Nước Nga  có thêm một kẻ thù nguy hiểm mới  — Thời báo  New York Times

Trong trường hợp ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có thêm một kẻ thù nguy hiểm mới. Đó là nhận định trên thời báo The New York Times. Bài báo được đăng lại trên ONLINE.UA.

Trong vòng tranh luận  cuối cùng vào tối thứ Tư giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ,  bà Hillary Clinton đã khẳng định rằng nếu bà thắng Donald Trump trong cuộc bầu cử vào tháng tới, việc đầu tiên trên cương vị Tổng thống sẽ là thực thi mối quan hệ căng thẳng nhất với Nga. Quan hệ với nước Nga sẽ căng thẳng hơn nếu so sánh quan hệ giữa hai nước trong ba thập kỷ qua. Hơn nữa, bản thân bà Clinton, đã hình thành sẵn  một thái độ thù địch sâu sắc mang tính cá nhân  với nhà lãnh đạo của Liên bang Nga Vladimir Putin.

“Căng thẳng giữa Mỹ và Liên xô diễn ra gần đây nhất là vào thời của  tổng thống Ronad Rigan. Nhưng thậm chí thời đó “xung đột” chỉ bao gồm trong hệ thống tuyên truyền, chỉ trích Liên xô. Còn bây giờ, chúng ta chưa từng được nghe một ngữ điệu tương tự:  “không thể – tin tưởng –những con người này”,  nó nhằm vào chính cá nhân Putin.” –  Stephen Sestanovich, người đã từng làm việc tại Bộ Ngoại dưới thời Tổng thống Bill Clinton và  là tác giả của cuốn sách “Tầm nhìn: Nước  Mỹ trên thế giới từ Truman đến Obama”, cho biết

Với mục đích thay đổi hoàn toàn vai trò chính trị, Clinton, ứng cử viên của đảng Dân chủ, trong cuộc tranh luận với Donald Trump đã khẳng định Putin là kẻ thù số một của nước Mỹ, đó là kẻ  đã đột nhập vào máy chủ trong  trụ sở chính văn phòng của bà Clinton đặt ở Brooklyn. Ngoài ra, bà Clinton nói rằng người đứng đầu điện Kremlin đã ra lệnh đánh bom vào dân thường ở Syria và đe dọa Ukraina cùng các đồng minh NATO ở châu Âu.

Đối với bà Clinton, trong quá khứ đã có quan điểm cần phải thay đổi “vecter” trong quan hệ đối ngoại với nước Nga  từ  tháng 3 năm 2009, lúc đó bà còn đương chức Bộ trưởng Bộ ngoại giao (khi đó có một vấn đề với bản dịch sang tiếng Nga – thay vì “thiết lập lại” thì lại dịch là “quá tải”, có nghĩa là một nỗ lực để tổng thống Barack Obama,  xem xét  “thiết lập lại” quan hệ với Nga, – Ed.), sự thay đổi trong ngữ điệu giọng nói đã gây ấn tượng hơn bao giờ hết.

Bà Clinton  và chính quyền Obama, nhấn mạnh rằng họ đòi hỏi chính quyền Putin cần phải đi đúng quỹ đạo của phương Tây. Chính quyền Putin ban đầu có vẻ như mong muốn xích lại gần phương Tây hơn nhưng sau đó họ lại quyết định chiến lược khác khi cho rằng sẽ được nhiều lợi ích hơn nếu hồi sinh những căng thẳng như trong thời Chiến tranh Lạnh đã kết thúc một phần tư thế kỷ,  trong khi thời gian đó đã có nhiều nỗ lực để tích hợp Nga với phương Tây. Đến bây giờ hầu hết đảng viên  của Đảng Dân chủ Mỹ đều chủ trương phải cứng rắn trong chính sách đối ngoại,  đồng quan điểm với bà Clinton trong vấn đề quan hệ với Nga và tư tưởng này có thể sẽ tồn tại lâu dài.

Đằng sau hậu trường, một số các cố vấn của cựu tổng thống Clinton  đã suy nghĩ về việc các biện pháp trừng phạt mới nào sắp tới sẽ được đưa ra: họ có thể đề ra cô lập ngoại giao và lên án quốc tế, nếu Clinton đạt được quyền lực, nhằm giải quyết tình hình với Putin và quốc gia đang trong trạng thái mong manh về kinh tế.  Đây có thể là một phiên bản mới  của chiến lược “ngăn chặn”, mà George Kennan đã thiết lập cho Tổng thống Harry Truman năm 1947.

Sự thay đổi trong đường lối hoạt động  của Đảng Cộng hòa cũng không kém phần đáng ngạc nhiên. Chỉ bốn năm trước  đó chính ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney đã cảnh báo về sự nguy hiểm của nước Nga revanchist, còn  Tổng thống Obama nói đùa: “Những năm 1980 đã  gọi và yêu cầu nước Nga quay trở lại chính sách đối ngoại của họ”, ngụ ý rằng “Chiến tranh Lạnh kết thúc 20 năm trước đây.”  Hầu hết các đảng viên  Đảng Cộng hòa vẫn không tin tưởng Nga, ngoại trừ ứng của hiện tại  – Donald Trump.

Obama đang xem xét trả đũa trước các cuộc tấn công mạng từ Nga, trong đó, theo một số quan chức cao cấp có thể bao gồm các cuộc tấn công bên trong nước Nga nhằm  phơi bày sự thối nát trong lãnh đạo và thỏa hiệp với Putin. Hiện chưa rõ liệu ông Obama sẽ chọn con đường này hay không. Còn phó Tổng thống Joe Biden làm một đã đưa ra một lời đe dọa cuối tuần qua rằng Putin có thể trở thành nạn nhân của những phương pháp riêng của họ. Nhưng rõ ràng là trong trường hợp dành chiến thắng, bà Clinton sẽ bắt đầu nhiệm kỳ tại Nhà Trắng với một sự xúc phạm cá nhân rất nghiêm trọng đối với Putin. Putin, về phần mình, đã nung nấu một mối thù với bà  vì những tuyên bố vào năm 2011, khi Clinton  đặt câu hỏi về tính hợp pháp của cuộc bầu cử quốc hội Nga.

Sestanovich cảnh báo rằng Clinton và  chính quyền Obama, có thể, đã thấy sự tham gia trực tiếp của Putin vào quá nhiều sự kiện. Ông đặt nghi vấn là Giám đốc Tình báo Quốc gia James Kleper  có thể biết chắc chắn rằng các lãnh đạo điện Kremlin đứng đằng sau vụ hack của các máy chủ của Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ, và địa chỉ e-mail và Podesta Colin Powell, một trong những người tiền nhiệm của bà Clinton trên cương vị Ngoại trưởng.

Hoa Kỳ đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, vì vậy kết luận sự việc  không rõ là dựa trên phỏng đoán về các hoạt động của Kremlin, trên những thông tin trong mạng lưới tuyên truyền của Nga, dựa trên những dữ liệu từ hệ thống tình báo hoặc do bắt được các sóng thông tin liên lạc. Nhưng rõ ràng rằng Putin đang sử dụng thời điểm thay đổi  lãnh đạo này  để đạt được một vị trí thuận lợi hơn, bằng cách sử dụng phương pháp của chiến tranh thông tin trên đất Mỹ, bắt nạt Ukraina và phát động các cuộc tập trận quy mô lớn ở biên giới với Na Uy. Không có gì đáng ngạc nhiên khi càng có nhiều nghị sỹ dân chủ “cánh tả”  tỏ ra lo lắng.

“Thật là liều lĩnh – gọi Trump là gián điệp cho Nga; và về cơ bản đây là do Clinton hành động như vậy – vào mùa hè trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Stephen Cohen, giáo sư danh dự tại Đại học New York và Princeton cho biết. – Và việc này thực sự cần phải dừng lại “.

Trong thực tế, nhiều người trong Đảng Dân chủ đã dành một thập niên  để làm cho Moscow xích lại gần hơn với phương Tây, kể từ khi Tổng thống Bill Clinton lần đầu tiên gặp gỡ với Boris Yeltsin, khi đó là tổng thống Nga, và bắt đầu quá trình mở rộng  “Big Seven” thành “Big eight” (Nga đã bị đuổi khỏi G8 sau sự sáp nhập Crimea, -. Ed). Họ cũng bắt đầu một quá trình lâu dài lôi cuốn Nga vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)  trong một nỗ lực nhằm giới thiệu Nga làm quyen với hệ quy tắc quy tắc chuẩn mực của phương Tây.

Theo một Hiệp ước START mới, do Obama và Putin ký trong năm đầu tiên trên cương vị tổng thống của mình, thì các kho vũ khí hạt nhân của cả hai bên đều giảm hơn 80 phần trăm – chỉ còn đến 1.550 đầu đạn hạt nhân được triển khai ở mỗi bên. Các hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Nhưng có những phản đối về các loại vũ khí mới, và Tổng thống Putin đã ngừng chương trình chính nhằm bổ loại dự trữ khối lượng  plutonium dành cho  quân sự trong tháng này, với lý do sự các mối quan hệ với Hoa Kỳ đã trở nên xấu đi. Nhưng Trump nói rằng ông có thể thay đổi tất cả mọi thứ với sự giúp đỡ của các cuộc đàm phán tốt, nếu ông trở thành tổng thống. “Tôi nghĩ rằng tôi có thể gặp gỡ với Putin ngay cả trước khi nhậm chức, – ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Michael Savage  tuần này. – Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một điều tuyệt vời “.

Nguyễn U Quốc dịch

theo http://politolog.net


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 2 phản hồi cho bài viết “Nước Nga  có thêm một kẻ thù nguy hiểm mới  — Thời báo  New York Times”:

  1. Ng quang viết:

    Putin không chỉ là kẻ thù số 1 của Ukraine hay Mỹ mà còn là kẻ thù của hầu hết tất cả các quốc gia ngoại trừ vài nước đồng minh hờ như sirya ,iran ,bắc triều tiên ,belorusia,trung quốc hay việt nam.

  2. Pqdung viết:

    Ve ban chat, Putin la ke thu cua chinh dan toc Nga, viec ong ta bien thanh ke thu cua phuong Tay chi la tro mi dan (ra ve anh hung) . Ong ta lam nuoc Nga ngheo di, tri thong minh di xuong (song bang xuat khau khoang san la chinh) , vi the ong ta la ke thu thuc su cua dan toc Nga. Tiec rang rat it nguoi biet dieu do?

Trả lời Ng quang Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề