Những “bài học xuyên tạc” gây phẫn nộ: dạy trẻ cưa bom, ăn… phân gà

Nếu chúng ta từng lo lắng rằng trẻ em thấy hình ảnh trang sách dạy đi trên thảm thủy tinh rồi tự ý làm theo để thể hiện dũng cảm, thì sao chúng ta lại vô tư chế ra các bài học còn… kinh khủng hơn thế, khi dạy trẻ chế ngự sự sợ hãi bằng cách cưa bom mìn, thậm chí là… ăn phân gà?

Khi những bức ảnh chế không còn vô hại

Như thông tin đã đưa về câu chuyện gây xôn xao thời gian qua có tựa đề “Bạn An dũng cảm”, mặc dù Bộ GD&ĐT đã có chỉ thị yêu cầu NXB Giáo Dục báo cáo và thu hồi quyển sách này, thế nhưng câu chuyện về lòng dũng cảm bằng cách đi trên thủy tinh vẫn đang được bàn tán sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.

Trang sách dạy đi trên thảm thủy tinh nằm trong quyển “Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1” do TS Phan Quốc Việt (chủ biên) và đồng tác giả Nguyễn Thị Thùy Nương biên soạn. NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành.

Dư luận đã tranh cãi gay gắt và cho rằng đây là cách dạy trẻ ẩn chứa nhiều hiểm nguy, nhất là với các em học sinh lớp 1. Mọi người đồng tình với quyết định thu hồi sách vì sợ con em mình đọc được sẽ bắt chước làm theo bài học này. Thế nhưng, một mặt dư luận lên án gay gắt, mặt khác lại có một số đông tự tạo ra các “bài học” phản cảm khác rồi đăng tải lên mạng xã hội. Hàng loạt trang sách “chế” xuất hiện tràn lan trên khắp Facebook, với nội dung dạy trẻ dũng cảm bằng cách… xỉa răng cho cá sấu, ăn phân gà, thậm chí dạy cưa bom mìn cũng được cư dân mạng cắt ghép tạo thành một trang sách y như thật.

Theo đó, các “bài học” chế này đều có mô típ y hệt bài học dạy trẻ đi trên thảm thủy tinh nhưng thay bằng tên gọi khác, cách làm khác, với những nội dung vô cùng phản cảm, dung tục. Cụ thể, trong bài học dạy trẻ… cưa bom mìn để chế ngự sự sợ hãi, người chế ảnh đã “biên soạn” lại nội dung đầy giật mình: “… An đã cưa được hết quả bom một cách dễ dàng. Khi hoàn thành công việc, lấy được thuốc nổ, An không còn sợ nữa mà còn tỏ ra thích thú… Cuối cùng, cả lớp hứa ngày mai mỗi bạn sẽ thực hành cưa một quả bom và báo cáo thành tích cho thầy giáo”.
Tương tự, trong bài học dạy ăn… phân gà với bố cục tương tự, người chế ảnh miêu tả lại cảnh cô giáo dạy các em vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách động viên em An và các bạn khác nếm món… phân gà.

chickenpoop

1440729007_day-hoc-sinh-cua-bomjpg

Hai tấm ảnh là các bài học được “chế” lại với hình thức tương tự trang sách kỹ năng thật.

Một số người nhận ra đó là một trò đùa. Một số khác lầm tưởng đó vẫn là những bài học kì quặc trong các cuốn sách dạy kỹ năng và tiếp tục share đi, gay gắt lên án. Nhưng lại không mấy người dừng lại để đặt câu hỏi, ai phải chịu trách nhiệm về những trang sách chế đó, nếu các em đọc được và làm theo? Trong thời buổi hiện nay, khi bố mẹ, anh chị đều có Facebook, smartphone ở khắp nơi, thì việc các em tiếp cận với những trang sách xuyên tạc này lại càng trở nên dễ dàng, nhanh chóng.
Nếu chúng ta từng lo lắng rằng trẻ em thấy hình ảnh trang sách dạy đi trên thảm thủy tinh rồi tự ý làm theo để thể hiện dũng cảm, thì sao chúng ta lại vô tư chế ra các bài học còn… kinh khủng hơn bài dạy đi trên thảm thủy tinh đó. Hậu quả sẽ như thế nào nếu các em tình cờ nhìn thấy một trang sách chế, cứ tưởng là ảnh thật và bài học về lòng dũng cảm là phải thể hiện qua việc… cưa bom, ăn phân gà?

Về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ (Văn phòng Tư vấn Tâm lý trẻ) cho biết: “Khi người ta chế ảnh có hình thức tương đối giống với một trang sách thì nhiều người sẽ nhầm lẫn, đặc biệt là trẻ con thì càng khó phát hiện ra. Trẻ con không nghĩ đến việc đó là nội dung chế nhạo mà mặc nhiên nghĩ rằng đó là một trong những nội dung của quyển sách. Sự nhầm lẫn này khiến cho bọn trẻ sẽ bị hoang mang, vì những bài học đó trái ngược với những gì các em được học trên trường lớp, từ bố mẹ. Việc đó gây ảnh hưởng đến tâm lý của chúng!”

Chuyên gia Võ Thị Minh Huệ cũng cho rằng, với những đứa trẻ có tính hiếu kỳ thì các em sẽ làm theo những bài học trên. “Bởi vì các em nghĩ đó là một trang sách, và sách thì luôn dạy điều đúng, đúng thì các em sẽ làm theo. Chưa kể đến chuyên các em có thể rỉ tai nhau để cùng làm. Do vậy, bố mẹ cũng nên trao đổi thẳng thắn với con, hãy hỏi xem các con nhìn nhận sao về những “bài học chế” này, từ đó điều chỉnh suy nghĩ cho các con kịp thời”, chuyên gia cho biết.

Bạn đang để Facebook dắt mũi mình?

Một trò đùa tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng có lẽ người chế ảnh và cả những người góp phần chia sẻ những bức ảnh hài hước đó đều không lường được hậu quả khi có phần lớn người khác không biết đây là ảnh đã qua chỉnh sửa, họ vẫn cho rằng đây là một bài học thực sự trong sách và phẫn nộ với người biên soạn.

Trên Facebook, hàng nghìn người chia sẻ những bức ảnh chế và bày tỏ thái độ bàng hoàng khi liên tiếp xuất hiện nhiều bài học kinh khủng trên sách như thế. Thậm chí, một vài trang tin điện tử cũng lầm tưởng đó là nội dung thật trong những cuốn sách dạy kỹ năng sống cho trẻ và đăng tải cả bức ảnh chế đó lên.

Cũng có môt số người sau khi chia sẻ hình ảnh dạy cưa bom, ăn phân gà thì phát hiện đây là ảnh chế và càng bức xúc hơn. Một Facebook có tên S.H.H viết: “Lúc nãy mình có share lại hình ảnh “DŨNG CẢM CƯA BOM”.  Sau khi xem xét lại, thì mình thấy đây là hình chế, không phải hình thật. Nên mình sẽ xóa status vừa rồi. Nhân tiện, mình cũng xin có ý kiến là chúng ta đã đẩy sự việc đi quá xa, nhất là đã để Facebook “dắt mũi”.  Việc dạy kỹ năng cho trẻ đi qua thảm thủy tinh, cá nhân mình không đồng tình nhưng cũng không nên căn cứ vào đó để xuyên tạc, rồi đẩy câu chuyện đi quá xa. Việc này suy cho cùng cũng rất bất nhẫn!”

2-d68b5

Một Facebook cho biết cộng đồng mạng đang đẩy câu chuyện đi quá xa.

Dùng từ “bất nhẫn” như người dùng Facebook ở trên, có lẽ không phải là nói quá trong trường hợp này. Bất nhẫn khi tạo ra và lan truyền đi những “trang sách” phản cảm, vô giáo dục. Chúng ta sợ các em học sinh lớp 1, lớp 2 còn quá nhỏ nên có thể sẽ đọc và làm theo hành động “dẫm lên thảm thuỷ tinh”, tự gây nguy hiểm cho mình. Nhưng chúng ta lại không hề sợ, những trang sách nhảm nhí đầy rẫy trên mạng kia, sẽ “được” các em đọc và làm theo?
Đây không phải là lần đầu tiên Facebook góp phần lan truyền những thông tin xấu, chưa được kiểm chứng. Thực tế, sau khi một sự kiện nổi bật nào đó đang gây xôn xao, một bộ phận chuyên… chế ảnh lập tức nghĩ ra đủ trò hài hước với nội dung và hình ảnh châm biếm sự việc. Chúng ta có lẽ đã cười thả ga với những bức ảnh chế sau một trận đấu, ảnh sau sự kiện công viên nước, ảnh ca sĩ Tuấn Hưng cạo trọc đầu… Nhưng liệu chúng ta có nên cười với những câu chuyện phản cảm được lan truyền và một số đông tin tưởng tuyệt đối đó là bài học trong sách giáo khoa?
Vậy nên, nếu không muốn trở thành kẻ “bị dắt mũi” và vô tình tiếp tay cho việc lan truyền đi những thông tin xấu, chẳng có cách nào ngoài việc đọc thật kĩ và tìm cách suy đoán, kiểm chứng đúng sai trước mỗi bức ảnh, đoạn status bạn xem được trên Facebook.
Một trong những bài báo chế

Sau khi sách giáo khoa “Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1” xuất bản đợt một do nhóm Tâm Việt Group biên soạn và Nhà Xuất bản Giáo dục phát hành được công luận sôi nổi đón nhận qua bài “Bạn An dũng cảm”, trong đó dạy các em đi qua thảm ve chai vỡ để học tính dũng cảm, Tiến sĩ Phan Quốc Việt, nhà sáng lập nhóm Tâm Việt Group cho biết là sẽ tái bản cuốn sách lần thứ hai do ông chủ biên để đáp ứng nhu cầu hiếu học của quần chúng. Lần tái bản này sẽ thay đổi nội dung bài “Bạn An dũng cảm”, trong đó thay vì dạy An và các em đi trên thảm miểng chai, cô giáo sẽ tiến thêm bước nữa là khuyến khích các em nếm cứt gà để chứng tỏ tinh thần can đảm vượt qua sợ hãi.

Người sáng lập Tâm Việt Group còn cho biết, ngoài việc đi trên thảm thủy tinh, đi trên đinh, lấy kim tiêm tự đâm vào tay, bài học về lòng dũng cảm còn có phần học sinh dùng lưỡi nếm cứt gà. Trẻ nhỏ hiện nay thấy cứt gà là bịt mũi bỏ chạy nên bài học này sẽ giúp trẻ đối diện với sợ hãi.

Theo ông Việt, để học sinh trải nghiệm thực tế, ông đã nghiên cứu kỹ. Theo nguyên tắc sinh học, khi phân vừa ra khỏi cơ thể gà còn nóng bốc hơi thì không sợ bị nhiễm khuẩn. Và bao giờ các thầy cũng dùng loại phân gà sáp mịn màng, không lẫn sạn cát. Như vậy nếm phân gà sáp sẽ không bị lợn cợn, thậm chí còn êm lưỡi. “Đây là kỹ năng sinh tồn và đa số chúng ta chết vì sợ hãi chứ không phải chết vì ngu. Chúng tôi không dạy vệ sinh an toàn mà chúng tôi dạy dũng cảm,” ông nhấn mạnh.

1

Tiến sĩ Phan Quốc Việt

Trẻ phải thấy chai vỡ thật, phải nếm được mùi vị thật của cứt gà thì mới vượt qua được sợ hãi. Nếu không đối diện với thực tế thì khi chiến tranh, khó khăn, trẻ không biết đối mặt thế nào, ông Việt khẳng định.

“Các bậc phụ huynh không nên biến con trẻ thành những con gà công nghiệp, ép trẻ nhồi nhét lượng kiến thức khổng lồ mà không có kiến thức thực tế nào. Bởi thế nếm cứt gà là hành động thực tiễn giúp trẻ không trở thành gà.” TS Việt cho biết.

TS Lê Anh Sơn (nguyên Phó giám đốc Tâm Việt Group) cho rằng: “Đây là một bài tập được nghiên cứu và biên soạn từ chương trình gốc ở nước ngoài. Bởi thế, họ đã nghiên cứu rất kỹ, đầy đủ và bài bản, vì thế phải khẳng định ngay với bài tập này chẳng gây nguy hiểm gì cho trẻ hết.”

2

TS Lê Anh Sơn

“Trước khi cho trẻ tập bài tập này các giảng viên thường cố tình làm cho những em này rất sợ bằng cách đánh đập các chú gà ngay trước mặt các em với những thanh âm ghê rợn, khiến gà bắn phân tóe tung sau đó họ bình thản liếm phân gà và khuyến khích học viên làm theo điều này. Các em sẽ cảm nhận được tận cùng nỗi sợ hãi, sau đó được khích lệ và động viên các em rụt rè liếm từng tí một. Khi vượt qua được đoạn đường đó, các em thở phào và sung sướng nhận ra rằng: Ồ, sợ thế mà vẫn còn vượt qua được cơ mà” – TS Sơn nhấn mạnh.

TS Sơn cho biết những trẻ em không được rèn luyện lớn lên, rất nhiều em đỗ đại học nhưng tỷ lệ thất nghiệp thì cũng không nhỏ. Lý do là bởi, các em không có bản lĩnh sợ làm việc nặng nhọc, sợ bắt đầu lại, sợ bị chê cười học ngành đấy mà lại làm ngành khác sợ không dám làm việc không dám cống hiến.

Các tiến sĩ tự tin rằng các bài học thực tế như đi trên thảm thuỷ tinh, đi trên đinh, đâm kim vào tay, và ăn cứt gà của Trung tâm không những rèn luyện cho các em kỹ năng sống, vượt qua sợ hãi mà còn giúp giải quyết nạn thất nghiệp trong cả nước.

Theo TS Việt: “Giáo trình kỹ năng sống hiện nay làm theo kiểu cũ, tức là gộp kiến thức của Sử, Địa, Giáo dục công dân vào. Đó không phải là kỹ năng sống, đấy không phải sinh tồn. Chúng ta cải cách giáo dục, nhưng nếu vẫn làm như cũ thì sẽ không có kết quả mới. Einstein nói rằng làm theo kiểu cũ mà đòi kết quả mới là điên”.

Trên tinh thần của Einstein, ông Việt dự định sắp đến sẽ phát hành phiên bản sách rèn luyện kỹ năng mới trong ấy dạy cách làm thịt chó và ăn thịt chó cho trẻ để dẹp bỏ quan điểm lạc hậu “Trẻ con không được ăn thịt chó”, giúp trẻ tự tin hơn trong ẩm thực, và đặc biệt nhằm giúp các em loại bỏ thái độ uỷ mị tiểu tư sản, làm tổn hại đến kỹ năng sinh tồn của mình như hình ảnh dưới đây:

3

“Chúng ta đang cải cách giáo dục thì nên áp dụng một cách khoa học, nếu cứ ôm mãi tư duy cũ thì sẽ không bao giờ đem lại kết quả khả quan như ý muốn.” Ông Việt cho biết.

Được biết hai tiến sĩ rất tự tin rằng trong thế hệ trẻ Việt học kỹ năng sống của hai ông, chắc chắn sẽ có rất nhiều em khi trưởng thành sẽ là những ứng cử viên tương lai của giải thưởng quốc tế Darwin Award đầy danh giá.

Phó Giáo sư Văn Như Cương, người từng nghe theo lời TS Việt đi trên thảm thủy tinh và cảm thấy rất an toàn, đang phân vân không biết có nên tự mình thử nghiệm bài tập lần này hay không. Ông cho biết là rất tin tưởng vào bài tập đi trên miểng chai: “Anh chưa bao giờ đi trên ấy sao anh biết nó gây chảy máu. Tôi đã đi và cảm thấy rất an toàn. Hơn nữa người ta đã kiểm nghiệm nhiều, giảng bài nhiều nên độ an toàn là không có vấn đề gì.” Tuy nhiên giáo sư vẫn đang tâm tư về bài tập liếm phân gà và chưa có quyết định cuối cùng.

4

PSG Văn Như Cương – vẫn phân vân về bài tập xúi trẻ ăn cứt gà

Tổng hợp từ kênh 14 và datviet.com

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Những “bài học xuyên tạc” gây phẫn nộ: dạy trẻ cưa bom, ăn… phân gà”:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề