Nước Mỹ trước nguy cơ mất vị thế “siêu cường quân sự”

Giới chính trị gia và các nhà phân tích Mỹ nhận định, kế hoạch giảm 1.000 tỷ USD ngân sách quốc phòng 10 năm tới đang đe dọa vị thế siêu cường quân sự của họ.

Siêu cường mệt mỏi và kiệt sức

Theo National Interest, tại Washington DC, các cuộc trò chuyện từ những ngóc ngách ở các quán cafe đến bên hành lang công sở đều bàn tán về vấn đề ngân sách quốc phòng. Mỹ đã tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD ở Trung Đông trong các cuộc chiến gây nhiều tranh cãi. Trong nhiều khía cạnh, Mỹ là một siêu cường mệt mỏi và kiệt sức sau hơn một thập kỷ sa lầy ở Iraq và Afghanistan.

Ưu tiên hàng đầu hiện nay của Washington là giải quyết khủng hoảng. Với mức thâm hụt ngân sách khổng lồ, họ đang phải đối mặt với nguy cơ thảm họa tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc đại khủng khoảng. Cắt giảm ngân sách quốc phòng là một trong những hướng đi của Mỹ nhằm giải quyết khủng hoảng. Khi ngân sách quốc phòng ngày càng giảm trong năm 2014 và 2015, nhiều thách thức đặt ra về khả năng của Mỹ trong việc thực hiện các nhiệm vụ quân sự cốt lõi.

Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, cảnh báo giảm ngân sách quốc phòng có thể đẩy Mỹ vào nguy cơ rủi ro và đó không phải là biểu hiện của một cường quốc. Ông nhấn mạnh, nguy cơ đầu tiên là nhiệm vụ ngăn chặn và đánh bại một cuộc xâm lược trên biển.

Trong một phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện, Greenert nói: “Họ (quân đội Mỹ) nhận nhiệm vụ với trang bị thiếu thốn. Họ không có các hệ thống cảm biến chiến đấu hiện đại và mạng lưới liên lạc theo yêu cầu. Các binh sĩ không được chuẩn bị đầy đủ cho chiến đấu. Trong một cuộc xung đột (nếu có), nhiều binh lính sẽ thiệt mạng bởi vì chúng ta không cho họ những công cụ chiến đấu cần thiết”.

Đồng quan điểm, nghị sĩ J. Randy Forbes của đảng Cộng hòa nói: “Nếu việc cắt giảm ngân sách quốc phòng tiếp tục kéo dài, gần như mọi khía cạnh của chiến lược quốc phòng quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi, đặc biệt là kế hoạch tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương”.

Suy giảm quân sự và nhân tố Trung Quốc

Ảnh mô phỏng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Giới phân tích Washington cho rằng, "chiến lược chống tiếp cận/từ chối khu vực" của Trung Quốc là mối đe dọa với họ ở châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Wuxing

Ảnh mô phỏng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Giới phân tích Washington cho rằng, “chiến lược chống tiếp cận/từ chối khu vực” của Trung Quốc là mối đe dọa với họ ở châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: Wuxing

Câu hỏi quan trọng được giới phân tích Mỹ đặt ra là khi giảm ngân sách kéo dài, điều gì sẽ xảy ra với sự thống trị quân sự của họ. Nhiều chuyên gia đã đặt vấn đề về sự gia tăng các thiết bị quân sự tiên tiến như: Tên lửa hành trình, tàu ngầm chi phí thấp, máy bay và vũ khí không gian mạng ngày càng phổ biến trên thế giới.

Washington sẽ mất dần lợi thế với các đối thủ cạnh tranh, điều đó làm cho vấn đề giảm ngân sách trở nên tồi tệ hơn. Ngày 4/3, chính phủ Trung Quốc thông báo tăng 10% ngân sách quốc phòng so với năm 2014. Trong thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng Bắc Kinh đều đặn tăng 10% mỗi năm.

Bắc Kinh sẽ xây dựng quân đội ngày càng có năng lực để cạnh tranh với ưu thế của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một sự thật “khó nuốt” với Mỹ và các đồng minh lâu nay quen với sự thống trị ở châu Á.

Quân đội Trung Quốc chưa phải là một lực lượng có quy mô toàn cầu, nhưng họ đang tập trung kinh phí vào việc phát triển “chiến lược chống tiếp cận/từ chối khu vực” nhằm vào điểm yếu của Mỹ.

Giải pháp nào cho vấn đề ngân sách?

Một số chính trị gia Mỹ đề xuất tăng chi phí cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển vũ khí mới là giải pháp trước mắt cho vấn đề giảm ngân sách quốc phòng. Ảnh: Strategypage

Một số chính trị gia Mỹ đề xuất tăng chi phí cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển vũ khí mới là giải pháp trước mắt cho vấn đề giảm ngân sách quốc phòng. Ảnh: Strategypage

Một số chính trị gia Mỹ đề xuất tăng chi phí cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển vũ khí mới là giải pháp trước mắt cho vấn đề giảm ngân sách quốc phòng. Ảnh: Strategypage

Tin tốt là một số thành viên trong Quốc hội đang xem xét các vấn đề để thử tìm một giải pháp. Thượng nghị sĩ John McCain và nghị sĩ Mac Thornberry chia sẻ với Wall Street Journal rằng: “Một số người ủng hộ luật kiểm soát ngân sách sẵn sàng bỏ qua thiệt hại với an ninh quốc gia, đơn giản bởi vì họ chỉ nghĩ đến giảm nợ. Chi tiêu quân sự không phải là vấn đề lớn nhất trong thâm hụt ngân sách”.

Kế hoạch giảm 1.000 tỷ USD ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới trong khi bỏ qua quyền lợi nước Mỹ không phải là chính sách tài chính tối ưu. Chương trình sẽ không giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công.

Hai chính trị gia nhấn mạnh thêm: “Những thách thức nghiêm trọng với quốc gia mà chúng ta đang đối mặt, cô lập ngân sách quốc phòng ở mức 577 tỷ USD nên gỡ bỏ trước khi hậu quả của nó trở nên nghiêm trọng. Chúng ta có thể giải quyết các thách thức của việc giảm ngân sách bằng cách đổi mới trong chi tiêu. Ví dụ, tăng kinh phí cho nghiên cứu và phát triển”.

Harry J. Kazianis, thành viên cao cấp tại Viện Chính sách Trung Quốc, nói: “Rõ ràng, giảm ngân sách quốc phòng đang trở thành vấn đề đe dọa vị thế ‘siêu cường quân sự’ của Mỹ. Lịch sử dạy chúng ta rằng, sự bất ngờ và thảm họa dường như luôn xảy ra vào những thời điểm thuận lợi nhất”.

Zing News


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề