“Nước Nga muốn chiến tranh với NATO hay không? – câu trả lời của tôi là” Không “

Trích cuộc phỏng vấn với James Sherr, chính trị gia, nhà báo, chuyên viên cao cấp của EU và NATO,  đối tác khoa học của Viện Hoàng gia quan hệ quốc tế.  

Nga đang tổ chức một chiến lược phản công chống lại chính sách của NATO, chuyên gia giải thích.

jameshirr

Đối tác khoa học của Viện Hoàng gia quan hệ quốc tế James Sherr tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở  Warsaw đã kể cho các phóng viên “Segodnya.ua”  về sự hiểu lầm của  Nga trước các tín hiệu của NATO,  về điểm yếu của phương Tây và về  các rào cản cho sự gia nhập của Ukraina vào Liên minh NATO.

Nước Nga sẽ  phản ứng ra sao khi tiếp nhận những tín hiệu từ phía  NATO về việc tăng cường phòng thủ ngăn chặn sự xâm lược của Nga?

– Tôi nghĩ là không. Ở đây có hai khía cạnh: thứ nhất – đó là vấn đề mà chúng tôi đã  bàn hôm nay – các tín hiệu mang thông điệp “kìm chế” (NATO tiến hành đường lối bảo vệ và kìm chế – nhận xét của tác giả). Vấn đề của NATO ở chỗ những người của “chiến tranh lạnh”,mà  đã có nhiều kinh nghiệm và những kiến thức về các tín hiệu từ phía chúng tôi không còn làm việc nữa, những người có kinh nghiệm này không còn nhiều. Trong khi đó, phía Nga vẫn tiếp tục phương pháp tương tự trong hoạt động của mình như trước đây. Trong quá khứ, khi người Nga đã “di chuyển” một phần biên giới, hoặc là làm một sự khiêu khích – tất cả quan chức NATO hiểu rằng họ làm điều này vì một lý do:  Họ muốn biết, trước tiên, xem NATO có nhận biết được hành động này không, nếu hành động được ghi nhận thì liệu sẽ có phản ứng ra sao. Trong “chiến tranh lạnh” đã có hơn 160 vi phạm  nhỏ trên biên giới Đức – toàn là những vi phạm nhỏ không đáng kể. Trong mỗi trường hợp, NATO biết rõ cần phải hành động gì.

Ngày hôm nay, những người có trách nhiệm sẽ nói: ” tốt hơn cả là không khiêu khích họ, tốt hơn cả là không trả lời, cần  cho họ thấy rằng chúng ta chững chạc hơn họ.” Nhưng đây không phải là trò chơi trẻ con. Mối nguy hiểm ở chỗ là người Nga sẽ nhìn thấy điểm yếu, và điều đó làm suy yếu chính sách kìm chế. Đây là một khía cạnh của tín hiệu.

Khía cạnh thứ hai, chiến lược hơn, mà chính các  bạn đưa ra – liệu người Nga có hiểu tại sao NATO kể từ năm 2014, đã  tái đầu tư nghiêm túc trong phòng thủ và răn đe. Trong sự hiểu biết của tôi, họ không hiểu. Bởi vì người Nga, nếu quay trở lại những năm 1999 với sự can thiệp của NATO ở Kosovo, đã tin rằng họ đã hiểu được chính sách thực sự của NATO. Trong sự hiểu biết của họ, đó là phiên bản mở rộng  không đổi trên có sở chi phí của họ, sự cô lập, chia rẽ nước Nga, sự phá hoại và cuối cùng phá hủy hệ thống chính trị và các chế độ chính trị. Vì vậy, bây giờ họ chỉ cần xem xét hành động (của NATO – TG.) như là một sự tăng cường của chính sách, mà họ gán cho chúng tôi như vậy.

– Ông có cho rằng chúng ta đang quay trở lạithời kỳ chiến tranh lạnh“?

– Tôi tin rằng “chiến tranh lạnh” là một chỉ định không phù hợp cho tất cả vì hai lý do. Thứ nhất,  nếu như “chiến tranh lạnh” chưa từng có thì những hành động của Nga ở Ukraina sẽ có ý nghĩa tương tự như ngày hôm nay. Có  “chiến tranh lạnh” hay không, thì vẫn có  một trật tự pháp lý trên cơ sở độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Bất kỳ sự vi phạm định luật này, nhất là những  vi phạm rõ ràng, trực tiếp  – chúng ta thậm chí không nói về một cuộc chiến tranh “lai” – là một cuộc tấn công rõ ràng vào một nhà nước độc lập ở châu Âu.

Ông có cho rằng nước Nga đang chuẩn bị cho một “cuộc chiến tranh lớn” hay không?

-Cần phải xác định thế nào là  “Sự chuẩn bị”. Người Nga tin tưởng rằng, khi mà các quan hệ chính trị đối lập sâu sắc thì  cuộc chiến tranh có thể xảy ra, nguy cơ chiến tranh là tất yếu trong bất kỳ tình huống nào, mà ở đó  các lực lượng lớn có xung đột lợi ích. Trong nghĩa này, họ luôn chuẩn bị, bởi vì họ xem xét nghiêm túc khả năng này. Nhưng nếu bạn hỏi rằng nước Nga muốn chiến tranh với NATO hay không- câu trả lời của tôi là: “Không”.

Cách đây một vài tháng, trong buổi trò chuyện với chúng tôi ông dự đoán rằng nước Nga  có thể sẽ tăng cường xung đột  Donbass vào khoảng tháng Tám tới đây.

– Tôi đã nói với bạn rằng họ có thể làm điều đó. Bởi vì Nga tin rằng họ thực hiện một chiến lược phản công chống lại chính sách của NATO, mà tôi đã mô tả. Và mọi hành động không chỉ nhằm vào Ukraina. Ukraina – một phần quan trọng của chính sách này, nhưng đó là một chiến lược phản công chống lại trật tự quốc tế do  phương Tây thống trị. Đầu tiên ở châu Âu, nhưng, như chúng ta thấy ở Syria, nó đã đi ra ngoài giới hạn châu Âu. giới hạn của nó được xác định bởi tương quan lực lượng và khả năng, không chỉ trong ý nghĩa quân sự, nhưng như chúng ta đã thảo luận ngày hôm nay, mà còn trong ý nghĩa xã hội. Tương quan lực lượng như được xác định bởi sức mạnh hỗ trợ của phương Tây đối với chính sách hiện hành trong NATO. Sự nguy hiểm lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt – không phải là những sự kiện mới ở Donbass, mà là và sự mong manh và biến động trong đồng thuận mà đang tồn tại ở phương Tây. Một ví dụ  lớn cho khẳng định này – Brexit, ở Đức và Pháp, các đảng đối lập,  ở Pháp không chỉ có Marine Le Penn mà còn phe phái của Sarkozi – hoàn toàn đối lập với các chính sách mà các nhà chức trách đang theo đuổi. Còn một nguy cơ nghiêm trọng là Donald Trump sẽ trở thành tổng thống của Hoa Kỳ. Nếu một trong những điều này, hoặc một sự tổ hợp những điều này sẽ xảy ra, chính sách của phương Tây, mà chúng tôi đang thảo luận ngày hôm nay, sẽ biến mất qua một đêm. Đây là điểm yếu lớn nhất của chúng tôi. Điểm đó  thậm chí không có trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”. Khi đó, có một sự đồng thuận rộng rãi giữa các đảng phái chính trị, các lực lượng chính trên nền tảng của an ninh và chính sách quốc phòng. Sự đồng thuận đó không còn nữa  ở châu Âu.

Mặt khác cũng có nhiều thông tin về  sự yếu kém của nền kinh tế Nga.  Những điều mà ông vừa nêu – đó là một trò chơi nợ nần .

– Tất cả phụ thuộc vào đánh giá của bạn về cụm từ “điểm yếu”. Nước Nga đã làm điều gì – họ đã huy động được công suất tối đa khả năng quốc phòng từ sức mạnh  có giới hạn mà họ sở hữu. Các  hệ thống chính trị phương tây với nguồn tiềm năng của họ không thể thiết lập được dù chỉ  một phần nhỏ của tiềm năng này. Các câu hỏi trong một cuộc chiến tranh hoặc xung đột không thể trả lời bằng GDP. Khi Nhật Bản tấn công Hoa Kỳ năm 1941, GDP của nước này chỉ bằng một  phần bảy của Mỹ. Họ tiến hành chiến tranh chống lại Hoa Kỳ trong bốn năm,  có thể kéo dài sáu năm nếu người Mỹ không ném bom nguyên tử. Bên cạnh nền kinh tế, có nhiều yếu tố khác nhau để xác định nguồn lực. Nước Nga đã huy động được nguồn lực rất nhiều  không chỉ từ nền kinh tế mà còn từ nhà nước, và  trước hết, từ người dân. Thứ hai, sức mạnh của ý chí toàn dân, những gì người Nga gọi là “passionarnost” – tất cả những điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng có sự thật rằng đối với kinh tế của Nga, tồn tại một nguy cơ thực sự thất bại thảm khốc ở cấp độ nhất định, bởi vì nó đang nằm dưới áp lực rất lớn. Nhưng điều này không có nghĩa là nó sẽ sụp đổ, chắc chắn không phải từ sáu tháng đến hai năm. Còn phương Tây có thể sụp đổ sau cuộc bầu cử Mỹ. Vì vậy, thời gian sẽ ngả về ai, còn  tùy thuộc vào hoàn cảnh chính trị. Thời gian – không phải là một game thủ chiến lược.

Tuy nhiên hình như Pháp  và Đức đang chuẩn bị gỡ bỏ cấm vận vào tháng giêng.

– Không đâu. Angela Merkel đã  tuyên bố  cứng rắn rằng một khi bà  vẫn nắm quyền lực, một khi Nga  vẫn không thực hiện các thỏa thuận Minsk, thì các biện pháp trừng phạt sẽ không được dỡ bỏ.

 – Các chuyên gia nói rằng có một nỗ lực đ thúc đẩy cái gọi là “lộ trìnhcác bước trong thỏa thuận Minsk.

– Tuy nhiên, nước Nga cho thấy không có sự quan tâm này. Họ đến nay không chịu trao quyền kiểm soát biên giới cho Ukraina. Các báo cáo hàng ngày OSCE đều nhấn mạnh đến việc vi phạm lệnh ngừng bắn, Nga đã không thực hiện bất kỳ hành động nào để đảm bảo sự tiếp cận của  OSCE, Nga đã chứng tỏ rằng họ  không  quan tâm đến việc thực hiện hiệp định Minsk. Tôi đảm bảo với bạn rằng, cho dù các chuyên gia của các bạn nói gì đi chăng nữa, Angela Merkel kiên quyết giữ nguyên những biện pháp trừng phạt. Còn Francois Hollande, một khi đang đảm nhiệm chức vụ tổng thống, cũng như một số người kế nhiệm tiềm năng của mình, cũng hành động như vậy. Nhưng nếu các nhà dân chủ xã hội sẽ lên nắm quyền ở Đức, và ông Sarkozy – hoặc  Marine Le Pen tại Pháp – điều này sẽ kết thúc.

Câu hỏi về chính sách mở cửa của Liên minh NATO. Ukraina có triển vọng tham gia NATO, nhưng chúng tôi đã thậm chí chưa chính thức đặt vấn đ.

– Bạn muốn nói về  việc trở thành một thành viên của NATO? Các bạn đang tham gia vào NATO đấy thôi.

– Vâng, Với tư cách là đối tác 

– Là một đối tác với sự đóng góp vật chất, quân đội của Ukraina có tham dự vào hoạt động của NATO, vào các cuộc tập trận chung, đây là một sự hợp tác, tham gia  rất sâu rộng.

– Ông có nghĩ rằng Ukraina hiện đang là vùng đệm giữa NATO và Nga hay không?

– Suy nghĩ theo hướng nào? Có phải bạn cho rằng NATO đồng ý  bảo toàn  Ukraina như một vùng đệm với Nga chăng? Còn tôi thì  nghĩ rằng không ai trong số các thành viên của Liên minh NATO lại suy nghĩ như vậy. Có hai mức độ tầm nhìn về Ukraina. Đầu tiên – làm thế nào để Ukraina có thể trở thành một thành viên của NATO, nếu Liên minh không có năng lực cũng không đủ kiến thức để bảo vệ Ukraina, đó là câu hỏi quan trọng nhất. Thứ hai, và điều này có thể là một nhận thức không chính xác, xét trên cương vị của NATO – có một sự thiếu niềm tin vào sự ổn định lâu dài của các tổ chức nhà nước Ukraina,  vào con đường  dân chủ của Ukraina, tôi chưa nói về định hướng châu Âu của nó. Tình trạng của Ukraina không truyền cảm hứng sự tự tin cho  phương Tây. Đây là một sự khác biệt đáng kể giữa Ukraina và Moldova về mặt này, và nhà nước của Ba Lan vào những năm 1990, khi chúng ta nhìn vào vấn đề này. Vì vậy, vấn đề nhận thức và chính thực tế  vẫn  chưa thể thay đổi thì việc trở thành thành viên của Ukraina trong NATO.  – không phải là một đề nghị thực tế. Theo tôi, khi thực tế này sẽ thay đổi – đề nghi đó sẽ trở nên thực tiễn hơn. Vì vậy, tôi xin nói rằng câu trả lời  phụ thuộc nhiều hơn về phía Ukraina chứ không phải  phương Tây.

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ  theo segodnya.ua

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề