Những người di cư không nao núng bởi cơn bão Balkan và sự đàn áp từ Hungary

Hàng ngàn người tị nạn lê bước đi trên con đường sình lầy cùng cơn mưa xối xả khi đến biên giới Macedonia từ Hy Lạp. Một làn sóng di cư khắp châu Âu đang diễn ra trong khi chính quyền bất lực trong việc kiểm soát.

Hungary là nước trung chuyển chính của người di cư khi họ  cố gắng để đến được những nước giàu hơn và cởi mở hơn như Đức hay Thụy Điển. Chính phủ Hungary cho biết dự kiến ​​việc xây dựng một hàng rào dọc biên giới với Serbia sẽ hoàn thành vào đầu tháng Mười để ngăn chặn dòng người tỵ nạn.

Đan Mạch trở thành tiền tuyến mới nhất trong cuộc khủng hoảng di cư của châu lục, họ đã cho phép người tị nạn di chuyển tự do qua lãnh thổ đến Thụy Điển, một ngày sau khi chặn một đường cao tốc nối liền với Đức trong nỗ lực để ngăn chặn dòng người di cư.

Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết dòng người tị nạn có thể lấp chỗ trống cho sự thiếu hụt bởi dân số ngày càng tụt giảm và cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên nhà đối lập là cựu đảng cộng sản Đông Âu cho rằng điều đó sẽ chỉ khuyến khích nhiều người tiếp tục di cư.

Tại biên giới phía bắc của Hy Lạp người di cư cả cả trẻ em và phụ nữ cao tuổi – hầu hết trong số họ phải chạy trốn khỏi cuộc nội chiến bốn năm ở Syria – có thể lội qua những cách đồng lầy lội hướng về hàng rào cảnh sát Macedonian khi cảnh sát hét lên trong loa bằng tiếng Anh để mọi người trật tự.

“Tôi bị dầm mưa tới 4 giờ và đã đổ bệnh,”  Ayman Sayed Ali, một kỹ sư của thành phố Aleppo – Syria cho biết.

“Chúng tôi cũng là con người chứ không phải động vật,” một người đàn ông từ thủ đô Damascus, ông nói rằng đã bị mất quần áo trên thuyền đưa ông đến Hy Lạp.

“Hãy nhìn xem, quần áo không có, áo khoác không có, thức ăn cũng không có. Chúng tôi là kẻ khốn cùng. Chúng tôi sẽ chết ở đây nếu dầm mưa thêm một giờ nữa.”

Một số người tị nạn sử dụng túi nilon, túi nhựa từ áo mưa hoặc mũ để tránh cơn mưa lớn. Thỉnh thoảng có người hét lên vì tức giận và ít nhất một cảnh sát cầm dùi cui ngăn không cho đoàn người phá vỡ hàng rào của họ.

Hàng ngàn người di cư đã ở lại tối thứ Tư trong trại tị nạn biên giới Macedonian do trung tâm tiếp nhận không đủ khả năng và phương tiện vận chuyển để đưa họ về phía bắc vào Serbia.

Sự cứng rắn của Hungary

Cảnh tương tự của sự tuyệt vọng và ùn tắc liên tục diễn ra tại các cửa khẩu quan trọng trên khắp châu Âu.

Theo tin từ Cảnh sát Hy Lạp có tới 4.000 người đã chờ đợi để vượt qua biên giới Macedonia hôm thứ Năm. Hàng ngày có khoảng 3000 người chủ yếu từ Syria đang đến đảo Lesbos trước vào đất liền Hy Lạp.

Vượt qua Hy Lạp đến biên giới Macedonia chỉ là một trong nhiều thách thức mà người di cư phải đối mặt để đến châu Âu, những nơi tiếp nhận họ có thái độ cởi mở hoặc thù địch.

Chánh văn phòng Thủ tướng Hungary cho biết Budapest sẽ có kế hoạch và quy tắc khác nhau của “luật chơi” vào tuần này khi đưa ra hình phạt cho hành vi nhập cảnh bất hợp pháp, nhanh chóng làm thủ tục tị nạn và có thể trục xuất trở lại.

Orban nhún vai liên tưởng đến quá khứ thời Chiến tranh lạnh bằng dây thép gai và tháp canh dọc theo biên giới phía đông châu Âu. Ông tuyên bố dòng người di cư phải dừng lại, ngăn chặn nó là cuộc chiến đấu cho sự thịnh vượng và giữ gìn “bản sắc Kitô giáo” của châu Âu.

Hungary cho biết 3,331 người đã đăng ký sau khi nhập cảnh từ Serbia hôm thứ Tư, đây là số lượng người đăng ký nhiều nhất từ trước đến nay.

Sau những ngày hoạt động thuận lợi, Áo đã nhanh chóng đình chỉ dịch vụ xe lửa qua biên giới từ Hungary sớm hôm thứ Năm do nhiều người chen chúc nhau.

Theo phát ngôn viên đường sắt Áo. Do có quá nhiều người đến hàng ngày làm vượt quá khả năng vận chuyển của công ty đường sắt quốc gia. Theo tính toán của cảnh sát Áo gần 8.000 người nhập cảnh từ Hungary hôm thứ năm.

 

Chủ tịch Ủy ban châu Âu  Jean-Claude Juncker, kêu gọi chính phủ các nước chia sẻ về vấn đề tỵ nạn và giúp làm giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia trung chuyển như Hy Lạp, Ý và Hungary. Tuy nhiên kế hoạch của ông đang đối mặt với sự phản đối gay gắt từ một số nước trong 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Kể cả Balan là nước có chính sách chưa rõ ràng về người nhập cư đã sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm của mình. Theo Thủ tướng Balan Ewa Kopacz “chấp nhận những người di cư để cứu mạng sống của họ là trách nhiệm của chúng tôi.”

Bộ trưởng Kinh tế kiêm Phó Thủ tướng Đức ông Sigmar Gabriel cho biết, những người di cư có thể giúp Đức – theo dự đoán sẽ thiếu hụt khoảng 800.000 người trong năm nay – giải quyết những thách thức về nhân khẩu học khi dân số đang già đi nhanh chóng. Tuy nhiên ông cũng nêu ra những rủi ro khi người nhập cư không hòa nhập với đời sống thường ngày trong xã hội Đức nếu họ không được đào tạo về ngôn ngữ.

Tại Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama đã chỉ đạo cho chính quyền chuẩn bị để tiếp nhận ít nhất 10.000 người Syria tị nạn trong năm tới. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ cam kết cụ thể về sự chấp nhận người tị nạn gia tăng từ các nước do chiến tranh tàn phá.

Sự xâm chiếm của Hồi giáo

Dòng người đông chưa từng thấy đã đưa hộ chiếu “khu vực Schengen” của châu Âu đã đến điểm giới hạn. Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy người sẽ tranh cử vào năm 2017 kêu gọi đình chỉ cung cấp thị thực Schengen, nói rằng cuộc khủng hoảng di cư đã làm cho nó không khả thi.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của tổ chức thăm dò Elabe cho thấy sự ủng hộ của Pháp dành người di cư từ các vùng chiến sự đã nhảy vọt từ 44 phần trăm vào tuần trước lên 53 phần trăm vào tuần này khi hình ảnh đau thương của em bé Aylan Kurdî  3 tuổi bị chết đuối và sự chào đón nồng nhiệt mở rộng của nước láng giềng Đức đã có tác động.

Một số người châu Âu đã được cảnh báo toàn cảnh về số lượng lớn người tị nạn chủ yếu là người Hồi giáo định cư tại quốc gia của họ. Lãnh đạo cực hữu Hà Lan Geert Wilders hôm thứ Năm nói rằng đây là một “cuộc xâm lăng Hồi giáo”.

Bài viết của Tập đoàn Reuters, là một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho những tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác.

Đức Dũng

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề