Người Séc gốc Việt làm việc tại trung tâm Google London

Với thế hệ trẻ người Việt tại Séc cũng như châu Âu, việc lập nghiệp với các công ty có tên tuổi là một ước mơ của nhiều bạn trẻ. Mạc Hải từ Cheb đã thành công. Hải đã cùng một số bạn Séc đã lập nghiệp tại Google.

Tại các văn phòng làm việc của một chi nhánh Google, đặt tại London, có một qui tắc được đặt ra: khỏang cách giữa bàn làm việc của nhân viên tới máy pha cà phê xa nhất là 45 mét và thường là ngắn hơn nữa và các bàn làm việc ở đây được bố trí một cách rất thông minh để các nhân viên có thể „với tay“ lấy được cà phê, hoa quả, sữa chua, các loại hạt (đậu, lạc, hạt dẻ…), ăn bao nhiêu cũng được và mọi thứ đều không mất tiền, với mục đích tiết kiệm thời gian!

Trong ba tòa nhà của trung tâm Google châu Âu đặt tại London có tới 2000 người làm việc, trong số đó có 700 chuyên viên phần mềm. Có thể ví rằng đây là Thung lũng Silicon (Silicon Valley) lớn thứ hai trên thế giới thuộc sở hữu của Google. Tại đây có 8 người Séc làm việc và dưới đây các bạn sẽ được biết sơ qua về 3 người trong số đó (có 1 là người Séc gốc Việt – ND).

Mạc Hải (người Séc gốc việt)

Ảnh: forbes.cz -  Chuyên môn là viết và tạo ra các giao diện sử dụng dùng cho việc tìm kiếm trên điện thoại.

Ảnh: forbes.cz – Chuyên môn là viết và tạo ra các giao diện sử dụng dùng cho việc tìm kiếm trên điện thoại.

Gia đình Hai Mac xuất thân từ thành phố Hà Nội và Hai Mac thì đã lớn lên và đi học tại Cheb, thành phố miền Tây bắc nước Séc. Anh nói tiếng Séc và tiếng Anh không có chút sai sót (như người Séc và người Anh!) và có điều này là do anh đã học trung học tại trường Anh ở thủ đô Praha và sau đó đã học đại học tại Oxford – Anh quốc, khoa Tóan và Tin học).

Sau khi tốt nghiệp, anh có một thời gian làm việc như lập trình viên cho công ty tạo các trò chơi và phần mềm. Hai năm gần đây nhất đã làm việc cho Google và chuyên viết phần mềm tìm kiếm áp dụng cho Android, mà cụ thể là các giao diện đồ họa. Đội ngũ làm công việc này có tới 20 người. Họ được trang bị tủ mát để bia, hai xe máy điện và cả một „dàn“ vũ khí bằng chất dẻo – Mac pha trò.

Chuyển về giọng nghiêm chỉnh, Mac tâm sự „những thay đổi dù nhỏ nhất trong cửa sổ tìm kiếm Google App (trước đây là Google Now) cũng cực kỳ quan trọng. Sự liên tục (không gián đoạn) của các hình ảnh câm, tức là độ nhanh và lịch lãm của sự „nhắc vở“ trong công cụ tìm kiếm, cực kỳ quan trọng cho việc thụ hưởng của người sử dụng.

Theo Mac, để được một công ty lớn nhận vào làm việc với mức lương hậu hĩnh trước tiên bạn cần phải có lòng „đam mê công việc“ và không bạc nhược hay đầu hàng khi bị thất bại lần đầu tiên. Bản thân Mac, khi „thi tuyển“ vào làm cho Google lần đầu tiên cũng bị rớt.

Milan Broum

Milan Broum, một chuyên viên „viết và phát triển các ứng dụng cho Art Project

Milan Broum, một chuyên viên „viết và phát triển các ứng dụng cho Art Project

Art Project là một Trình dịch vụ mà nhờ nó các bạn có thể được chiêm ngưỡng (qua điện thại thông minh, máy tính) các công trình nghệ thuật với các chi tiết cụ thể „không thể tưởng tượng nổi“ và có thể làm một cuộc „viễn du giả tưởng“ trong các nhà bảo tàng nổi tiếng, chẳng hạn như „thăm nhà bảo tàng Rijksmuseum tại Amsterdam Hà Lan“.

Chuyên viên này làm việc cho Google tại London từ năm 2009 và hiện nay đang nằm trong đội ngũ phụ trách các ứng dụng dành cho lĩnh vực Art Project này. Nhờ các ứng dụng này các bạn có thể xem được rất chi tiết các bức tranh lưng danh của van Gogh, Pieneman hay của Rembrand hay xem bộ sưu tập cổ vật Ai Cập với độ phân giải 40 ngàn x 40 ngàn pixel.

Thậm chí bạn có thể „đưa mắt nhìn tới từng tiêu vật hay đọc từng hàng chữ giải thích ở đó như đang trực tiếp mở sách ra đọc vậy. Công việc của nhóm, trong đó có Milan Broum, chính là đưa Art Project lên điện thoại thông minh. Khi còn nhỏ, Broum mơ ước trở thành thủy thủ. Sau khi tốt nghiệp trung học, chàng trai này lên học đại học tại khoa điện tử – viễn thông tại trường ĐG bách khoa Praha ČVUT.

16

Với tư cách chuyên gia về hệ thống viễn thông và dẫn đường vệ tinh, anh đã lần lượt làm việc cho các công ty Nexttel, Telekom – Nokia – Symbian – Sony Ericsson và cuối cùng tới London. Tới năm 2009, do công ty Sony Ericsson chuyển trụ sở về Thụy Điển, anh không muốn rời London nên đã chuyển sang làm việc cho Google tới nay. Anh hòan tòan không có ý định quay vè quê hương Séc vì „Tìm được công việc làm trong một công ty có tầm cỡ như Google tại Séc là vấn đề quá khó khăn!“

Người khổng lồ trong lĩnh vực internet có đội ngũ chuyên viên nghiên cứu các ứng dụng dành cho điện thoại di động, đặt tại London, và sản phẩm của nó là các chương trinh tìm kiếm qua điện thoại. Broum, vào năm 2009, như một nhân viên người Séc duy nhất tại đây, lãnh nhiệm vụ Lập trình tìm kiếm trên lệnh ra bằng lời nói dùng cho điện thoại và phải cải tiến nó sao cho việc sử dụng đơn giản nhất. Từ năm 2014, do có sự thay đổi trong Google London, anh chuyển sang nhóm làm việc cho đề án Art Project.

Lenka Trochtová

Lenka Trochtová – làm việc trong một đề án bí mật dùng cho Android Wear của Google.

Lenka Trochtová – làm việc trong một đề án bí mật dùng cho Android Wear của Google.

Đây là hệ điều hành của Google dành cho các trang thiết bị di động, chẳng hạn như đồng hồ thông minh. Năm cuối này cô Lenka là người viết phần mềm để cho các loại thiết bị đó ứng dụng. Các ứng dụng gì – đây là điều còn bí mật hiện nay!

Ta chỉ có thể phỏng đóan từ những công việc cô này đã làm từ trước, chẳng hạn cô đã từng làm việc trong đội ngũ tạo phần mền dùng cho đồng hồ thông minh đưa các bài hát đã nạp trong đồng hồ lên tai nghe qua kết nối Bluetooth. Việc kết nối được đồng hồ thông minh với tai nghe nhạc được rất nhiều người mong đợi và hưởng ứng, ít ra là ở London.

Văn phòng làm việc của Google tại London

Văn phòng làm việc của Google tại London

Ở đây rất nhiều người vừa đi vừa nghe nhạc và họ lại không muốn mang theo điện thoại, ngược lại đồng hồ thông minh, ngoài việc „cho nghe nhạc ra“ còn đếm cả các bước chân, đo thời gian và thậm chí đo cả lượng „năng lượng“ đã tiêu hao được do đi bộ. Đồng hồ thông minh ngày càng nhiều và hiện nay đã có ít nhất tới 10 loại dùng Android.

Công nghệ có những bước phát triển nhảy vọt và các phần mềm bắt buộc phải song hành với nó. Giai đoạn đầu, đồng hồ thông minh không biết được nhiều lắm (ít ứng dụng) thế nhưng nó ngày càng được hòan thiện và trở lên hữu ích hơn.

19

Làm thế nào để được vào làm việc cho Google?

Trường hợp của Lenka là như sau: Cô bắt đầu làm công việc lập trình từ năm 15 tuổi, chủ yếu dùng ngôn ngữ C theo sách dạy của Pavel Herout, cuốn sách cô tìm thấy trong giá sách của cha mình. Sau khi tốt nghiệp GYM, cô theo học ngành Tin học tại khoa mát – phys (Tóan lý) và sau đó làm việc cho công ty ICZ, chi nhánh tại České Budějovice.

Cô lập trang của mình trên LinkedIn và trên trang này người „săn lùng chất xám“ của Google đã phát hiện ra cô. Cô nhận được email với đề nghị làm việc cho Google. Đầu tiên cô phải qua vòng kiểm nghiệm, tức là qua hai lần „nói chuyện“, mỗi lần 45 phút, qua điện thoại.

Cô có nhiệm vụ phải lập kế hoạch lập trình các nhiệm vụ và trong thời gian thực phải giải quyết nó. Trong vòng hai, tại London, cô phải tham dự 5 lần 45 phút hội thoại trong 1 ngày, khi đó cô đã phải viết các cốt lên bảng và đôi lúc phải trả lời các câu hỏi về cách giải quyết. Tại đây, chính những người trong đội ngũ làm việc cùng với cô trong tương lai trực tiếp hỏi để họ có thể „sờ soạng thử!“ – (chơi chữ) trước đồng nghiệp tương lai của mình.

Trình độ tiếng Anh không cần phải tuyệt hảo nhưng phải đủ để giao tiếp tốt với các đồng nghiệp của mình, với những người trực tiếp „tra vấn“, đủ để giải thích các vấn đề đưa ra và cái gì sẽ làm và làm như thế nào. Những nhân viên lập trình và phát triển phần mềm của Google không phải là người trực tiếp giao dịch với công chúng, vì thế tiếng Anh không phải là thứ quan trọng nhất, thế nhưng rõ ràng nó là cần cho việc đàm thoại với các đồng nghiệp và trong công việc.

20

Google chăm sóc nhân viên ra sao?

Mọi đồ ăn thức uống tại các văn phòng của Google luôn đầy đủ và không phải trả tiền. Trong tòan bộ khu nhà đều có đặt các „bếp mini“ và vì thế các nhân viên đều không ai xa chỗ có thể ăn uống được quá 45 mét! Tại đây cũng có các phòng tập thể hình, đồng hồ có nạp chương trình chỉ dẫn, có khả năng được đi mát – xa, có những chỗ yên tình để nghỉ ngơi khi cần thiết, có thư viện, nơi nghe nhạc, phòng chơi giải trí với bàn chơi Bi -a, các trò chơi điện tử, trò ném tên hay một địa điểm mang tên Makers Room, tức là xưởng có chứa các vật dụng cần thiết để bạn có thể tự mình „tạo ra một sản phẩm ưa thích nào đó“ , có cả máy in 3D, mấy cắt laser… Nhiều và đủ tới mức là nhân viên chẳng cần phải đi đâu xa cả!

Vũ Văn (Theo forbes.cz,Vitinfo)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề