NYTimes: Nói dối – là vũ khí mới mạnh mẽ của điện Kremlin

“Moscow xem các quan hệ quốc tế như một hệ thống hoạt động đặc biệt và thật sự tin rằng Nga là đối tượng của những thứ đó từ phía Tây Âu”, – ông Gleb Pavlovsky đã từng có một thời nào đó là người gần gũi của Putin, và là người tham gia thành lập cỗ máy thông tin của điện Kremlin nói cho biết.

MacFarquhar nhớ lại rằng Liên Xô chi cho hoạt động tương tự này nguồn lực đáng kể trong thời Chiến tranh Lạnh. Nhưng bây giờ thông tin sai lệch đã nhằm vào một phạm vi rộng lớn hơn nhiều và với số lượng hơn nhiều so với trong quá khứ.

NATO và Liên minh châu Âu đã lập ra một số cơ quan đặc biệt để xác định và bác bỏ những thông tin sai lạc được phát ra từ quốc gia xâm lược. Và thông tin sai lạc đã đạt đến tận Hoa Kỳ: tình báo Mỹ gọi tình báo Nga là nguồn có khả năng của sự rò rỉ những thông tin điện tử (email) của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, đã xâm nhập chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton.

Điện Kremlin đang sử dụng phương tiện truyền thông truyền thống (cơ quan tin tức Sputnik, kênh truyền hình RT) và các kênh bí mật, những cái mà hầu như luôn luôn không thể dò ra. “Chúng tôi đang đề cập đến tất cả mọi thứ từ internet-troll đến tuyên truyền và bóp méo thông tin được lan truyền bởi các cơ quan truyền thông, chẳng hạn như RT và Sputnik”, – đại diện của Cơ quan An ninh Thụy Điển Wilhelm Unge xác nhận.

Các chuyên gia Thụy Điển và các nước khác đã phát hiện ra một mẫu đặc trưng, mà họ liên kết với các cơ quan thông tin sai lệch được điện Kremlin lập ra. Họ (các cơ quan tạo thông tin giả mạo – nb) Bắt đầu ở Nga, trên các trang web thuộc các phương tiện truyền thông nhà nước. Sau đó, tài liệu giả mạo sẽ thành một nguồn tin tức, mà những tin tức này được phân tán trên các trang web cực hữu hoặc trên các trang web cực tả. Những người dựa vào các trang web này, được người ta cung cấp nguồn gốc của thông tin và nó được phát tán. Không ai có thể nói được là họ lấy từ đâu, nhưng cuối cùng họ sẽ trở thành vấn đề quan trọng của chính sách an ninh.

Mục tiêu chính của điện Kremlin là Châu Âu, nơi mà có sự phát triển của chủ nghĩa dân túy cánh hữu và suy giảm hỗ trợ đối với Liên minh châu Âu tạo ra một hội trường tiếp nhận nhiều hơn cho các đối tượng thuộc tầng lớp bảo thủ, dân tộc chủ nghĩa và độc tài chủ nghĩa được thông qua dưới thời Putin.

Năm ngoái, Nghị viện châu Âu đã cáo buộc Nga về việc ” tài trợ cho các đảng cực đoan và cấp tiến” ở các nước thành viên EU. Trước đó, điện Kremlin đã gia hạn một khoản vay 11,7 triệu $ cho đảng mặt trận dân tộc cực hữu của Pháp.

Thiếu nguồn kinh phí cho cuộc đối đầu công khai với phương Tây, ông Putin đang cố gắng đối đầu chống lại bằng những dối trá và tuyên truyền, NY Times bình luận cho biết.  Gần đây, chính quyền Thụy Điển đã phải đối mặt với một số lượng lớn các thông tin méo mó và thông tin hoàn toàn sai lệch công khai trắng trợn trong các mạng xã hội về khả năng hợp tác quân sự của nước này với các nước NATO.

Theo nhà bình luận của The New York Times Neil MacFarquhar viết, thông tin này tương tự như sau: nếu Thụy Điển không phải là một thành viên của NATO, sẽ ký một thỏa thuận, NATO sẽ bắt đầu bí mật tích lũy vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của đất nước; NATO có thể tấn công Liên bang Nga từ Thụy Điển mà không có sự chấp thuận của chính phủ; các binh sĩ NATO với có quyền miễn truy tố trước tòa, có thể cưỡng hiếp phụ nữ Thụy Điển.

Mặc dù thực tế rằng các thông tin này là giã mạo, nhưng chúng đã bắt đầu xâm nhập vào các phương tiện truyền thông truyền thống. Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hulkvist đã hành trình trong nước với mục đích thúc đẩy thỏa thuận với NATO, người dân đã liên tục hỏi bộ trưởng tất cả về điều này.

Các quan chức Thụy Điển không thể tìm thấy nguồn gốc của thông tin sai lạc. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích và các chuyên gia tình báo Mỹ và châu Âu nghi ngờ sự lan truyền các thông tin đó là do Nga tung ta,  nhà bình luận MacFarquhar viết.

Theo ý kiến ​​của họ, ngăn chặn sự mở rộng của NATO – đó là mục đích chính trị của Tổng thống nước xâm lược Vladimir Putin. Ông này khi đã tấn công cộng hòa Gruzia vào năm 2008 nhằm hạn chế sự mở rộng của NATO.

Ở Crưm, Donbass, và Syria, ông Putin đã khoe sức mạnh quân sự, nhưng ông ta thiếu sức mạnh kinh tế để công khai đối đầu với NATO, Liên minh châu Âu hay Hoa Kỳ. Do đó, ông Putin đang tích cực đầu tư vào chương trình “vũ trang” thông tin, lan truyền trong các mạng xã hội và các phương tiện truyền thông về những tin đồn khác nhau. Vì vậy, ông đang cố gắng để làm suy yếu sự đoàn kết giữa các nước thành viên NATO và tạo ra những cuộc xung đột chính trị trong nước.

Nguyễn Vinh (theo meta)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề