Những hy vọng tị nạn của người Nga tại Ukraina đang dần dần tan vỡ

Huffingtonpost – Ngay sau nhiệm kỳ thứ ba của ông Putin, đặc biệt sau các sự kiện xảy ra bên hàng xóm lân cận như cuộc Cách mạng Maidan ở Ukraina, sự sáp nhập Crimea của Nga và cuộc xung đột quân sự tiếp theo ở Đông Ukraina, nhà cầm quyền Nga đã tăng mạnh các chiến dịch chống phe đối lập. Họ tiếp tục áp dụng một đạo luật hạn chế mới trong đó thực hiện một cuộc chiến tranh thông tin giả chưa từng có và tạo ra bầu không khí của sự hận thù, không khoan dung cũng như sự cố chấp được các cơ quan truyền thông thuộc nhà nước quản lý tung ra.

Trong hoàn cảnh ngày càng bị o ép, bị đe dọa, nhiều nhà hoạt động dân sự, hoạt động chính trị  Nga buộc phải chạy trốn khỏi quê hương và điểm đến được lựa chọn một cách tự nhiên nhất, hấp dẫn nhất là Ukraina. Ngoài ra phải kể đến những người buộc  phải đến Ukraina do bị đàn áp chính trị ngay tại nhà. Một số đến Ukraina vì sự thay đổi môi trường hoạt động và tìm hiểu về cải cách. Một số khác lại muốn gia nhập lực lượng vũ trang để đấu tranh chống lại sự xâm lược của Vladimir Putin.

Tuy vậy nếu bạn là người Nga muốn chia sẻ giấc mơ Ukraina hay đấu tranh cho nền độc lập của Ukraina không có nghĩa rằng bạn sẽ “thoải mái” được nhập cư vào nước này mà không phải đối mặt với những quy định nhập cư ngặt nghèo.

Theo lời ông Sergiy Gunko người đứng đầu cơ quan báo chí của Cục Di chú nói rằng, năm 2015 có 60 công dân Nga xin tị nạn chính trị tại Ukraina trong khi chỉ có 4 người được chấp nhận. Theo số liệu thống kê của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), năm 2014  khoảng 140 người Nga xin tị nạn chính trị ở Ukraina. Trong sáu tháng đầu năm 2015 con số này đã tăng thêm năm mươi người nữa. Số người Nga đã được cấp quy chế  tị nạn chính trị rất đáng kể và thậm chí không được đề cập trong các dữ liệu thống kê của các cơ quan chức năng.

Vào đầu năm 2015, Tổng thống Ukraina Perto Poroshenko bày tỏ mối quan ngại của ông về vấn đề này. Trong tháng 2-2015, các dự luật để đơn giản hóa các thủ tục về tị nạn cho mục cụ thể của các công dân nước ngoài đã được giới thiệu tại Quốc hội Ukraina. Dự luật cho phép giảm bớt thủ tục hợp pháp hoá tại Ukraina đối với những người tham gia vào hoạt động chống khủng bố (ATO) ở Đông Ukraina. Cũng như dành cho những người bị chính quyền vi phạm nhân quyền do quan điểm hay các hoạt động của họ trong hành động hỗ trợ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Ukraina. Tuy nhiên dự luật này chỉ được trình vào lần đó và cho đến thời điểm này chưa được thông qua.

Trong khi đó Cục Di trú Ukraina không đưa ra bất kỳ mong muốn nào để làm mềm các chính sách của họ, nếu như không có một quyết định chính trị của lãnh đạo nhà nước để cấp quy chế tị nạn cho người Nga trong mọi trường hợp

Dưới đây là một vài ví dụ về các trường hợp nghiêm trọng nhất:

Alexey Vetrov, một nhà hoạt động đối lập từ Nizhny Novgorod, Nga. Anh trốn sang Ukraina với nguy cơ bị truy tố hình sự và xin tị nạn chính trị vào năm 2014. Sau đó, Alexey đã bị khước từ để có được quy chế tị nạn tại Ukaraine. Cơ quan Di trú Ukraina đã đưa ra một lý do rất chung chung về việc này, mặc dù họ đã loại Nga là một nước dân chủ nhưng họ lại nói rằng “Ông Vetrov không thể bị ngược đãi ở đó”. Cũng theo quan chức của Cục Di trú, anh này đã bị khép vào một loạt tội (thuộc loại nhẹ) trong khi tham gia vào cuộc biểu tình chống Putin như “côn đồ” và “không tuân thủ các yêu cầu hợp pháp của cơ quan cảnh sát Nga” do vậy trong 1,5 năm sẽ không được cơ quan Di trú cấp quy chế tị nạn. Alexey Vetrov đã đệ trình quyết định của Cục Di trú lên Tòa án hành chính tối cao Ukraina. Tuy nhiên, trên thực tế được công bố Tòa này đã gửi các hồ sơ của những người xin cấp tị nạn về nơi đầu tiên (Cục Di trú) để xem xét.

Pavel Lyubchenko, một nhà hoạt động từ Krasnodar, Nga đã bị Cơ quan An ninh Liên bang nhiều lần triệu tập để “sạc” về việc ủng hộ Ukraina. Ông là một trong những nhà hoạt động đã tổ chức cuộc diễu hành theo luật pháp Liên bang tại Kuban Krasnodar. Sau đó những người tổ chức đã bị cơ quan pháp luật Nga cáo buộc kích động chủ nghĩa cực đoan cùng kích động ly khai và bị khép vào tội phạm hình sự. Một trong những người tổ chức của cuộc biểu tình này Darya Polyudova, đã bị kết án hai năm và chịu mức án phạt mặc dù Tổ chức Ân xá quốc tế và các tổ chức khác phản đối vì không đủ căn cứ.

Ông Lyubchenko đã bị cơ quan Di trú Ukraina khước từ cấp quy chế tị nạn chính trị tới ba lần. Sau đó, vào tháng 12-2015, quan chức của Bộ Nội vụ Ukraina thông báo nhà chức trách Nga yêu cầu dẫn độ và họ tuyên bố có ý định dẫn độ ông Lyubchenkov về Nga. Trong những người tổ chức cuộc biểu tình chỉ có Vyacheslav Martynov đã được cấp quy chế tị nạn ở Ukraina.

Trong khi đó những người Nga đã chiến đấu trong chiến dịch chống khủng bố (ATO) của Ukraina cũng đã đối mặt với những vấn đề tương tự để có thể nhận được quyền công dân Ukraina. Một ví dụ cụ thể, Sergey Petrovichev –  người Nga đã bị thương nặng khi thực hiện nhiệm vụ trong ATO vào cuối mùa hè năm 2015. Chân của Sergey bị cưa vì vậy ông không thể đi khỏi Ukraina để chữa trị. Các tình nguyện viên đã giúp Sergey làm tất cả các thủ tục để nhập quốc tịch. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraina đã không ký sắc lệnh cấp quốc tịch cho Sergey. Điều hiển nhiên Sergey phải đối mặt với tòa án hình sự Nga.

Những trường hợp này đang nhận được sự quan tâm của công chúng nhưng do cơ quan truyền thông Nga, truyền thông độc lập Ukraina và từ những tổ chức giám sát nhân quyền Quốc tế đưa tin. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nhiều phản ứng từ phía chính quyền.

Đồng thời, ở phía bên kia biên giới Ukraina, Nga đang bước vào cuộc bầu cử liên bang. Sự kiện này khá dễ dàng để dự đoán các chiến dịch tranh cử năm 2016 ở Nga sẽ làm tăng lượng người bỏ chạy vì các nhà chức trách Nga.

Đây là một vấn đề rất cấp bách và hai câu hỏi cơ bản phải giải quyết được đặt ra đối với chính quyền Ukraina:

– Câu hỏi đầu tiên: Về vấn đề nhân đạo và yêu cầu Chính phủ Ukraina phải chứng minh thực hiện cam kết với các giá trị của châu Âu.

Các nhà chức trách Ukraina cần phải thể hiện ý chí chính trị để giúp đỡ những người Nga. Những người đã bất chấp nguy hiểm, thậm chí đến tính mạng để hỗ trợ tính độc lập của Ukraina bằng những hành động cụ thể trong một môi trường bị đàn áp. Họ cần phải “nắm lấy” những người đã rời bỏ quê hương để tham gia vào cuộc Cách mạng Trân giá trị và những người có kinh nghiệm điều hành bộ máy sau bao nhiêu năm quan liêu của Ukraina. Điều này đòi hỏi phải có một bộ luật mới và cải cách trong cơ quan Di trú để cơ quan này có thể đưa ra các quyết định không chỉ riêng đối với người Nga mà còn nhiều người trên khắp thế giới. Tiền thân của cơ quan này và sau khi được đổi tên trên thực tế vẫn là cơ quan quan liêu, không được cải cách kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

– Câu hỏi thứ hai: Về chính trị và các vấn đề khác đó là Tổng thống Poroshenko và các quan chức nắm quyền lãnh đạo đã sẵn sàng chứng minh bằng lời nói, hành động thực tế trong việc ủng hộ nền dân chủ Nga cũng là đồng minh của Ukraina (những nhà đối lập với chính quyền Putin) và đã được chào đón tại quê hương mình chưa?

Sau một thảm kịch đau lòng đã xảy ra đối với em Vlad Kolesnikov một học sinh trung học người Nga đã công khai ủng hộ Ukraina sau này phải tự tử do các bạn cùng lớp cật lực tẩy chay và quấy rối. Nhiều người đã vỗ tay em vì hành động yêu nước, yêu gia đình và được nhiều kênh truyền thông của liên bang ủng hộ. Các câu hỏi về nhu cầu của một bờ bến bình an đối với các nhà hoạt động Nga trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Bây giờ Chính phủ Ukraina đã có thể quyết định: Thực hiện một bước để tiến về phía trước hay giữ nguyên hiện trạng.

Đức Dũng

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề