(bộ nhớ đệm: 07:01:33 25/04/2024)
Kygia
Nông sản thiếu an toàn đang đầu độc người dân

Diễn đàn Chính sách nông nghiệp thường niên 2015 hôm qua. Và một vị PGS-TS – ông Võ Trọng Khải – với một phát ngôn “đắng lòng”: Phải khẳng định nền nông nghiệp VN hiện nay không chỉ lạc hậu về mọi mặt mà điều nguy hiểm hơn cả là sự lạc hậu đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn”.

Đắng ngắt, nhưng mà đúng quá.

Thuốc “kích phọt” có lần bị phát hiện với số lượng 80.000 lọ ngay cửa ngõ thủ đô. Con tôm ươn, được bơm hóa chất bỗng chuyển màu tươi sống. Rau cỏ tẩm đẫm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Nếu cần những con số, thì chỉ vừa hôm kia, trước Quốc hội (QH), những tỉ lệ có hóa chất và kháng sinh vượt ngưỡng trong từ thủy sản, rau cỏ, thịt đã được công bố công khai, thậm chí 16% số mẫu thịt có chứa Salmonella vượt ngưỡng.

Còn thuốc BVTV, số liệu thống kê của Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Bộ TNMT cho thấy nếu như trước năm 1985, khối lượng hóa chất BVTV dùng hằng năm khoảng 6.500-9.000 tấn, thì 3 năm trở lại đây, Việt Nam đã nhập khẩu và sử dụng 70.000-100.000 tấn, tăng gấp khoảng 10 lần. Và 90% nhập từ Trung Quốc với độ độc cao, nhiều loại đã lạc hậu. Chưa kể tình trạng đến thuốc độc cũng bị làm giả.

Bạn có bao giờ để ý là ngay cả loài đỉa giờ cũng đang tuyệt chủng ngoài đồng ruộng? Bạn bao giờ nhìn thấy những mớ rau phải “rắc sâu” để quảng bá là sạch. Và bạn cũng có biết rằng mình đã phải chặc lưỡi, như tất cả mọi người, vì không còn có thể phân biệt đâu là sạch, là bẩn, đâu là an toàn, đâu là… vào bệnh viện.

Trước QH, hôm 3.11, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng Bộ Y tế chỉ cho nhập 3,5 tấn tạo nạc sabultamol, còn việc sử dụng tràn lan, theo bà, là tại người chăn nuôi muốn lợi nhuận, đạo đức kinh doanh không được coi trọng; là tại thương lái ép dân; là tại hàng cấm đi qua con đường không quản lý được – những cái “là tại” chắc là nằm ngoài trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế.

Trước QH, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tuyên bố “Việc sử dụng chất cấm là một tội ác. Nhưng ông cũng nói “Việc kiểm tra thịt, hay nước tiểu con heo chỉ là cái ngọn”. Còn cái gốc, chắc là việc phải “xóa bỏ các đường dây phi pháp” – một việc chắc cũng không thuộc
Bộ NNPTNT.

Thật ra, người dân không chỉ quan tâm đến việc các Bộ trưởng nghĩ gì, không chỉ muốn nghe các phát biểu cho thấy tình trạng nhiều người dân bị đầu độc không thuộc trách nhiệm của bộ mình, họ muốn thấy các biện pháp quản lý mà các vị đã, đang và sẽ làm bằng hiệu quả trong thực tế.

Nguồn laodong.com.vn


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề