình rất quan trọng. Ví như chuyện uống thuốc Nam mà khỏi, cá nhân tôi vẫn nghĩ đó là do cơ địa từng người. Nếu uống mà thấy cơ thể không chịu được thì phải dừng lại ngay. Người xưa có câu, không thầy thuốc nào biết bệnh bằng chính người bệnh. Vì thế, trong mọi lúc, việc tin theo cảm nhận của mình về sức khỏe của bản thân là điều tối quan trọng” – ông Cương khẳng định.

Những dòng trạng thái nói về bệnh tình của PGS. Văn Như cương được rất nhiều người quan tâm - (Ảnh chụp màn hình).

Những dòng trạng thái nói về bệnh tình của PGS. Văn Như cương được rất nhiều người quan tâm – (Ảnh chụp màn hình).

Mang bệnh nặng trong người nhưng thầy Cương vẫn nỗ lực làm việc. “Mọi chuyện sinh hoạt tôi vẫn tự làm. Công việc ở trường vẫn duy trì đều đặn và giải quyết ổn thỏa” – thầy Cương nói.

Trong suốt quá trình bị bệnh, thầy Cương luôn giữ cho mình thái độ lạc quan vui vẻ. Ông thường xuyên làm những bài thơ ngắn để đùa vui, tếu táo về bệnh tình của mình (Ảnh chụp màn hình).

Trong suốt quá trình bị bệnh, thầy Cương luôn giữ cho mình thái độ lạc quan vui vẻ. Ông thường xuyên làm những bài thơ ngắn để đùa vui, tếu táo về bệnh tình của mình (Ảnh chụp màn hình).

Những lúc thấy trong lòng phiền muộn, thầy Cương lại ngồi thiền để tĩnh tâm, bớt suy nghĩ, lo toan - (Ảnh: NVCC).

Những lúc thấy trong lòng phiền muộn, thầy Cương lại ngồi thiền để tĩnh tâm, bớt suy nghĩ, lo toan – (Ảnh: NVCC).

Bên cạnh đó, từ khi biết mình bị ung thư gan, PGS. Văn Như Cương còn cai rượu, bia, tích cực tập thể dục, thể thao và thường xuyên ngồi thiền tĩnh tâm.

Thầy Cương bộc bạch: “Tôi không có thời gian suy nghĩ nhiều vì ngoài thời gian làm việc, tôi luôn cố gắng nghĩ cách làm rất nhiều điều có lợi cho sức khỏe. Khi bắt đầu thấy mình lo lắng, tôi lại ngồi thiền để tĩnh tâm nên tinh thần lúc nào cũng tràn đầy năng lượng sống”.

Lan tỏa cảm hứng sống đến những người xung quanh

Vốn là một nhà giáo tên tuổi, chuyện PGS. Văn Như Cương bị bệnh nặng đã khiến hàng nghìn học sinh, phụ huynh thấp thỏm, lo lắng. Thế nhưng, việc ông trở lại trường học với sức khỏe tốt, tinh thần vui vẻ, lạc quan cùng phong thái làm việc hăng say, nhiệt huyết đã khiến nhiều người bất ngờ.

Thầy Cương kể, ngày 4/9/2014, trường Lương Thế Vinh tổ chức lễ khai giảng nhưng ông lại đang nằm viện vì vừa mổ nội soi thắt nút tĩnh mạch được vài ngày. Không màng tới sức khỏe của bản thân, PGS một mực đòi xuất viện để tham dự lễ khai trường.

Sau khi đăng tải chưa được bao lâu, diễn văn khai giảng ngày 4/9/2014 của PGS Văn Như Cương nhanh chóng nhận được gần hơn 1 triệu lượt thích và chia sẻ - (Ảnh chụp màn hình).

Sau khi đăng tải chưa được bao lâu, diễn văn khai giảng ngày 4/9/2014 của PGS Văn Như Cương nhanh chóng nhận được gần hơn 1 triệu lượt thích và chia sẻ – (Ảnh chụp màn hình).

Ông ra viện sớm hơn lộ trình điều trị để lo lắng mọi việc cho lễ khai giảng. Thậm chí, PGS còn quyết định dùng hơn 200 triệu đồng tiền tiết kiệm để may tặng tất cả học sinh, giáo viên trong trường chiếc áo phông in hình cờ đỏ, sao vàng.

Sự xuất hiện của ông tại lễ khai giảng trong trạng thái khỏe mạnh cùng một bài diễn văn hùng hồn về tình yêu quê hương, đất nước đã lay động hàng triệu trái tim học trò. Ngay sau khi lễ khai giảng kết thúc, bài diễn văn ấy đã được các cơ quan báo chí đăng lại toàn văn và được cộng đồng mạng chia sẻ một cách “chóng mặt”.

Gần đây, sức khỏe của thầy Cương rất tốt. Trong ảnh là PGS. Văn Như Cương cùng các thầy cô giáo trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh, ảnh chụp nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi - (Ảnh: NVCC).

Gần đây, sức khỏe của thầy Cương rất tốt. Trong ảnh là PGS. Văn Như Cương cùng các thầy cô giáo trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh, ảnh chụp nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi – (Ảnh: NVCC).

Dù đã bước sang tuổi 78 nhưng PGS. Văn Như Cương vẫn hết sức minh mẫn, mạnh khỏe.

Dù đã bước sang tuổi 78 nhưng PGS. Văn Như Cương vẫn hết sức minh mẫn, mạnh khỏe.

Sự chiến đấu bền bỉ với bệnh tật và luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục của ông khiến rất nhiều học sinh ngưỡng mộ. “Trong lễ khai trường hôm đó, tôi thực sự cảm nhận được bầu không khí ở trường rất nóng, sôi nổi tinh thần yêu nước. Tôi thấy hình như mình đã truyền đến học sinh một sức mạnh nào đó có hình khối rất rõ ràng” – thầy Cương nhấn mạnh.

Thầy Cương chia sẻ thêm: “Tôi biết học sinh rất thương mình, vì thế chuyện tôi khỏi bệnh khiến các em rất vui. Có nhiều học sinh còn inbox nói với tôi rằng, việc một người thầy đã gần sang tuổi bát thập như tôi vẫn bền bỉ chống lại căn bệnh hiểm nghèo là nguồn động lực lớn cho các em cố gắng sống và học tập tốt hơn”.

Từ khi khỏi bệnh, facebook của thầy Cương luôn luôn tràn ngập tin nhắn hỏi thăm cách chữa bệnh. Ông nói: “Trước đây, tôi không nghĩ nhiều người mắc bệnh ung thư như vậy nhưng từ sau khi khỏi bệnh, gần như ngày nào tôi cũng nhận được tin nhắn của hàng chục người bạn hỏi thăm cách chữa bệnh cho người thân”.

PGS. Văn Như Cương chiến thắng bệnh ung thư gan giai đoạn cuối PGS. Văn Như Cương chiến thắng bệnh ung thư gan giai đoạn cuối PGS. Văn Như Cương chiến thắng bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Những lúc rảnh rỗi, PGS. Văn Như Cương thường ngồi đọc sách hoặc lướt facebook, trả lời câu hỏi của mọi người về cách trị bệnh ung thư gan. Đối với những người mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác, sự sống của ông đã mở ra cho họ hy vọng có thể khỏi bệnh vào một ngày không xa.

PGS kể lại, sau khi được bác sĩ chẩn đoán khỏi bệnh, vì muốn thử thách sức khỏe của bản thân, ông đã liên tiếp thực hiện các chuyến đi xa. Bắt đầu từ ngày 27 Tết, ông khởi hành đi Nghệ An, sau đó, mùng 4 Tết lại đi Nha Trang du lịch suốt 4 ngày. Mới đây, hôm 12/1, ông còn thực hiện chuyến đi vào TP Vinh (Nghệ An) thăm người thân, cả đi cả về hơn 600km, hết khoảng 10 tiếng đồng hồ.

“Nghe tin tôi khỏi bệnh, các bà chị gái vẫn còn chưa tin hẳn nhưng khi nhìn thấy tôi, họ hoàn toàn tin tôi bình phục, bệnh ung thư thật chẳng có gì là ghê gớm (cười)”.

PGS Văn Như Cương (sinh 1937) là một nhà giáo Việt Nam, nhà biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam.

Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề dạy học chữ Hán (đồ Nho) tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Năm 1954, học xong phổ thông, ông ra Hà Nội học khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa toán. Tốt nghiệp đại học, ông trở thành cán bộ giảng dạy tại trường.
Ông học chương trình nghiên cứu sinh ngành toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cũ và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ vào năm 1971.
Sau khi về nước ông làm giảng viên, công tác tại bộ môn Hình học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh.

Năm 1989, ông mở trường Lương Thế Vinh, trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam từ khi Đổi mới.

Ông chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông và giáo trình đại học về chuyên ngành hình học. Ông là tác giả bộ sách giáo khoa hình học phổ thông (chương trình nâng cao) của Việt Nam. Ông là thành viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam và được Chính phủ công nhận chức danh Phó giáo sư.

Ông được đánh giá cao với năng lực sư phạm. Ông cũng nổi tiếng là người thẳng tính và rất thương yêu học trò.

Theo Kenh14.vn


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề