Người vay nợ Nga tuyệt vọng khi quả bom nợ nần phát nổ

Hàng triệu người Nga đã đi vay trong những năm bùng nổ kinh tế, nhưng hiện tại họ phải đối mặt với tình trạng không thể thanh toán cho các khoản nợ trong khi luật pháp không đứng về phía họ, Oleg Boldyrev của BBC đưa tin.

Vào đầu tháng Elena 40 tuổi, rải tất cả tiền mặt của gia đình lên trên bàn và chia thành từng khoản.

“Khi tôi làm điều này tôi bị chóng mặt và cảm thấy buồn nôn,” cô nói.

“Một khoản dành cho một ngân hàng thứ nhất, khoản khác dành cho ngân hàng thứ hai… có ngân hàng nhiều, có ngân hàng ít, nhưng chúng tôi không có đủ tiền cho họ – Tôi phải đi mua thức ăn bây giờ và tôi đoán họ sẽ gọi điện đến để giục thanh toán.”

Hai vợ chồng Elena còn nợ hơn 1 triệu rúp (khoảng 17.000 $) của bốn ngân hàng. Sau khi phân ra các khoản tiền để thanh toán gia đình chỉ còn lại vẻn vẹn 10.000 rub (167$). Khoản tiền này đươc đánh giá là sống dưới mức nghèo khổ, gia đình gặp khó khăn hơn khi gần đây Elena thất nghiệp.

Một núi nợ

Hàng triệu người mắc nợ giống Elena. Theo Văn phòng Tín dụng Nga (UCB) khoảng 40 triệu người Nga đang có các khoản vay hoặc thế chấp.

Vào tháng Sáu, 12.5 triệu người vay nợ đã không thể thanh toán ít nhất cho 1 tháng và trong trường hợp khác thêm 8 triệu người ba tháng không thể thanh toán.

Ngân hàng trung ương Nga cho biết các khoản nợ dài hạn tương đương 1000 tỷ rub (16.7 tỷ USD). Trong đó ít nhất cá nhân chiếm 10% và ngân hàng khó có thể thu hồi.

Đối với vợ chồng Elena, đây là một câu chuyện của gần hai thập niên đi vay. Họ bắt đầu nhận được các khoản vay vào giữa những năm 1990 để chi trả cho việc điều trị y tế của con gái mình. Sau đó họ phải vay khoản lớn hơn để trả dứt những khoản nợ nhỏ.

Tất cả vẫn trong tầm kiểm soát Elena nói, nhưng sau đó chi phí mới phát sinh cùng lúc đó có hai ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng với điều kiện hào phóng.

“Chúng tôi đã có một chút ngu ngốc,” Elena nói. “Họ nói với chúng tôi thanh toán tối thiểu là 5.000 rúp một tháng và chúng tôi trả tiền mỗi tháng. Tuy nhiên chúng tôi chỉ mới quan tâm chứ chưa vay.”

Những cú sốc bất ngờ

Trong thời kỳ kinh tế Nga bùng nổ người ta không màng tới việc kiểm tra lịch sử hoạt động tín dụng. Một cá nhân đang phải gánh các khoản vay có thể tiếp tục được vay thêm để thanh toán các khoản nợ trước đó. Hợp đồng hay hóa đơn được in bằng chữ nhỏ lí nhí đến mức người vay không bận tâm về điều đó.

Sau đó sự hài lòng phải dừng lại khi nguồn tiền được thắt chặt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008 và biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga liên quan đến cuộc xung đột Ukraina. Nên các  khoản vay trung bình của cá nhân trong năm 2014 là con số rất nhỏ khoảng 54.600 rúp

Olga Mazurova người đứng đầu quản lý quỹ tín dụng Sentinel, một trong những cơ quan thu nợ lớn nhất của Nga nói rằng người dân Nga thu nhập giảm đột ngột vì “các công ty bị phá sản, thời gian làm việc bị cắt giảm thậm chí bị sa thải hoặc giảm lương, theo quan sát của chúng tôi đặc biệt điều này diễn ra  tại các thành phố công nghiệp ở Siberia và Urals. Rất ít người Nga có bảo hiểm để dự phòng cho việc này.”

Người vay nợ không thể nhận được nhiều sự giúp đỡ. Hiện Chính phủ đang có kế hoạch sửa đổi pháp luật về luật phá sản, để cho phép cá nhân được tuyên bố phá sản. Tuy nhiên sẽ không có gì xảy ra trong thời gian này cho đến tháng Mười.

Các nghị sĩ Nga đã quyết định rằng tòa án hình sự không có chức năng để xử lý “dòng lũ” của những người vay nợ có khả năng phá sản mà thay vào đó là tòa án dân sự sẽ làm trọng tài trong việc phân xử.

Mỗi người đi vay nợ phải đề nghị ngân hàng cắt giảm số nợ, tuy nhiên thanh tra tài chính Nga – Pavel Medvedev nói rằng hiếm khi ngân hàng sẽ đồng ý nếu cá nhân nợ số tiền nhiều hơn một tổ chức.

Cựu cố vấn của Tổng thống Vladimir Putin cho biết ông biết nhiều giới tài phiệt Nga nhưng điều này không giúp được ông trong việc vận động hành lang giúp đỡ những người mắc nợ. Thông thường người cho vay từ chối cơ cấu lại khoản nợ cho cá nhân bằng dòng chữ: “Công ty của tôi phải hoạt động và phải mang lợi nhuận về cho các cổ đông theo yêu cầu của  họ – Tôi không thể làm điều đó!”

Những điều trên đây hoàn toàn ngược lại với phát biểu của ông Medvedev khi ông cho biết đã có những  thành công trong việc giúp những người vay nợ giảm tỷ lệ nợ từ 51% xuống 33% và “năm nay nó có lẽ sẽ xuống  khoảng 16%”.

Không lối thoát

Anh Vladimir Frolov, sống gần Moscow hiện không có giải pháp để thanh toán nợ. Anh bắt đầu vay nợ khoảng bốn năm trước để giúp đối tác của mình, người đó sống ở Ukraina. Các khoản nợ đã liên tục phát sinh. Cuối cùng không thể thanh toán anh buộc phải thế chấp căn hộ nơi đang sống cùng cha mẹ già cho ngân hàng.

Một người khác là cha ông Anatoly người đồng ký kết thỏa thuận, hoang mang khi được hỏi ông có biết nôi dung văn bản không? “Làm thế nào tôi biết được? Họ đưa chúng tôi vào một số phòng, ánh sáng thì mờ, dòng chữ in ấn thì bé tí. Tôi không đọc được và chỉ hỏi mọi thứ đã ổ chưa? Họ nói với tôi tất cả đều ổn.”

Bên cạnh việc thế chấp, cha mẹ anh Vladimir Frolov đã phải vay hai khoản để giúp anh ta, số tiền thanh toán hàng tháng lên đến 18.000 rúp trong khi ông bà chỉ nhận được tổng cộng 22.000 tiền lương hưu một tháng. Hiện tại Vladimir không có khả năng thanh toán cho khoản thế chấp. Ngân hàng đã phát đơn kiện và họ có thể mất ngôi nhà duy nhất đang ở.

“Ngoài cách thanh toán bình thường – Tôi có thể trả cho họ một phần tiền trong lương hưu cố định của tôi không? ” Vladimir phân vân. Tuy nhiên cho đến nay ông không tìm thấy bất cứ ai ở ngân hàng để thảo luận về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của mình.

“Không có đạo luật nào ngăn chặn điều này?” Cha anh tuyệt vọng đặt câu hỏi “Tại sao họ có thể cho mọi người vay quá nhiều tiền khi không thẩm định những người đó?”

Sau những năm tốt đẹp nhiều người Nga đang phải nhận những bài học nghiệt ngã trong chủ nghĩa Tư bản –  và các quy định khiếm khuyết sẽ không giúp gì để làm giảm nhẹ vấn đề này.

Trọng Nghĩa


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề