Obama ăn tối với gia đình tại Kenya sau chuyến thăm quê hương

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ăn tối với bà nội kế (Bà Sarah Hussein Obama, vợ thứ ba của ông nội Tổng thống Obama), em gái cùng cha khác mẹ của ông và các thành viên trong đại gia đình sau chuyến hành hương về Kenya và đây cũng là lần đầu tiên trên cương vị tổng thống trở về thăm quê hương.

Bà Sarah Hussein Obama, vợ thứ ba của ông nội Tổng thống Obama, hiện sống ở làng Kogelo, phía tây thành phố Nairobi, Kenya. Kogelo là quê cha đất tổ của ông chủ Nhà Trắng. Dân làng ở đây lấy tên Obama đặt cho trường học, khách sạn, nhà hàng. Ảnh: Reuters.

Bà Sarah Hussein Obama, vợ thứ ba của ông nội Tổng thống Obama, hiện sống ở làng Kogelo, phía tây thành phố Nairobi, Kenya. Kogelo là quê cha đất tổ của ông chủ Nhà Trắng. Dân làng ở đây lấy tên Obama đặt cho trường học, khách sạn, nhà hàng. Ảnh: Reuters.

Chuyên cơ của Tổng thống Air Force One, đã hạ cánh vào buổi tối tại thủ đô Kenya, nơi ông sẽ đồng tổ chức một hội nghị về thúc đẩy sự phát triển và hợp tác các doanh nghiệp ở châu Phi trước khi đi  thăm Ethiopia.

Sau lễ đón tiếp bởi Tổng thống Uhuru Kenyatta và các quan chức hàng đầu của Kenya, Obama đã nhanh chóng rời trung tâm. Các lực lượng an ninh đã tuần tiễu thủ đô của Kenya trong khi thành phố Nairobi được đặt trong tình trạng hầu như hoàn toàn “nội bất xuất, ngoại bất nhập.” Các đường phố của Nairobi đã được sơn phết và dọn quang. Những người dân Kenya vui mừng chào đón khi đoàn xe của ông Obama chạy qua tuyến đường đến khách sạn.

Khi đến khách sạn Tổng thống ngồi xuống cạnh người phụ nữ mà ông gọi là “Granny” (bà) và còn được gọi là “Mama Sarah,” người đã nuôi nấng người cha quá cố của mình khi còn là đứa trẻ. Trong khách sạn cũng có mặt em gái Auma Obama và một vài chục thành viên trong đại gia đình cùng họ hàng thân thích.

Trong bộ comle và thắt cà vạt, ông nói chuyện thân mật với đại gia đình ngồi ở bàn dài tại một nhà hàng bên trong khách sạn nơi ông ở.

Kết hợp trong chuyến trở quê hương Kenya ông Obama còn có nghị sự về các vấn đề thương mại và chống khủng bố. Ông cũng không thể đến thăm những ngôi làng và nơi cha ông được chôn cất theo dự kiến.

Kenya là một đồng minh quan trọng của phương Tây trong cuộc chiến chống lại các nhóm Hồi giáo al Shabaab Somali và Obama có khả năng tập trung đàm phán tại Nairobi về vấn đề hợp tác an ninh.

Nhóm al Qaeda liên kết đứng đằng sau một cuộc tấn công vào trung tâm mua sắm Westgate của giới thượng lưu tại Nairobi năm 2013, giết chết ít nhất 67 người, cũng như tổ chức một cuộc tấn công trong tháng Tư tại một trường đại học ở Kenya gần biên giới Somalia khiến 148 người thiệt mạng.

Tại Nairobi, Obama sẽ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân toàn cầu, vinh danh các nạn nhân và những người sống sót trong vụ đánh bom Đại sứ quán Mỹ năm 1998 sau đó dùng cơm trưa với Tổng thống Kenya ông Kenyatta. Ông Kenyatta bị cáo buộc 5 tội danh chống lại loài người người liên quan đến vụ bạo lực tồi tệ nhất sau cuộc bầu cử năm 2007 làm chết hơn 1.000 người.  Mỹ đã thường xuyên nêu quan ngại với Chính phủ Kenya về những biện pháp hạn chế nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Theo một quan chức khẳng định chuyến thăm của ông Obama “sẽ tạo ra một cơ hội nữa cho cuộc đối thoại với chính phủ và xã hội dân sự về những vấn đề này.”

Phó Tổng thống William Ruto, vẫn đang phải đối mặt với cáo buộc tương tự tại Tòa án The Hague nên không có mặt tại buổi lễ đón tại sân bay.

Ông Obama đã từng đến thăm Kenya năm 2006 khi ông vẫn còn là một thượng nghị sĩ.

Nguồn Reuters


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề